New York Post: Ông Biden từng nói muốn Trung Quốc giúp đỡ vào Nhà Trắng

New York Post: Ông Biden từng nói muốn Trung Quốc giúp đỡ vào Nhà Trắng

New York Post: Ông Biden từng nói muốn Trung Quốc giúp đỡ vào Nhà Trắng

New York Post: Ông Biden từng nói muốn Trung Quốc giúp đỡ vào Nhà Trắng

New York Post: Ông Biden từng nói muốn Trung Quốc giúp đỡ vào Nhà Trắng
New York Post: Ông Biden từng nói muốn Trung Quốc giúp đỡ vào Nhà Trắng
Thứ bảy, 25-01-2025 18:47, (GMT+07:00)
New York Post: Ông Biden từng nói muốn Trung Quốc giúp đỡ vào Nhà Trắng
09-09-2020 10:13

Bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 sắp diễn ra, Tổng thống tái tranh cử Donald Trump và ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe Biden trở thành tâm điểm chú ý với các chủ đề tranh luận liên quan đến Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Truyền thông Mỹ đưa tin, ông Joe Biden từng nói đùa rằng, ông nguyện ý nhận sự trợ giúp của Trung Quốc (ĐCSTQ) để vào Nhà Trắng. 

Ông Joe Biden, ứng cử viên tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2020 (Ảnh: Evan El-Amin / Shutterstock).

Theo New York Post đưa tin, tháng 3/2013, ông Tập Cận Bình đảm nhận chức Chủ tịch nước và Chủ tịch Ủy ban Quân sự quốc gia. Tháng 7/2013, tại lễ khai mạc đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ – Trung, đương nhiệm Phó Tổng thống Mỹ khi đó là ông Joe Biden đã phát biểu và nói: “Tôi chúc mừng Chủ tịch Tập thăng chức, tôi hỏi ông liệu có thể giúp đỡ tôi hay không”, phát biểu của ông Biden đã khiến cho khách mời dưới khán đài cười ồ. “Khi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Tổng thống Obama cho rằng hai vị Phó Tổng thống có thể cũng cần hiểu nhau, tôi rất vui khi được ở bên cạnh Chủ tịch Tập một thời gian. Sau đó chúng tôi đã ở cùng nhau 10 ngày, lần lượt thăm quốc gia của nhau 5 ngày, do đó chúng tôi rất hiểu đối phương.”

Hiện tại, quan hệ Mỹ – Trung đang xấu đi rõ rệt, Tổng thống Trump tăng thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc để uốn nắn lại những thỏa thuận thương mại đơn phương mà ông lên án nhiều năm qua. Theo quan chức tình báo liên bang cấp cao nhất, Nga hy vọng ông Trump thắng trong cuộc bầu cử năm 2020, nhưng ĐCSTQ và Iran lại hy vọng ông Biden giành thắng lợi.

Hiện nay, trong bầu không khí chính phủ nước ngoài can dự vào bầu cử Mỹ, sự hài hước của ông Biden lại là điều vô cùng bất lợi cho ông trong cuộc tranh cử.

Trong thời gian diễn ra bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, ông Trump bị lên án vì biểu thị Nga cần hack hòm thư điện tử của bà Hillary, và cuối cùng Nga đã làm. Khi đó sự kiện hòm thư điện tử của bà Hillary Clinton đã gây nhiều tranh cãi, người ta nghi ngờ vì sao bà lại xóa hơn 30.000 thư điện tử khỏi máy chủ email riêng của mình.

Tổng thống Trump khi đó nói với phóng viên ở Florida rằng: “Nga, tôi nói với bạn, nếu bạn đang nghe, tôi hy vọng bạn có thể tìm được 30.000 thư điện tử bị mất kia. Tôi cho rằng truyền thông của chúng ta có thể sẽ báo đáp bạn rất lớn.”

Truyền thông của ĐCSTQ công khai ủng hộ ông Biden

Cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ là tờ Thời báo Hoàn Cầu hôm 19/8 đã đăng bài viết có tiêu đề “Ông Biden càng dễ nói chuyện hơn”. Nếu ông Biden thắng cử, Mỹ có khả năng vẫn sẽ chọn thái độ cứng rắn với ĐCSTQ, nhưng “Từ việc ứng phó, [ĐCSTQ] có thể dự đoán được cách làm của Mỹ, ông Biden xem ra có vẻ dễ nói chuyện hơn ông Trump  – nhiều quốc gia cũng đồng quan điểm này.” Bài viết còn nói, Do trong nhiệm kỳ của ông Obama, ông Biden từng giữ chức Phó Tổng thống, nên đã tích lũy được kinh nghiệm giao thiệp với ĐCSTQ, “Vì thế chúng ta hy vọng sau khi ông Biden thắng cử, sẽ thúc đẩy liên lạc một cách có hiệu quả hơn với ông.”

Fox News đưa tin nói rằng, truyền thông phổ biến đều không để ý đến việc truyền thông ĐCSTQ ủng hộ ông Biden, lơ là chứng cứ mới quan trọng này.

Trước đó, cơ quan tình báo Mỹ đã nói rõ, chính quyền ĐCSTQ, Nga và Iran đều muốn can dự vào bầu cử Mỹ, trong đó ĐCSTQ là mối đe dọa lớn nhất.

Bài viết của Thời báo Hoàn Cầu dường như cho rằng, một khi ông Biden làm Tổng thống, sẽ “càng dễ nói chuyện hơn” so với ông Trump.

Tổng Giám đốc cơ quan Tình báo Quốc gia Mỹ John Ratcliffe hôm 17/8 đã tiết lộ với Fox News rằng, Bắc Kinh đang “ảnh hưởng và can dự” đến bầu cử Tổng thống Mỹ.

Trong tuyên bố gửi cho Fox News, ông viết: “Dù là kinh tế, quân sự, công nghệ, Trung Quốc cấu thành đe dọa đến an ninh quốc gia của Mỹ đều lớn hơn bất cứ quốc gia nào, nhất là nhúng tay gây ảnh hưởng và can dự đến bầu cử Mỹ.”

Cũng có bình luận cho rằng, thời điểm bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016. Nga ủng hộ ông Trump làm Tổng thống, dó đó cố gắng gây ra hỗn loạn tại Mỹ trong thời gian bầu cử; còn Bắc Kinh hiện lại hy vọng ông Trump sẽ thất bại trong cuộc bầu cử vào tháng 11/2020 tới.

Trump, Biden,  Nixon, ai cứng rắn với Trung Quốc hơn?

Báo cáo mới nhất của Trung tâm nghiên cứu Pew (Pew Research Center) cho thấy, 73% người Mỹ không có thiện cảm đối với ĐCSTQ. Từ việc virus corona mới khởi nguồn từ Trung Quốc và nhiều tranh chấp Mỹ – Trung trong thời gian gần đây, cũng đã khiến cho chính sách của Washington đối với Trung Quốc trở thành chủ đề được chú ý trong cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ lần này.

Từ khi ông Trump làm Tổng thống Mỹ đến nay, liên tiếp các đòn nhắm vào ĐCSTQ như chiến tranh thương mại, cuộc chiến công nghệ, cuộc chiến ngoại giao và việc lên án ĐCSTQ về virus corona mới, cũng được coi là vị Tổng thống Mỹ có thái độ cứng rắn nhất đối với ĐCSTQ trong gần 100 năm qua. Nếu so sánh ông với ông Nixon (nhiệm kỳ Tổng thống năm 1967), thì ông Biden còn cách xa rất nhiều ông Nixon.

Ông Nixon có một tầm nhìn chiến lược và kỹ năng giao tiếp tuyệt vời, ông có thể tự viết và tự đọc các bài diễn thuyết. Mặc dù ông Biden đã có kinh nghiệm chính trị nhiều thập kỷ, nhưng ông thiếu tính xác thực và niềm tin cá nhân, cũng như không có một bộ các nguyên tắc cốt lõi.

Theo trang tin The National Interest đưa tin, ông Nixon vì thực hiện tầm nhìn mục tiêu nên đã chế định ra lộ trình cụ thể, tức thay đổi “Trung Quốc màu đỏ” và cho Trung Quốc hòa nhập vào “đại gia đình cộng đồng quốc tế”, còn ông Biden chỉ là biểu đạt những tuyên bố chung chung và những câu nói trống rỗng.

Cách đây 50 năm, ông Nixon đã đề xuất rủi ro mà thế giới sẽ đối mặt do Chủ nghĩa Cộng sản Trung Quốc mang tới. Cựu Giám đốc tình báo James Clapper dưới thời chính quyền ông Obama đã nói, Trung Quốc là “mối đe dọa chí mạng lớn nhất đối với Mỹ”. Cân nhắc đến việc thực hiện loại địa chiến lược này, ông Biden có rất ít lựa chọn ứng phó với hiện thực này, điều này phản ánh thái độ đối với thách thức an ninh quốc gia Mỹ của ông: “Được rồi, bạn đồng nghiệp, họ không phải là người xấu, Trung Quốc sẽ không ăn mất bữa trưa của chúng ta.”. 

Còn thái độ của ông Trump tuyệt nhiên không giống thế. Ông nhìn thấy một Trung Quốc Cộng sản tham lam, nước Mỹ qua nhiều nhiệm kỳ Tổng thống, Trung Quốc vẫn luôn “cướp đoạt” lợi ích của Mỹ. Ông Trump vẫn luôn đang cố gắng khiến Trung Quốc trở thành một đối tác thương mại công bằng với Mỹ. Ở một thời điểm nào đó, ông Trump chắc chắn ý thức được bắt buộc Trung Quốc làm cải cách kinh tế có tính hệ thống, thì sẽ không thể tránh được việc thay đổi chính trị, đây là mối đe dọa đến sinh tồn của ĐCSTQ, và đây là điểm mà ông Tập Cận Bình không muốn chấp nhận.

Có lẽ ông Trump không phải là một nhà cải cách chính trị bí mật, nhưng Phó Tổng thống của ông, Ngoại trưởng, Cố vấn An ninh Quốc gia và cả các quan chức chủ yếu phụ trách sự vụ châu Á, đều là những nhà tiên phong kiên định thúc đẩy cải cách Trung Quốc. Ông Trump đã bật đèn xanh cho họ, dù là vấn đề Hồng Kông, trại tập trung Duy Ngô Nhĩ, vấn đề nhân quyền Trung Quốc, cũng đều như thế cả.

Những gì mà ông Nixon nói cách đây nửa thế kỷ vẫn còn thích hợp với hiện tại: “Mối đe dọa chung mà Trung Quốc Cộng sản mang đến hiện đang chuyển dịch sự chú ý của chính quyền các nước châu Á, mối đe dọa này là rõ ràng, hiện tại, lặp đi lặp lại và liên tục. Thông điệp gửi đến các nhà lãnh đạo châu Á không hề bị mất đi. Họ nhận thức được rằng, phương Tây, đặc biệt là Mỹ, không phải là kẻ đàn áp mà là người bảo vệ. Họ nhận ra rằng họ cần được bảo vệ … và họ nhận thức sâu sắc về mối đe dọa từ Trung Quốc.”

Ông Biden đã hồi đáp lại mối đe dọa này từ Trung Quốc bằng cách tâng bốc kinh nghiệm lâu năm về chính trị trong Chính phủ Mỹ: “Trung Quốc đại biểu cho thách thức đặc biệt. Tôi đã dành nhiều giờ với các nhà lãnh đạo của họ, và tôi hiểu những thách thức mà chúng ta phải đối mặt. Trung Quốc đang đóng một vai trò lâu dài bằng cách mở rộng ảnh hưởng toàn cầu, thúc đẩy mô hình chính trị của riêng mình và đầu tư vào các công nghệ trong tương lai.”

Ông Biden hoàn toàn phớt lờ mặt nguy hiểm nhất của thách thức từ Trung Quốc, chỉ một mực nâng cao trách nhiệm thống soái tối cao của Mỹ là “bảo hộ người dân Mỹ, bao gồm cả việc sử dụng vũ lực khi cần thiết …”. 

Khi ông Biden đổi giọng nói Mỹ “cần cứng rắn với Trung Quốc”, ông đã dẫn ví dụ là Trung Quốc đánh cắp sở hữu trí tuệ và trợ cấp không công bằng của chính phủ, chứ không phải là lên án Trung Quốc ở khu vực Biển Đông, Biển Hoa Đông, hoặc hành vi xâm lược quân sự đối với Đài Loan.

Một mặt, ông Biden không muốn người ta nhớ lại những thành quả ngoại giao của ông trong thời kỳ chính quyền cựu Tổng thống Obama, cũng không muốn thừa nhận tiến triển trong lĩnh vực ngoại giao của chính quyền Tổng thống Trump. Điều này khiến cho ông Biden khó có hành động khi ứng phó với mối đe dọa sinh tồn do ĐCSTQ mang đến.

Tiếu Nhiên - Theo Tri Thức VN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP