Ngày của Cha: Đừng quên những người đàn ông đức hạnh bị bỏ tù bất hợp pháp trong các nhà tù đen tối

Ngày của Cha: Đừng quên những người đàn ông đức hạnh bị bỏ tù bất hợp pháp trong các nhà tù đen tối

Ngày của Cha: Đừng quên những người đàn ông đức hạnh bị bỏ tù bất hợp pháp trong các nhà tù đen tối

Ngày của Cha: Đừng quên những người đàn ông đức hạnh bị bỏ tù bất hợp pháp trong các nhà tù đen tối

Ngày của Cha: Đừng quên những người đàn ông đức hạnh bị bỏ tù bất hợp pháp trong các nhà tù đen tối
Ngày của Cha: Đừng quên những người đàn ông đức hạnh bị bỏ tù bất hợp pháp trong các nhà tù đen tối
Thứ sáu, 27-12-2024 15:30, (GMT+07:00)
Ngày của Cha: Đừng quên những người đàn ông đức hạnh bị bỏ tù bất hợp pháp trong các nhà tù đen tối của Trung Quốc
17-06-2022 18:43

Những người cha mạnh mẽ, nhân đức là nền tảng của một gia đình gắn bó và một thế giới tốt đẹp hơn. Trong khi các hộ gia đình trên toàn thế giới đang chuẩn bị kỷ niệm Ngày của Cha, tôn vinh tình yêu thương che chở của người cha trong cuộc sống của họ, chúng ta đừng quên những người cha dũng cảm đang bị đàn áp ở đất nước Trung Quốc chỉ vì đức tin của họ hoặc vì đã đứng lên bảo vệ nhân quyền.

 

Ngày của Cha: Đừng quên những người đàn ông đức hạnh bị bỏ tù bất hợp pháp trong các nhà tù đen tối của Trung Quốc

Xu Xinyang (bên phải), có cha bị bức hại đến chết vì niềm tin vào Pháp Luân Công, đang phát biểu tại diễn đàn “Nhân quyền đang suy yếu và Phong trào thoái đảng ở Trung Quốc”, bên cạnh mẹ cô, Chi Lihua, tại Quốc hội ở Washington vào ngày 4 tháng 12 năm 2018. (Samira Bouaou / The Epoch Times

 

'Cha tôi tin đây rằng là thông điệp của Chúa, và tôi tin cha tôi'

 

Đã gần 1.770 ngày kể từ khi luật sư nhân quyền nổi tiếng của Trung Quốc Cao Trí Thịnh mất tích vào ngày 13/8/2017. LS Cao đã ba lần được đề cử cho Giải Nobel Hòa bình.

 

Là một Cơ đốc nhân tận tụy và được gọi là “Lương tâm của Trung Quốc”, LS Cao có quan hệ tốt với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cho đến khi ông đứng lên bảo vệ các thành viên của các nhóm tín ngưỡng bị đàn áp: các gia đình Cơ đốc và các học viên Pháp Luân Công. Ông đã nhiều lần bị bắt giữ và bị tra tấn trong nhiều năm qua, và chính thức bị bắt vào năm 2006 sau khi ông viết thư ngỏ cho giới lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc lên án việc đàn áp đức tin.

 

Khi ở trong tù, LS Cao đã bị tra tấn dã man như bị chích điện bằng dùi cui, đánh đập khiến răng lung lay, thậm chí còn bị tăm xỉa răng đâm vào bộ phận sinh dục. LS Cao bị quản thúc trong nhiều năm trước khi đột ngột biến mất vào ngày 13/8/2017; gia đình đã không nghe tin tức gì về ông kể từ đó.

 

Ảnh của Epoch Times

Luật sư nhân quyền mất tích Cao Trí Thịnh. (Epoch Times)

Ảnh của Epoch Times

Cảnh Cách, con gái của luật sư Cao Trí Thịnh, cầm bản sao cuốn sách của LS Cao, “Năm 2017: Trung Quốc đứng lên", tại buổi lễ ra mắt sách ở Hồng Kông vào ngày 16 tháng 6 năm 2016. (Stone Poon / Epoch Times)

 

Vợ của LS Cao, Cảnh Hòa, và hai con của ông, những người đã phải đối mặt với sự quấy rối liên tục từ cảnh sát, đã trốn thoát đến Hoa Kỳ vào năm 2009 với sự giúp đỡ của các nhóm tín ngưỡng. Sống ở một đất nước tự do trong một thập kỷ qua, gia đình của LS Cao chưa bao giờ ngừng lên tiếng và lo lắng về ông.

 

Con gái của ông, Cảnh Cách, tin rằng cuốn sách của cha cô, tựa tiếng Trung là “Năm 2017: Trung Quốc đứng lên”, mang tới một thông điệp vững chắc cho thế giới - rằng ĐCSTQ sẽ sớm sụp đổ. “Cha tôi tin rằng đây là thông điệp của Chúa, và tôi tin cha tôi”, Cảnh Cách nói trong buổi lễ ra mắt cuốn sách tại Hồng Kông vào ngày 16/6/2016.

 

'Gia đình tôi chỉ là một ví dụ trong số hàng nghìn trường hợp'

 

Một sinh viên 22 tuổi tại Đại học Carleton ở Ottawa, Canada, đã vận động cho việc trả tự do cho cha mẹ mình. Cha của anh - một “tài năng hiếm có” và là chuyên gia nổi tiếng trong ngành dầu khí - đã bị buộc tội gửi tin nhắn văn bản thông tin về môn tu luyện tâm linh bị bức hại Pháp Luân Công qua Bluetooth tại một ga tàu điện ngầm ở Bắc Kinh.

 

Cha mẹ của Jack Zhiyuan Liu, đều là cựu kỹ sư của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc, đã phải đối mặt với án tù và bị ngược đãi vì đức tin của họ nhiều năm về trước. Và vào ngày 19/11/2021, họ lại bị bắt một lần nữa, theo Minghui.org - một trang web có trụ sở tại Hoa Kỳ chuyên đưa tin về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Mẹ anh, Cao Wenbei, được thả một tháng sau đó, nhưng cha anh, Liu Zhoubo, vẫn bị giam giữ tại Nhà tù số 3 Bắc Kinh.

 

Jack nói với ấn bản Epoch Times tiếng Trung rằng: "Những gì đã xảy ra với gia đình tôi chỉ là một ví dụ trong số hàng nghìn trường hợp".

 

Pháp Luân Công (còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp) là một môn tu luyện cổ xưa dựa trên các nguyên lý Chân, Thiện và Nhẫn. Chế độ ĐCSTQ vô thần đã đàn áp dữ dội môn tu luyện kể từ tháng 7/1999. Chiến dịch bức hại do ĐCSTQ lãnh đạo diễn ra 23 năm qua đã khiến nhiều học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ và bị tra tấn cực hình, bao gồm cả việc mổ cướp nội tạng của họ để kiếm lời.

 

Ảnh của Epoch Times

Jack Zhiyuan Liu kêu gọi trả tự do cho cha mình, Liu Zhoubo, và các học viên Pháp Luân Công khác, tại một cuộc mít tinh được tổ chức ở Ottawa vào ngày 22 tháng 4 năm 2022. (Ren Qiaosheng / The Epoch Times)

 

Trước đây, cha mẹ, bà nội và chú của Jack đã bị bỏ tù 1 năm rưỡi vì tu luyện Pháp Luân Công. Cha của anh cũng đã bị kết án 9 năm tù trước khi được trả tự do vào năm 2010 - giai đoạn mà Jack mô tả là "địa ngục" đối với cha anh, khi người đàn ông lớn tuổi bị tra tấn, bị bỏ đói và đe dọa tử vong trong tù.

 

'Tôi đã cố gắng làm bất cứ điều gì có thể để giúp cha tôi'

 

Vào ngày 2/2/2013, Jewher Ilham dự định sẽ đi cùng cha mình, ông Ilham Tohti, một giáo sư kinh tế người Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc, đến Đại học Indiana trong một tháng với tư cách là một học giả thỉnh giảng. Tuy nhiên, khi chính quyền Trung Quốc hạn chế cha cô xuất cảnh, cô đã bắt chuyến bay một mình từ Bắc Kinh đến Mỹ.

 

Ngày định mệnh ở sân bay đó đã trở thành lần cuối cùng cô gặp cha mình, cho đến tận hôm nay. Cha của Jewher đã bị bắt và sau đó bị kết án tù chung thân vì tội kích động ly khai - một cáo buộc mà cô cho là vô căn cứ. "Ông ấy chưa bao giờ đề cập một từ nào về việc chia cắt đất nước", Jewher nói với China Uncensored.

 

Jewher ngày càng lo lắng về cha mình kể từ năm 2017 - năm mà thế giới biết đến các trại cải tạo và tập trung ở Tân Cương; gia đình cô ở Trung Quốc đã mất liên lạc với cha cô cùng năm đó.

Ảnh của Epoch Times

Ilham Tohti, một giáo sư kinh tế người Duy Ngô Nhĩ, thuyết trình bài giảng của mình trong một lớp học ở Bắc Kinh vào ngày 12 tháng 6 năm 2010. (Frederic J. Brown / AFP qua Getty Images

Ảnh của Epoch Times

Jewher Ilham, con gái của Ilham Tohti, cầm một bức chân dung của cha mình trong lễ trao giải thưởng nhân quyền Sakharov của Nghị viện châu Âu năm 2019 tại Nghị viện châu Âu ở Strasbourg, miền đông nước Pháp, vào ngày 18 tháng 12 năm 2019. (Frederick Florin / AFP qua Getty Imagesz)

 

Để tìm kiếm sự tự do cho cha mình, cô con gái nhỏ đã đứng lên vận động cho ông.

 

“Tôi đã cố gắng làm bất cứ điều gì có thể giúp ích cho cha tôi và cộng đồng của tôi. Tôi không biết nó có giúp được gì không nhưng tôi không muốn hối tiếc”, cô nói.

 

Jewher cũng đã gặp Tổng thống Donald Trump lúc bấy giờ tại Nhà Trắng vào tháng 7/2019, cùng với những người sống sót sau cuộc đàn áp tôn giáo và phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Vào tháng 12/2019, cô đã thay mặt cha nhận Giải thưởng Sakharov 2019 từ Nghị viện Châu Âu vì bảo vệ nhân quyền.

 

'Tôi ước mong một ngày nào đó chúng tôi sẽ lại được đoàn tụ'

 

Một người tị nạn trẻ tuổi người Trung Quốc, Eric Jia, từng có một gia đình hạnh phúc. Tuy nhiên niềm hạnh phúc đó không còn tồn tại sau khi cha anh bị chính quyền bắt giam; lúc đó anh mới 3 tuổi.

 

Ảnh của Epoch Times

Eric Jia với mẹ của mình, Li Liu, tại một cuộc biểu tình ở Martin Place, Sydney, Úc, vào ngày 20 tháng 7 năm 2015. (He Wei / The Epoch Times)

 

Cha của Eric, Ye Jia, bị bắt vì tu luyện Pháp Luân Công. Giống như cha anh, những người thân cận của Eric, bao gồm bà ngoại và các dì của anh, cũng đã bị bắt vài lần vì lý do tương tự và phải chịu nhiều hình thức tra tấn khác nhau trong khi bị giam cầm.

 

Ví dụ, vào tháng 4/2013, khi cha của Eric phải ngồi tù với bản án 8 năm, các lính canh đã tra tấn ông bằng cách đổ chất lỏng có mùi hăng vào mũi trong khi treo ngược ông. Các lính canh cũng không cho ông được tiếp cận y tế khi ông nôn ra máu trong nhiều tháng sau đó.

 

“Cha tôi bị nhốt trong một căn phòng nhỏ trong sáu năm, với hai đến ba cai ngục theo dõi ông mỗi ngày”, Eric nói với The Epoch Times trong một cuộc phỏng vấn trước đó.

 

Cha của Eric bị bắt lần cuối vào tháng 9/2017 và được thả ba tháng sau đó vào tháng 12 sau khi Thượng nghị sĩ Đảng Greens của Úc là Janet Rice gửi một lá thư cho thị trưởng Tây An, Trung Quốc, vào tháng 11/2017, yêu cầu ông này trả tự do cho Ye Jia “ngay lập tức và vô điều kiện”. Câu chuyện của Eric phản ánh câu chuyện của nhiều học viên Pháp Luân Công Trung Quốc ở nước ngoài có gia đình vẫn đang bị bức hại bởi ĐCSTQ ở Trung Quốc đại lục. Eric đã cùng mẹ trốn đến Úc vào năm 2012 và đang nâng cao nhận thức về cuộc đàn áp.

 

“Không có gì sai khi có niềm tin vào Pháp Luân Đại Pháp. ĐCSTQ đã sử dụng mọi cách để khiến chúng tôi từ bỏ niềm tin của mình”, Eric nói trước một đám đông tập trung tại Martin Place ở Sydney vào năm 2018 để tưởng nhớ những sinh mạng đã mất dưới tay ĐCSTQ.

 

“Tôi mơ một ngày nào đó họ có thể được tự do và gia đình chúng tôi lại được đoàn tụ".

 

Không có hy vọng đoàn tụ

 

Trong khi nhiều gia đình đang hồi hộp chờ đợi ngày họ có thể đoàn tụ với cha mình thì với vô số người khác, ngày đoàn tụ này sẽ không bao giờ đến.

 

Ví dụ, Xu Xinyang, 20 tuổi, đã mất cha trong cuộc bức hại tàn bạo.

 

"Trong ký ức của tôi, phần lớn thời thơ ấu của tôi đã trải qua trong nỗi sợ hãi và kinh hoàng", Xu Xinyang cho biết tại một diễn đàn vào ngày 4/12/2018 tại Capitol Hill để nhấn mạnh tình hình nhân quyền đang xấu đi ở Trung Quốc.

 

Cha mẹ của Xinyang, đều là học viên Pháp Luân Công, đã bị chính quyền Trung Quốc bắt vì in tài liệu để vạch trần cuộc bức hại đức tin của họ. Cha cô đã bị kết án tám năm tù khi mẹ cô đang mang thai cô. Cha của Xinyang đã qua đời 13 ngày sau khi được thả.

 

Ảnh của Epoch Times

Xu Xinyang (bên phải) và mẹ cô, Chi Lihua, cầm di ảnh của người cha quá cố, Xu Dawei. Xu bị kết án tám năm vì tu luyện Pháp Luân Công. Anh qua đời chỉ 13 ngày sau khi được trả tự do. (Jennifer Zeng / The Epoch Times)

 

Do sự tàn bạo của cuộc bức hại, Xinyang không bao giờ gặp cha mình cho đến khi cô 8 tuổi, cô nói với khán giả tại diễn đàn.

 

“Cha muốn ôm tôi, nhưng tôi sợ hãi và trốn sau lưng mẹ. Tôi đã không cho cha ôm vì tôi chưa bao giờ được gặp ông. Điều này đã trở thành nỗi hối tiếc suốt đời của tôi", cô chia sẻ.

 

Ngay cả sau khi cha cô bị bức hại đến chết, Xinyang và mẹ cô vẫn không được tha. Cảnh sát thậm chí còn bắt giữ hiệu trưởng trường học của cô và một số giáo viên của cô, tất cả đều là học viên Pháp Luân Công. Xinyang cũng bị cảnh sát truy nã. May mắn thay, cô đã tìm cách trốn sang Thái Lan cùng mẹ khi 12 tuổi và đến Hoa Kỳ vào năm 2017.

 

Phim tài liệu "Vượt qua sợ hãi - Beyond Fear": Câu chuyện về luật sư Cao Trí Thịnh

 

Thanh Hương

Nguồn The Epoch Times

Đăng theo NTDVN

 

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP