Ngành bán lẻ ở Mỹ đang hứng chịu “bão” kép

Ngành bán lẻ ở Mỹ đang hứng chịu “bão” kép

Ngành bán lẻ ở Mỹ đang hứng chịu “bão” kép

Ngành bán lẻ ở Mỹ đang hứng chịu “bão” kép

Ngành bán lẻ ở Mỹ đang hứng chịu “bão” kép
Ngành bán lẻ ở Mỹ đang hứng chịu “bão” kép
Chủ nhật, 29-12-2024 22:34, (GMT+07:00)
Ngành bán lẻ ở Mỹ đang hứng chịu “bão” kép
17-01-2022 08:19

Vốn đã chật vật do đứt gãy cung ứng trong năm qua, các cửa hàng tạp hóa ở Mỹ hứng thêm rắc rối và có nguy cơ trắng kệ vì một cơn bão mùa đông ập tới.

Quang cảnh những kệ hàng trống tại một siêu thị ở Alexandria, Virginia, Mỹ ngày 9/1/2022. (Ảnh: CNN)

Nhiều kệ hàng tại chuỗi bán lẻ Giant ở bang Maryland (Mỹ) trống trơn. Ảnh: AFP

Nhiều kệ hàng tại khắp nước Mỹ trống trơn. Ảnh: VOV, AFP

Không riêng New York, nhiều địa phương khác ở Mỹ cũng đang ra sức chuẩn bị đối phó với một cơn bão mùa đông cường độ mạnh có thể khiến hàng hóa trên kệ vắng bóng thêm một thời gian.

Theo đài CNN, một cơn bão mùa đông cường độ mạnh đã di chuyển theo hướng đổ bộ vào khu vực Trung Tây, Bờ Đông, và miền Nam nước Mỹ trong kỳ nghỉ cuối tuần. Cơn bão này được nhận định sẽ giáng thêm đòn mạnh vào các siêu thị/cửa hàng tạp hóa vốn đã chật vật để duy trì nguồn cung các mặt hàng thiết yếu từ sữa, nước trái cây, sản phẩm, súp, đến thịt, trong bối cảnh chuỗi cung ứng bị đứt gãy trong hơn 1 năm qua.

Ông Miguel Gomez, giáo sư ngành tiếp thị thực phẩm tại Trường Kinh tế Ứng dụng Dyson thuộc Đại học Cornell (New York) cho rằng các hiện tượng thời tiết cực đoan lâu nay vẫn là nguyên nhân khiến người tiêu dùng đổ xô đi tích trữ hàng hóa.

"Thật không may là những cơn bão mùa đông càng khiến chuỗi cung ứng vốn đã phải gồng mình, nay lại càng thêm căng thẳng", GS. Miguel Gomez nhận định. "Tôi nghĩ rằng người tiêu dùng sẽ tận mắt thấy các cửa hàng tạp hóa trống trơn một số sản phẩm", ông Gomez nói thêm.

Không còn kịch bản nào tồi tệ hơn cho các siêu thị và cửa hàng tạp hóa ở Mỹ khi bão mùa đông ập đến. Trong những ngày gần đây, người tiêu dùng trên khắp nước Mỹ than vãn và bày tỏ sự thất vọng trên mạng xã hội. Nhiều trang cá nhân Twitter đăng loạt ảnh những kệ hàng trơ trọi bên trong chuỗi tạp hóa Trader Joe, các cửa hàng của Giant Foods và Publix, cùng nhiều hệ thống cửa hàng khác.

Bức ảnh mà bà Miah Daughtery đăng trên Twitter hôm9/1 cho thấy điểm bán hàng của Trader Joe ở Bethesda, bang Maryland đã được người mua "dọn sạch" các sản phẩm, trong đó có cả thực phẩm. "Thời điểm chụp ảnh là 4 giờ chiều. Lúc đó cửa hàng này (Trader Joe) thường luôn có hàng", bà Daughtery nói.

Nguyên nhân kệ hàng trống trơn được nhân viên cửa hàng giải đáp là do nguồn cung hàng tạp hóa xuống thấp vì xe tải giao hàng bị mắc kẹt bởi bão mùa đông đã di chuyển lên Bờ Đông vào cuối tuần trước. "Không có một quả trứng nào, không có trái cây tươi, không có tỏi trong cửa hàng. Về cơ bản, các mặt hàng thiết yếu hàng ngày đều thưa thớt", bà Daughtery than phiền.

Đến ngày 13/1 vừa qua, bà Daughtery tiếp tục đến một cửa hàng Giant Food gần đó. "Không có gà xay và các sản phẩm từ sữa gần như bị xóa sổ", bà Daughtery nói. Các mặt hàng đông lạnh, thịt, bánh quy, các sản phẩm từ giấy, nước trái cây cũng trong tình trạng khan hiếm.

Theo dữ liệu mới nhất của công ty nghiên cứu thị trường IRI, các chuỗi siêu thị trên toàn nước Mỹ đang phải đối mặt với nguồn cung tất cả các loại thực phẩm và hàng gia dụng ngày càng thắt chặt hơn. Công ty này cho biết, ở thời điểm tốt nhất các cửa hàng tạp hóa ở Mỹ có thể dự trữ được từ 90 - 95% các loại sản phẩm, nhưng trong tình hình hiện nay người tiêu dùng sẽ nhìn thấy các kệ hàng thưa thớt dần khi hàng tồn kho giảm xuống dưới 90%.

Dữ liệu của công ty IRI cho thấy trong tuần từ ngày 3-9/1, nguồn cung một số thực phẩm và đồ uống ở dưới ngưỡng 90%, đặc biệt nguồn cung thịt cấp đông và thịt mát đã xuống dưới 90%, còn dự trữ bánh nướng đông lạnh chỉ ở mức 69% và trái cây, bánh quy, và đồ ăn sáng đều giảm xuống dưới 90%. Ngoài ra, đồ uống lạnh chỉ đạt mức 88% trong khi bột làm bánh chế biến sẵn để lạnh giảm mạnh nhất xuống còn 60%. Hậu quả là người tiêu dùng Mỹ đang phải tiêu dùng ở mức giá cao hơn.

Đầu tuần này, bà Teresa Hinke, một cư dân bang New Jersey, tỏ ra rất thất vọng khi có mặt tại một cửa hàng tạp hóa Wegmans ở thị trấn Mount Laurel, hạt Burlington bởi các kệ hàng tại đây trống trơn, còn giá thực phẩm tăng chóng mặt.

"Tôi đã dừng lại ở Wegmans và tôi đã bị sốc", bà Hinke nói. "Bít tết sườn có giá hơn 25 USD/pound còn sò điệp giá 32,99 USD", bà Hinke cho biết thêm.

Theo ông Doug Baker, Phó chủ tịch quan hệ ngành hàng, Hiệp hội Công nghiệp Thực phẩm (FIA), sự tấn công của các hiện tượng thời tiết cực đoan, vào đúng lúc khó khăn như hiện này, có thể phá vỡ chuỗi cung ứng hàng tạp hóa. "Hiện tượng này thường chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và sau đó chúng tôi sẽ khắc phục", ông Baker cho biết.

Tuy nhiên, sự thiếu hụt lượng lớn nguồn cung của ngành công nghiệp thực phẩm do đại dịch, đặc biệt là khi số ca nhiễm Covid-19 tăng cao do biến thể Omicron gần đây, cộng với thời tiết mùa đông khắc nghiệt, đang đẩy chuỗi cung ứng vào tình thế khó khăn hơn.

Ông Baker cảnh báo, sẽ xảy ra hiện tượng người tiêu dùng ở những khu vực bị ảnh hưởng bởi các cơn bão mùa đông, đổ xô đi tích trữ hàng hóa. "Bản chất của con người là phản ứng với những gì chúng ta nhìn và nghe thấy. Hiện tượng đó sẽ xảy ra", ông Baker nói.

Phó chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Thực phẩm cho rằng, giải pháp gỡ khó trước mắt cho chuỗi cung ứng lúc này là người dân cần linh hoạt lựa chọn các mặt hàng và hạn chế tích trữ trong bối cảnh thực phẩm trở nên khan hiếm.

"Nếu thương hiệu yêu thích của bạn không có trên kệ, hãy tìm một sản phẩm thay thế", ông Baker đề nghị. "Hãy phản đối việc tích trữ hàng hóa. Nếu bạn gom nhiều thứ hơn một chút so với nhu cầu, điều này có thể làm tình hình cung ứng phức tạp thêm", đại diện Hiệp hội Công nghiệp Thực phẩm lưu ý.

Theo baodautu

 

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP