Nền kinh tế Trung Quốc ‘không có dấu hiệu phục hồi’ khi virus làm tê liệt xuất khẩu

Nền kinh tế Trung Quốc ‘không có dấu hiệu phục hồi’ khi virus làm tê liệt xuất khẩu

Nền kinh tế Trung Quốc ‘không có dấu hiệu phục hồi’ khi virus làm tê liệt xuất khẩu

Nền kinh tế Trung Quốc ‘không có dấu hiệu phục hồi’ khi virus làm tê liệt xuất khẩu

Nền kinh tế Trung Quốc ‘không có dấu hiệu phục hồi’ khi virus làm tê liệt xuất khẩu
Nền kinh tế Trung Quốc ‘không có dấu hiệu phục hồi’ khi virus làm tê liệt xuất khẩu
Thứ sáu, 10-01-2025 10:56, (GMT+07:00)
Nền kinh tế Trung Quốc ‘không có dấu hiệu phục hồi’ khi virus làm tê liệt xuất khẩu
07-05-2020 21:03

Trung Quốc từng kỳ vọng vào một sự phục hồi kinh tế “hình chữ V” khi nước này dỡ bỏ các lệnh phong tỏa và hối thúc các doanh nghiệp quay trở lại hoạt động. Tuy nhiên, sự sụt giảm các đơn hàng xuất khẩu đến từ châu Âu và Hoa Kỳ khiến cho ước mơ này của Trung Quốc trở nên không thực tế.


Trước khi virus tấn công, các nhà máy chế biến gỗ cho công ty sản xuất đồ nội thất của Trung Quốc không bao giờ ngừng hoạt động, thậm chí trong cả những đêm cuối tuần, khi các đơn đặt hàng từ châu  u và Nhật Bản tới tấp gửi đến.

Bây giờ, công nhân được nghỉ hai ngày mỗi tuần, và được xem là khá may mắn nếu họ có hai giờ làm việc vào những ngày khác.

Khoảng 80% các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và gần như tất cả các công ty lớn của Trung Quốc đã quay trở lại làm việc, nhưng nền kinh tế nước này chưa có dấu hiệu phục hồi.

Thị trường xuất khẩu hàng đầu của Trung Quốc là Hoa Kỳ và châu Âu, đã thu hẹp lại do khủng hoảng kinh tế thế giới. Vì vậy, lực lượng lao động ở Trung Quốc tiếp tục giảm.

Hồi cuối tháng 4, hãng tư vấn China Beige Book (CBB) đã công bố kết quả của một cuộc khảo sát dành cho 547 công ty Trung Quốc. Theo đó, 81% giám đốc điều hành bày tỏ lo ngại về việc virus sẽ quay trở lại vào mùa thu.
Khu vực tư nhân, đóng góp tới 60% GDP của Trung Quốc, cũng đang cảm nhận được “nỗi đau” đến từ cuộc khủng hoảng do virus gây nên. 1/4 số công ty đã báo cáo sự sụt giảm sản lượng.

Không giống như các công ty nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân nhỏ không thể tiếp cận với “tín dụng miễn phí” trong những thời điểm khó khăn.
Các nhà sản xuất và các công ty dịch vụ tiếp tục chứng kiến ​​doanh số sụt giảm trong tháng 4; và 3/5 các công ty cho rằng họ bị mất doanh thu do tác động kéo dài của virus.

Trong cuộc họp báo ngày 27 tháng 4, Tang Renjian, thống đốc tỉnh Cam Túc nói rằng: “Một số doanh nghiệp đang trong tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc. Nếu chúng ta không vượt qua được khó khăn này, chắc chắn nó sẽ tạo ra một hiệu ứng cánh bướm”. Tình trạng bất ổn xã hội và khủng hoảng chính trị là những hậu quả “rất có khả năng xảy ra”.

Không ai là không bị ảnh hưởng bởi virus.

​​Gần nửa triệu doanh nghiệp ngừng hoạt động trong quý đầu tiên của năm 2020. Số lượng nhân viên sa thải vượt xa số lượng tuyển dụng mới.

Ông Shehzad Qazi - giám đốc điều hành của hãng phân tích dữ liệu CBB - cho biết: “Đây không chỉ là vấn đề của Trung Quốc, đây thực sự là vấn đề toàn cầu. Trừ khi chúng ta thấy châu  u quay trở lại kinh doanh, và trừ khi chúng ta thấy Hoa Kỳ thực sự quay trở lại kinh doanh, Trung Quốc sẽ không thấy sự phục hồi đó, bất kể những lời tuyên truyền chính thức là như thế nào”.

Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP