Nghiên cứu chấn động: Trump đúng khi nói biến đổi khí hậu nhân tạo là một ‘trò bịp’

Nghiên cứu chấn động: Trump đúng khi nói biến đổi khí hậu nhân tạo là một ‘trò bịp’

Nghiên cứu chấn động: Trump đúng khi nói biến đổi khí hậu nhân tạo là một ‘trò bịp’

Nghiên cứu chấn động: Trump đúng khi nói biến đổi khí hậu nhân tạo là một ‘trò bịp’

Nghiên cứu chấn động: Trump đúng khi nói biến đổi khí hậu nhân tạo là một ‘trò bịp’
Nghiên cứu chấn động: Trump đúng khi nói biến đổi khí hậu nhân tạo là một ‘trò bịp’
Thứ bảy, 25-01-2025 18:55, (GMT+07:00)
Nghiên cứu chấn động: Trump đúng khi nói biến đổi khí hậu nhân tạo là một ‘trò bịp’
21-08-2019 09:07

Ảnh: Vox

Một nghiên cứu mới đây có thể vạch trần những giả định sai lệch cơ bản liên quan đến các chính sách về biến đổi khí hậu gây tranh cãi, làm sáng tỏ bản chất của hiện tượng này. 

Kết luận chấn động là, các nhà khoa học Phần Lan không tìm thấy “bất kỳ tác nhân biến đổi khí hậu nhân tạo [do con người gây ra] nào trên thực tiễn” sau một loạt nghiên cứu, trang Zero Hedge cho hay.

“Trong 100 năm qua, nhiệt độ toàn cầu tăng khoảng 0,1 ° C do khí cacbonic (Co2).Con người chỉ đóng góp khoảng 0,01 ° C trong đó”, các nhà nghiên cứu Phần Lan thẳng thừng tuyên bố trong một loạt báo cáo.

Kết luận trên được củng cố bởi nhóm nghiên cứu đối tác tại Đại học Kobe (Nhật Bản). Họ đã tái khẳng định:

“Bằng chứng mới cho thấy các hạt cao năng lượng từ không gian, gọi là tia vũ trụ thiên hà đã tác động đến khí hậu Trái đất khi tăng cường độ che phủ của mây, gây ra ‘hiệu ứng ô dù’, theo nghiên cứu trên. Bản tóm tắt nghiên cứu được đăng trên tạp chí Science Daily. Phát hiện này có ý nghĩa sâu sắc bởi ‘hiệu ứng ô dù’ này – một sự kiện hoàn toàn tự nhiên – có thể là tác nhân chính của hiện tượng nóng lên của khí hậu, chứ không phải do tác nhân nhân tạo (không phải do con người). 

Nghiên cứu chấn động: Trump đúng khi nói biến đổi khí hậu là một trò bịp
Đám mây bao phủ thành phố công nghiệp Los Angeles (ảnh: AFP/Getty).

Mối quan tâm nhất của các nhà khoa học tham gia nghiên cứu là thực tế các mô hình biến đổi khí hậu hiện nay đang thúc đẩy khía cạnh chính trị của cuộc tranh cãi, đáng chú ý nhất là thang đo độ nhạy khí hậu của Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), khi nó bỏ sót biến số quan trọng và cốt lõi là độ che phủ gia tăng của mây.

“Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) đã thảo luận về tác động của độ che phủ của mây đối với khí hậu trong các đánh giá của họ, nhưng hiện tượng này chưa từng được xem xét trong các dự đoán khí hậu do sự thiếu hiểu biết về nó”, giáo sư Hyodo bình luận trên tờ Science Daily. 

“Nghiên cứu này cung cấp cơ hội để suy nghĩ lại về tác động của mây che phủ đối với khí hậu. Khi các tia vũ trụ gia tăng, các đám mây tầng thấp cũng vậy, và khi các tia vũ trụ giảm thiểu các đám mây cũng biến đổi tương ứng, do đó sự nóng lên của khí hậu có thể do hiệu ứng ô dù nghịch đảo gây ra”.

Trong bài báo liên quan, với tiêu đề “Không có bằng chứng thực nghiệm cho tình trạng biến đổi khí hậu do con người gây ra”, các nhà khoa học Phần Lan thấy rằng lượng mây che phủ tầng thấp “trên thực tế” đang kiểm soát nhiệt độ toàn cầu, nhưng chỉ có một phần nhỏ sự gia tăng nồng độ khí CO2 là do con người gây ra.

Dưới đây là trích đoạn gây chấn động trong một nghiên cứu thực hiện bởi nhóm nghiên cứu Đại học Turku ở Phần Lan :

“Chúng tôi chứng minh được rằng mô hình [dự báo khí hậu] sử dụng trong báo cáo của IPCC đã tính toán sai lệch tác nhân tự nhiên trong nhiệt độ toàn cầu. Lý do là các mô hình này không tính được ảnh hưởng của tỷ lệ che phủ của mây tầng thấp đến nhiệt độ toàn cầu.  Do tác nhân nhân tạo trong sự gia tăng khí CO2 là ít hơn 10%, nên thực tế không tồn tại cái gọi là biến đổi khí hậu nhân tạo. Những đám mây tầng thấp là tác nhân chủ yếu kiểm soát nhiệt độ toàn cầu”.

“Nếu chúng ta chú ý đến thực tế rằng chỉ một phần nhỏ nồng độ CO2 gia tăng là do con người gây ra, chúng ta phải nhận ra rằng cái khái niệm sự thay đổi khí hậu do con người tạo ra thực ra không tồn tại “, các nhà nghiên cứu kết luận.

Điều này đặt ra nghi vấn mạnh mẽ đối với các mô hình hiện tại các chính trị gia và các nhóm môi trường trên toàn cầu đang sử dụng để thúc đẩy những thay đổi kinh tế triệt để đối với người dân đất nước họ.

Nghiên cứu chấn động: Trump đúng khi nói biến đổi khí hậu là một trò bịp
Ảnh: NASA

Kết luận từ cả hai nghiên cứu của Nhật Bản và Phần Lan khẳng định mạnh mẽ rằng, “các biện pháp quyết liệt để cắt giảm lượng khí thải carbon” của Hạ nghị sĩ Đảng Dân Chủ Alexandria Ocasio-Cortez, vốn sẽ cần đến việc cải tổ đáng kể luật pháp để “thay đổi nền kinh tế Mỹ”, sẽ không chỉ “làm rỗng túi” tất cả mọi người mà còn không có bất kỳ hiệu quả thiết thực nào, ít nhất là theo kết quả nghiên cứu mới này của nhóm nghiên cứu Phần Lan.

Cụ thể, dự luật mới được bà Ocasio-Cortez đưa ra, gọi là Green New Deal, sẽ tiêu tốn của nền kinh tế Mỹ 93 nghìn tỷ đô , tức 600.000 USD bình quân của mỗi người dân Mỹ, bao hàm việc gia tăng thuế thu nhập cá nhân lên mức 70% đối với những người giàu nhất, theo một nghiên cứu có đồng tác giả là cựu giám đốc Văn phòng Ngân sách Quốc hội Hoa Kỳ. 

Nghiên cứu chấn động: Trump đúng khi nói biến đổi khí hậu là một trò bịp
Hạ nghị sĩ Đảng Dân Chủ Alexandria Ocasio-Cortez là người khởi xướng dự luật Green New Deal gây tranh cãi (ảnh: AFP/Getty)

Đây sẽ là một sự lãng phí lớn nếu biến đổi khí hậu nhân tạo thực ra không tồn tại. Hy vọng giới khoa học Mỹ nói riêng và toàn cầu nói chung cẩn trọng trước khi chống lưng cho các dự luật biến đổi khí hậu, bởi nó có thể tạo ra một thảm họa kinh tế không thể vãn hồi chắc chắn sẽ làm lay chuyển nền kinh tế toàn cầu, làm gia tăng những vấn nạn con người và môi trường.

Trump đúng khi rút Mỹ khỏi thỏa thuận chung Paris

Thỏa thuận chung Paris là một thỏa thuận tại Hội nghị về Biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc 2015 nhằm chi phối các biện pháp giảm phát thải khí CO2 từ năm 2020. Dưới thời Obama, Mỹ đã ký kết thỏa thuận này vào năm 2016.

Ngày 1/6/2017, trong buổi truyền hình trực tiếp tại Nhà Trắng, Tổng thống đương nhiệm Donald Trump đã tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi hiệp định. Ông nói:

“Ngay cả khi Thỏa thuận Paris được thực thi đầy đủ, với sự tuân thủ hoàn toàn từ tất cả các quốc gia, ước tính nó sẽ chỉ giảm tổng cộng 2/10 của một độ C nhiệt độ toàn cầu vào năm 2100”.

Nghiên cứu chấn động: Trump đúng khi nói biến đổi khí hậu là một trò bịp
Trump tuyên bố rút khỏi Thỏa thuận chung Paris tại Vườn hoa Nhà Trắng vào ngày 1/6/2017 (ảnh chụp màn hình/Youtube)

Trước đây, ông Trump đã không dưới trăm lần lên tiếng phủ nhận tính xác thực của khái niệm biến đổi khí hậu nhân tạo (ông cho đó là một “trò bịp”), và đã nhận được chỉ trích từ nhiều phía. Có lẽ kết quả nghiên cứu mới này đã xác thực nhận định của ông và tính đúng đắn trong quyết định rút khỏi thỏa thuận Paris 2 năm trước.

Theo DKN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP