Nền kinh tế trong nước đang vay mượn các tổ chức tín dụng gần 9,5 triệu tỷ đồng

Nền kinh tế trong nước đang vay mượn các tổ chức tín dụng gần 9,5 triệu tỷ đồng

Nền kinh tế trong nước đang vay mượn các tổ chức tín dụng gần 9,5 triệu tỷ đồng

Nền kinh tế trong nước đang vay mượn các tổ chức tín dụng gần 9,5 triệu tỷ đồng

Nền kinh tế trong nước đang vay mượn các tổ chức tín dụng gần 9,5 triệu tỷ đồng
Nền kinh tế trong nước đang vay mượn các tổ chức tín dụng gần 9,5 triệu tỷ đồng
Thứ tư, 08-01-2025 02:23, (GMT+07:00)
Nền kinh tế trong nước đang vay mượn các tổ chức tín dụng gần 9,5 triệu tỷ đồng
23-04-2021 12:10

Theo số liệu được Vụ Tín dụng các ngành kinh tế Ngân hàng Nhà nước công bố tại buổi họp báo của NHNN ngày 22/4 cho biết, đến ngày 16/4/2021, tín dụng toàn nền kinh tế đạt 9.499.546 tỷ đồng, tăng 3,34% so với cuối năm 2020. Tốc độ này tăng trưởng nhanh gấp hơn 4 lần so với mức tăng 0,78% của cùng kỳ năm trước.

Cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng tích cực

Theo trang Nhịp sống kinh tế, Cơ cấu tín dụng tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên, hỗ trợ tích cực quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển thủy sản, công nghiệp hỗ trợ, hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Đến cuối tháng 3/2021, dư nợ tín dụng đối với ngành nông, lâm, thủy sản đạt 776.918 tỷ đồng, 794.470 tỷ đồng, tăng 2,42% so với cuối năm 2020, chiếm 8,4% (cuối năm 2020 tăng 8,3%, chiếm 8,44%). Dư nợ tín dụng đối với ngành công nghiệp và xây dựng đạt 2.674.683 tỷ đồng, tăng 3,42% so với cuối năm 2020, chiếm 28,27%  tín dụng nền kinh tế (cuối năm 2020 tăng 9,58%, chiếm 28,13%).

Dư nợ tín dụng ngành TMDV đạt 5.992.958 tỷ đồng, tăng 2,79% so với cuối năm 2020, chiếm 63,34% tín dụng nền kinh tế (cuối năm 2020 tăng 13,9%, chiếm 63,43%). Tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt 2.327.762 tỷ đồng, tăng 2,4% so với năm 2020 và chiếm tỷ trọng 24,6% tổng dư nợ toàn nền kinh tế (cuối năm 2020 tăng 11,52%, chiếm 24,78%). Ước cuối tháng 4/2020, dư nợ lĩnh vực này khoảng 2.287.000 tỷ đồng, tăng khoảng 3% so với cuối năm 2020.

Tín dụng đối với lĩnh vực doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 1.845.374 tỷ đồng, tăng 1,49% so với cuối năm 2020; lĩnh vực xuất khẩu (không bao gồm đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) đạt 279.075 tỷ đồng, tăng khoảng 2,5%; lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ đạt 234.321 tỷ đồng, tăng 3,04% so với cuối năm 2020; lĩnh vực doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt 32.470 tỷ đồng, tăng 0,3% so với cuối năm 2020.

Riêng dòng tiền đổ vào lĩnh vực kinh doanh chứng khoán lại giảm, ước đến 31/3/2021, dư nợ lĩnh vực này khoảng 45.326 tỷ đồng, giảm khoảng 1% so với cuối năm 2020.​

Với các dự án BOT, BT giao thông, tới thời điểm cuối tháng 3 dư nợ ước đạt 108.562 tỷ đồng, giảm nhẹ ở mức 0,15% so với cuối năm 2020.

Cho vay phục vụ đời sống, dư nợ cho vay đến cuối tháng 3 ước đạt ​1.867.573 tỷ đồng, tăng 1,2% so với cuối năm 2020. Dư nợ cho vay PVĐS (không bao gồm PVĐS về nhà ở) là 760.302 tỷ đồng, tăng 1,35% so với tháng 12 năm 2020.

Dòng tín dụng vào bất động sản tăng cao nhưng chưa đến mức rủi ro 

Báo Tin tức đưa tin, ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước - NHNN) cho biết, dòng tín dụng vào bất động sản hiện chưa đến mức rủi ro, mới chiếm khoảng 19,8% tổng dư nợ. Từ nay tới cuối năm, NHNN tiếp tục kiểm soát chặt tín dụng trong lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản và chứng khoán.

Ước tính cuối tháng 3/2021, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản đạt khoảng 1,85 triệu tỷ đồng, tăng 3% so với tháng 12/2020. Trong khi đó, quý I/2020 tăng 1,45%; quý I/2019 tăng 3,42%; quý I/2018 tăng 1,68%. Theo NHNN, mức tăng này không đáng kể so với tốc độ tăng trưởng tín dụng chung là 2,93%.

Theo NHNN, trong cho vay bất động sản, dư nợ tín dụng đầu tư kinh doanh đạt 651.631 tỷ đồng, tăng 2,82% so với cuối năm 2020, chiếm tỷ trọng 35,5% dư nợ tín dụng lĩnh vực bất động sản và chiếm tỷ trọng 7,04% tổng dư nợ đối với nền kinh tế. Đáng chú ý, dư nợ tín dụng tiêu dùng/tự sử dụng bất động đạt 1,183 triệu tỷ đồng, tăng 1,75% so với cuối năm 2020, chiếm 64,5% dư nợ tín dụng lĩnh vực bất động sản, chiếm tỷ trọng 12,79% tổng dư nợ đối với nền kinh tế .

Ông Nguyễn Tuấn Anh nói: “Có thể khẳng định, tín dụng bất động sản không tăng đột biến. Tăng trưởng nóng của bất động sản thời gian qua là xuất phát từ việc các nhà đầu tư có hiện tượng ‘lướt sóng’ do các địa phương ban hành bảng giá tăng từ 15 - 20%. Mặt khác, thị trường chứng khoán tăng, tiền chốt lời nên các nhà đầu tư chuyển vào bất động sản”.

Để kiểm soát dòng tiền vào bất động sản hiệu quả, bền vững, NHNN đã ban hành các quy định hạn chế đầu tư vào lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn là 40%. Đối với khoản vay từ 4 tỷ đồng trở lên, hệ thống ngân hàng sẽ áp dụng hệ số rủi ro là 150% nhằm hạn chế tín dụng đi vào các lĩnh vực rủi ro. “Còn dư nợ đối với lĩnh vực chứng khoán là 42.590 tỷ đồng, giảm 6,98% so với cuối năm 2020, cùng kỳ năm 2020 giảm 3,41%, chiếm tỷ trọng 0,46% tổng dư nợ nền kinh tế. Như vậy là không quá cao”, ông Nguyễn Tuấn Anh nhận định. 

Ngọc Minh

Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP