“Nếu ĐCSTQ rất không ưa ai, người đó có thể sẽ được đề cử giải Nobel Hoà bình”

“Nếu ĐCSTQ rất không ưa ai, người đó có thể sẽ được đề cử giải Nobel Hoà bình”

“Nếu ĐCSTQ rất không ưa ai, người đó có thể sẽ được đề cử giải Nobel Hoà bình”

“Nếu ĐCSTQ rất không ưa ai, người đó có thể sẽ được đề cử giải Nobel Hoà bình”

“Nếu ĐCSTQ rất không ưa ai, người đó có thể sẽ được đề cử giải Nobel Hoà bình”
“Nếu ĐCSTQ rất không ưa ai, người đó có thể sẽ được đề cử giải Nobel Hoà bình”
Chủ nhật, 29-12-2024 22:06, (GMT+07:00)
“Nếu ĐCSTQ rất không ưa ai, người đó có thể sẽ được đề cử giải Nobel Hoà bình”
13-11-2019 09:13

Tưởng chừng đó chỉ là một câu nói bông đùa trên mạng, nhưng trên thực tế, có không ít cá nhân được xem như “cái gai trong mắt” Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã được đề cử hoặc thậm chí được trao giải Nobel Hoà bình. Họ là những lãnh đạo tôn giáo, hoặc là những người đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền ở Trung Quốc.

Vào ngày 15/10, nghị sĩ Guri Melby thuộc đảng Tự do của Quốc hội Na Uy đã thông báo rằng bà đã đề cử tất cả người dân Hồng Kông tranh giải Nobel Hòa bình năm 2020.
Vào ngày 15/10/2019, nghị sĩ Guri Melby thuộc đảng Tự do của Quốc hội Na Uy đã thông báo rằng bà đã đề cử tất cả người dân Hồng Kông tranh giải Nobel Hòa bình năm 2020. (Ảnh: Reuters Africa)

Kể từ khi người dân Hồng Kông phát động chiến dịch biểu tình ôn hòa chống Dự luật dẫn độ, lòng kiên trì của người dân Hồng Kông trong theo đuổi dân chủ đã nhận được đồng cảm và hưởng ứng từ nhiều nước dân chủ.

Các cuộc biểu tình trên toàn thành phố ở Hồng Kông đã bước sang tháng thứ 5, ban đầu nó chỉ là sự phản đối mạnh mẽ trước dự luật dẫn độ nhưng sau đó đã chuyển thành lời kêu gọi cho một nền dân chủ thật sự, pháp quyền và các quyền tự do cơ bản trước sự ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Đảng Cộng sản Trung Quốc lên thành phố cảng.

Giữa tháng 10/2019, ngay khi vừa kết thúc công bố Giải thưởng Nobel, trên Facebook cá nhân, bà Guri Melby – thành viên đảng Tự do Na Uy cho biết: “Tôi đã đề cử những người Hồng Kông liều mạng mỗi ngày để bảo vệ quyền ngôn luận, dân chủ và tự do, tranh giải Nobel Hòa bình năm 2020. Tôi hy vọng điều này sẽ khích lệ hơn nữa người Hồng Kông trong phong trào này”.

Bà cũng cho biết, những gì người Hồng Kông đã làm được vượt xa so với chính bản thân họ, ảnh hưởng đến các nơi khác trên thế giới. Bà nói: “Mục tiêu chính của tôi là khuyến khích phong trào, cổ vũ người Hồng Kông tiếp tục đấu tranh bất bạo động”.

Theo Aftenposten của Na Uy đưa tin, bà Melby cho biết trong toàn bộ chiến dịch của người Hồng Kông này hoàn toàn không có nhà lãnh đạo, mọi hành động và quyết định đều được thảo luận trong diễn đàn thảo luận trực tuyến, vì vậy bà Melby đã chọn đề cử tất cả người dân Hồng Kông.

Trước đó, 12 thành viên của Quốc hội Mỹ đã đề cử Ủy ban Nobel trao giải Nobel Hòa bình năm 2018 cho ba sinh viên khởi xướng Phong trào Ô dù tại Hồng Kông là Hoàng Chi Phong (Joshua Wong), La Quán Thông (Nathan Law), Chu Vĩnh Khang (Alex Chow), nhằm vinh danh ba chàng trai trẻ đã khởi xướng phong trào đấu tranh cho dân chủ và tiến bộ lớn nhất lịch sử Hồng Kông bằng phương pháp ôn hòa.

3 thủ lĩnh “phong trào Ô dù” Hoàng Chi Phong (Joshua Wong), La Quán Thông (Nathan Law), Chu Vĩnh Khang (Alex Chow). (Ảnh: Times)

Trong thư đề cử, các nghị sỹ Mỹ đã ca ngợi năng lực lãnh đạo và dũng khí công dân của ba chàng sinh viên cùng với các nhà dân chủ khác trong cuộc đấu tranh cho nhà nước pháp quyền, tự do chính trị, nhân quyền, ổn định và thịnh vượng của Hồng Kông. Bức thư cũng chỉ ra, nhà cầm quyền Bắc Kinh thường xuyên có những hành động làm suy yếu quyền tự trị của Hồng Kông.

Việc đề cử này đã khiến chính quyền Bắc Kinh nổi giận vì cho rằng nó đã vi phạm đến nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ” được áp dụng tại Hồng Kông. Tuy vậy, đây không phải là lần đầu những người được đề cử giải Nobel Hòa bình lại là những người mà ĐCSTQ không ưa nhất.

Cùng điểm lại những cái tên khác đã từng được đề cử hoặc vinh danh nhận giải Nobel Hoà bình nhưng lại là nỗi khiếp sợ của ĐCSTQ và là “cái gai trong mắt ĐCSTQ”.

1. Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 – Nhận Giải Nobel Hoà bình năm 1989

Năm 1989, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 Tenzin Gyatso đã được Uỷ ban Hoà bình Na Uy trao giải thưởng Nobel Hoà bình với sự tán thành từ tất cả các quốc gia, ngoại trừ Trung Quốc.

Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận giải Nobel Hoà bình năm 1989. (Ảnh: Dalailama08.org)
 

Ngày 10/12/1989, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tiếp nhận giải thưởng hòa bình trên tinh thần nhân danh những người bị đàn áp ở khắp mọi nơi, tất cả những ai đấu tranh cho tự do và hòa bình thế giới và đặc biệt là nhân dân Tây Tạng.

Trong lời phát biểu tại buổi lễ nhận giải, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói: “Giải thưởng đã tái xác nhận một lần nữa lòng quyết tâm của chúng tôi rằng chân lý, lòng dũng cảm và quyết tâm của chúng tôi như là những vũ khí, Tây Tạng sẽ được tự do. Cuộc đấu tranh của chúng tôi vẫn phải theo đuổi đường hướng bất bạo động và loại bỏ hận thù”.

2. Đại sư Lý Hồng Chí – Đề cử giải Nobel Hòa bình vào năm 2000 và 2001

Ông Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công, thường được mọi người gọi một cách trang trọng như “Đại sư Lý Hồng Chí”, “Thầy Lý”, “Lý Sư phụ”, “Master Li”, là người ở thành phố Trường Xuân tỉnh Cát Lâm – Trung Quốc. Ngày 13/5/1992 ông mở lớp học Pháp Luân Công đầu tiên tại thành phố Trường Xuân, lần đầu công khai truyền giảng Pháp Luân Công ra công chúng.

Do hiệu quả thần kỳ trị bệnh khỏe người và giúp đạo đức thăng hoa nên các hội khí công đã mời ông Lý Hồng Chí đi giảng tại nhiều nơi ở Trung Quốc Đại lục. Tổng cộng đã mở 56 lớp, mỗi lần học từ 7 – 10 ngày, có khoảng 60.000 người tham gia lớp học Pháp của ông Lý Hồng Chí. Sau đó tiếng lành đồn xa, Pháp Luân Công đã vang danh khắp Trung Quốc. Từ tháng 5/1992 – 7/1999, số người tập Pháp Luân Công lên đến khoảng từ 70 – 100 triệu người.

Ông Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công
Ông Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công. (Ảnh: Wikipedia)

Do lo sợ rằng sự phổ biến của Pháp Luân Công sẽ gây tổn hại cho sự thống trị của (ĐCSTQ), vào tháng 7/1999, lãnh đạo chế độ Trung Quốc lúc bấy giờ là ông Giang Trạch Dân đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công trên toàn quốc. Những người tu luyên Pháp Luân Công bị vây bắt và bị đưa tới các nhà tù, trại lao động và các trung tâm tẩy não, nơi họ thường bị tra tấn để ép họ phải từ bỏ đức tin của mình vào Chân – Thiện – Nhẫn. 

Sau khi Pháp Luân Công bị cấm, Bộ Công an Trung Quốc đưa ra một loạt các cáo buộc chống lại ông Lý Hồng Chí, bao gồm cả việc buộc tội “làm rối loạn trật tự công cộng” và đưa ra một thông tư truy bắt ông. Vào thời điểm đó, ông Lý Hồng Chí đang sống ở Hoa Kỳ. Yêu cầu của chính phủ Trung Quốc đối với Interpol về việc bắt giữ ông bị bác bỏ vì lý do là “có tính chất chính trị hoặc tôn giáo” và thiếu thông tin về bất kỳ “tội nào mà ông Lý đã gây ra”. Chính phủ Trung Quốc cũng đã thu hồi hộ chiếu của ông, ngăn cản ông đi tới các nước khác.

Trong “Danh sách 100 thiên tài đương đại” năm 2007, ông Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công, được xếp hạng thứ 12, là người Hoa có ảnh hưởng lớn nhất đến thế giới đương thời. Vào năm 2000 và 2001, ông đã 2 lần được đề cử cho giải Nobel Hòa bình, cũng được Quốc hội châu Âu đề cử giải thưởng Tự do tư tưởng Sakharov 2001.

Từ năm 2002 đến nay, Quốc hội Mỹ quốc đã nhất trí thông qua các nghị quyết 188, 304 và 605, mạnh mẽ yêu cầu ĐCSTQ chấm dứt ngay cuộc bức hại Pháp Luân Công. Nhưng hành vi thô bạo cướp đi nhân quyền cơ bản của một phần năm dân số thế giới ấy, tội ác trong 20 năm qua ấy, vẫn tiếp diễn cho đến hôm nay tại Trung Quốc.

3. Luật sư Cao Trí Thịnh – Đề cử Giải Nobel Hoà bình năm 2008

Ông Cao Trí Thịnh là luật sư nhân quyền hàng đầu Trung Quốc từng giúp người dân phản kháng trước sự lạm quyền của quan chức địa phương và đàn áp tôn giáo. Ông đã đấu tranh không ngừng nghỉ cho tự do tôn giáo, đặc biệt là cho quyền của phong trào Pháp Luân Công bị cấm ở trong nước. Ông cũng từng bào chữa cho nhiều nhà hoạt động và người dân tộc thiểu số.

Luật sư Cao Trí Thịnh – Đề cử Giải Nobel Hoà bình năm 2008. (Ảnh: SCMP)

Khi tư vấn pháp lý miễn phí vẫn còn là một từ ngữ xa lạ ở Trung Quốc, luật sư Cao Trí Thịnh đã được toàn quốc biết đến vì cung cấp dịch vụ miễn phí cho những con người khốn khổ vì gặp bất công trong xã hội Trung Quốc. Mỗi năm ông dành một phần ba thời gian để cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người nghèo. Mặc dù hiểu rõ những nguy hiểm khi theo đuổi con đường này, nhưng luật sư Cao Trí thịnh vẫn lựa chọn bảo vệ những người yếu thế.

Hiện tại, ông đang bị chính quyền Trung Quốc giam cầm, tra tấn, mọi tin tức liên quan đến ông đều bị bưng bít.

Ông được đề cử giải Nobel Hòa bình năm 2008. Hoa Kỳ, Liên Hiệp Quốc đã nhiều lần kêu gọi chính quyền Trung Quốc trả tự do cho ông.

4. Ông Lưu Hiểu Ba – Nhận Giải Nobel Hoà bình năm 2010

Ông Lưu Hiểu Ba (1955 – 2017) là một nhà bất đồng chính kiến tại Trung Quốc. Từ năm 1989, ông đã bị kết án tù và lao động khổ sai bốn lần vì các hoạt động của mình, bắt đầu với việc tham gia cuộc biểu tình Thiên An Môn năm 1989.

Ông Lưu Hiểu Ba – Nhận Giải Nobel Hoà bình năm 2010 vắng mặt, giải thưởng được đặt trên ghế trống dành riêng cho ông. (Ảnh: Stavanger Aftenblad)

Năm 2010, ông được Uỷ ban giải Nobel Hòa bình trao giải bất chấp sự phản đối từ chính quyền Trung Quốc.

Trong buổi lễ trao giải sáng 10/12/2010 tại Oslo, do ông Lưu Hiểu Ba vẫn bị giam và thân nhân của ông bị quản thúc, nên ban tổ chức đã chọn một động thái biểu tượng. Trước chiếc ghế trống, chủ tịch Ủy ban Nobel đã kêu gọi Trung Quốc trả tự do ông và đặt bằng chứng nhận và huy chương Nobel Hòa bình lên chiếc ghế để trống.

Lưu Hiểu Ba là công dân đầu tiên của Trung Quốc được trao giải thưởng Nobel khi vẫn còn sống ở trong nước. Tháng 7/2017, ông qua đời trong khi vẫn đang bị giam vì bệnh ung thư gan.

5 – 6. Ông David Matas và David Kilgour – Đề cử Giải Nobel Hoà bình năm 2010

Luật sư nhân quyền người Canada David Matas và cựu Quốc vụ khanh Canada phụ trách khu vực Châu Á – Thái Bình Dương David Kilgour đã được đề cử giải Nobel Hoà bình năm 2010 cho những nỗ lực điều tra về vấn nạn mổ cướp nội tạng tại Trung Quốc từ năm 2006.

Tối 30/10/2016, 2 nhà nhân quyền tổ chức họp báo công bố cuốn sách chứng cứ mới về tội ác mổ cướp nội tạng của ĐCSTQ. (Ảnh: Epoch Times)

Hai ông đã xuất bản cuốn sách “Thu hoạch đẫm máu: Điều tra về mổ cướp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công”. Trong sách có viết: “Kết luận của chúng tôi là: Hoạt động thu hoạch tạng không cần đồng ý từ các học viên Pháp Luân Công là đã tồn tại và tiếp tục tiếp diễn cho đến hiện nay trên quy mô rộng lớn. Chúng tôi kết luận rằng: Chính phủ Trung Quốc và các cơ quan của họ trên khắp nước, đặc biệt là các bệnh viện, các trại tạm giam và các ‘toà án nhân dân’, từ năm 1999 đã giết hại một lượng rất lớn nhưng không rõ con số bao nhiêu các tù nhân lương tâm là học viên Pháp Luân Công”.

Hơn 10 năm qua, hai ông vẫn tiếp tục tiến hành điều tra và cập nhật, bổ sung thông tin về hoạt động mổ cướp nội tạng do chính quyền Trung Quốc bảo trợ. Các ông đã đi diễn thuyết tại nhiều trường đại học, các tổ chức nhân quyền, các cơ quan chính phủ và các tổ chức quốc tế để phơi bày tội ác và kêu gọi nhà nước Trung Quốc chấm dứt hành động phi nhân tính này.

Ngoài việc được đề cử giải Nobel Hoà bình năm 2010, trước đó vào năm 2009, hai ông đã được nhận giải Human Rights Award của Hội Nhân quyền Quốc tế. Mới đây, ngày 8/6/2017, Trung tâm Mahatma Gandhi ở thành phố Winnepeg của Canada cũng đã trao tặng giải thưởng Hòa bình Mahatma Gandhi năm 2016 và 2017 cho Luật sư David Matas với những hoạt động nhân quyền liên quan đến vấn đề ghép tạng.

7. Nhà báo Ethan Gutmann – Đề cử Giải Nobel Hoà bình năm 2017

Nhà báo người Mỹ Ethan Gutmann đã được đề cử giải Nobel Hòa bình năm 2017 cho nỗ lực điều tra vì một Trung Quốc tốt đẹp hơn, theo thông cáo của Liên minh Quốc tế chống Mổ cướp Nội tạng tại Trung Quốc.

 
Nhà báo điều tra độc lập Ethan Gutmann và cuốn “The slaughter” (Đại thảm sát) nói về vấn đề mổ cướp nội tạng người tu Pháp Luân Công tại Trung Quốc.
Nhà báo điều tra độc lập Ethan Gutmann và cuốn “The slaughter” (Đại thảm sát) nói về vấn đề mổ cướp nội tạng người tu Pháp Luân Công tại Trung Quốc. (Ảnh: RTI)

Ông Gutmann bắt đầu điều tra về hoạt động thu hoạch nội tạng tại Trung Quốc vào năm 2008. Đến năm 2014, ông Gutmann công bố kết quả điều tra của ông trong cuốn sách The Slaughter (tạm dịch: Đại Thảm Sát), và đây cũng là mô tả của ông về tình trạng thu hoạch nội tạng cưỡng bức ở Trung Quốc.

Điều tra của ông cho biết nạn nhân chủ yếu bị chính quyền Trung Quốc mổ cướp nội tạng là các học viên Pháp Luân Công. Ngoài ra, một số nạn nhân là người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng và người theo Cơ đốc giáo. Ông Gutmann khẳng định: “Đây là loại tội ác đặc biệt, là một trong những tội ác lớn nhất mà chúng ta từng thấy trong thế kỷ này, có thể là cả thế kỷ trước”.

Theo Tri Thức VN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP