Nền kinh tế không gian: Giấc mộng “bá chủ thiên hà” của chính quyền Trung Quốc

Nền kinh tế không gian: Giấc mộng “bá chủ thiên hà” của chính quyền Trung Quốc

Nền kinh tế không gian: Giấc mộng “bá chủ thiên hà” của chính quyền Trung Quốc

Nền kinh tế không gian: Giấc mộng “bá chủ thiên hà” của chính quyền Trung Quốc

Nền kinh tế không gian: Giấc mộng “bá chủ thiên hà” của chính quyền Trung Quốc
Nền kinh tế không gian: Giấc mộng “bá chủ thiên hà” của chính quyền Trung Quốc
Thứ sáu, 10-01-2025 10:48, (GMT+07:00)
Nền kinh tế không gian: Giấc mộng “bá chủ thiên hà” của chính quyền Trung Quốc
31-03-2021 09:57

Mục tiêu chính cho các khoản đầu tư của Bắc Kinh vào không gian bên ngoài đơn giản là: phải chiến thắng. Chế độ này kiên quyết giành được sức mạnh quân sự thống trị trên Trái đất vào năm 2049, họ cùng lúc muốn trở thành kẻ thống trị trong không gian, bắt đầu giấc mộng ‘bá chủ thiên hà’.

Vào giữa những năm 1980, chương trình không gian của Trung Quốc đã được kiểm soát bởi Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA). Càng về sau, Bắc Kinh thấy rằng sự tồn tại của chế độ đòi hỏi phải cải cách để tăng trưởng nhanh chóng ở trong nước, và mở rộng ảnh hưởng quyền lực ra quốc tế - không chỉ thống trị Âu-Á, mà còn phải có năng lực toàn cầu để sánh ngang với đối thủ chính là Mỹ.

Đến nay, chính quyền này dường như quyết định rằng quyền bá chủ trên Trái đất là không đủ; họ cần phải đạt được quyền bá chủ trên các “tầng trời”. Năm 1992, "chương trình 921" đã đề ra ba mục tiêu chính: đưa ra hoạt động vận chuyển tên lửa lên vũ trụ; bắt đầu khám phá Mặt trăng; và xây dựng một trạm vũ trụ lớn.

Nền kinh tế không gian

Năm 1999, Trung Quốc đã phóng tàu vũ trụ Thần Châu (3 hành khách) -  một bản sao sửa đổi của tàu Soyuz của Nga. Đến năm 2020, họ đã thử nghiệm việc phóng tàu với 6 hành khách. Trung Quốc phóng tàu thăm dò Mặt Trăng Chang'e-1 đầu tiên vào năm 2007; tàu đổ bộ Mặt trăng Chang'e-3 đầu tiên là vào năm 2013. Vào tháng 4 năm 2021, Trung Quốc dự kiến ​​sẽ phóng mô-đun đầu tiên của trạm vũ trụ ba phi hành đoàn Tiangong.

Đến năm 2021, Trung Quốc đã biến chương trình không gian thành một chiến lược - được thiết kế để đảm bảo rằng ĐCSTQ thống trị thời đại sắp tới của “Nền kinh tế không gian” - nhằm duy trì sức mạnh kinh tế thống trị của Trung Quốc trên Trái đất.

Trung Quốc thực sự muốn thống trị hành tinh này, họ cũng muốn chiếm hữu và thống trị các phần của hệ mặt trời; họ bộ sưu tập thông tin di truyền lớn nhất của người Mỹ; họ phát tán vũ khí sinh học.
Trung Quốc thực sự muốn thống trị hành tinh này, họ cũng muốn chiếm hữu và thống trị các phần của hệ mặt trời; họ bộ sưu tập thông tin di truyền lớn nhất của người Mỹ; họ phát tán vũ khí sinh học. (Ảnh: tổng hợp từ getty, pixapay)

ĐCSTQ đã quyết định rằng các khoản đầu tư vào sức mạnh không gian sẽ trở thành động cơ chính cho khám phá khoa học và đột phá công nghệ; sẽ phát triển theo cấp số nhân, chiếm lĩnh Mặt trăng, sau đó là sao Hỏa, các tiểu hành tinh lân cận và các vệ tinh của sao Mộc vào giữa những năm 2030.

Để đạt được những mục tiêu này, Trung Quốc sẽ chế tạo phương tiện phóng không gian siêu nặng Long March-9 (SLV) có thể nâng 140 tấn lên quỹ đạo Trái đất thấp (LEO).

Dự án Căn cứ Mặt trăng với môi trường sống lâu dài và thiết bị để khai thác băng nước và các khoáng chất - sẽ cho phép Trung Quốc bắt đầu kinh doanh sản xuất oxy, nhiên liệu tên lửa; và bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng không gian mới như vệ tinh thu thập năng lượng mặt trời khổng lồ. Với những điều này, Trung Quốc có thể đạt được độc lập về năng lượng, hoặc trở thành nhà xuất khẩu năng lượng cho các quốc gia khách hàng ủng hộ tham vọng bá quyền của ĐCSTQ.

Bá chủ thiên hà

Để thống trị Mặt trăng, các nguồn tin cho biết chương trình không gian do PLA kiểm soát sẽ triển khai một chòm sao vệ tinh dẫn đường và liên lạc xung quanh Mặt trăng. Mặt trăng sẽ được sử dụng để quan sát Trái đất, theo dõi tất cả các hệ thống vệ tinh quan trọng, kiểm soát những ai được hưởng lợi từ Kinh tế Vũ trụ.

Ngoài ra, Trung Quốc có tham vọng khám phá các tiểu hành tinh gần và xa - những nơi có tiềm năng trở thành nguồn tài nguyên nước và khoáng sản khổng lồ, cũng như các địa điểm có thể dành cho các khu định cư lớn.

Một lý do đáng thuyết phục khác để tham gia đầy đủ vào thám hiểm không gian, cho dù là Mặt trăng, Sao Hỏa hay phần còn lại của vũ trụ, là để tăng cường tính hợp pháp cho sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc. (Ảnh: Pixabay)
Một lý do đáng thuyết phục khác để Bắc Kinh tham gia đầy đủ vào thám hiểm không gian, cho dù là Mặt trăng, Sao Hỏa hay phần còn lại của vũ trụ, là để tăng cường tính hợp pháp cho sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc. (Ảnh: Pixabay)

Đây là những tham vọng lớn của Bắc Kinh. Là một chế độ độc tài, họ sẽ không gặp phải sự phản đối hoặc ràng buộc về kinh phí, và có thể chỉ huy các đầu vào cần thiết trên toàn xã hội mà không bị gián đoạn. 

Ở nước ngoài, ĐCSTQ có thể trợ cấp cho việc tham gia vào các chương trình không gian của mình thông qua Sáng kiến ​​Vành đai & Con đường (BRI) trị giá 1 nghìn tỷ USD - một mạng lưới cơ sở hạ tầng thương mại, ngoại giao, quân sự và tình báo toàn cầu trên 70 quốc gia. Điều này giúp đảm bảo một liên minh chính trị rộng lớn cho các mục tiêu bá quyền của ĐCSTQ, trên Trái đất và trong không gian,

Trung Quốc dự định viết ra các quy tắc chứ không phải tuân theo chúng - ở Biển Đông, Hong Kong, WHO và các thị trường tài chính, cũng như trong không gian.

Đối với Hoa Kỳ, rõ ràng là quyết định năm 2010 của ông Barack Obama hủy bỏ chương trình Chòm sao của cựu Tổng thống George W. Bush - là một thảm họa chiến lược - đã ban tặng cho ĐCSTQ một thập kỷ để thúc đẩy kế hoạch bá chủ không gian. 

Việc chính quyền Trump nhận ra mối đe dọa không gian của ĐCSTQ - đã thúc đẩy việc thành lập Lực lượng Không gian và việc ký kết Hiệp định Artemis - như là cơ sở của một liên minh dựa trên các quy tắc do Hoa Kỳ dẫn đầu. 

Chính quyền Biden đã có thái độ “từ chối sớm” đối với Lực lượng Không gian và thực tế là hầu hết đội ngũ an ninh quốc gia chủ chốt của nhóm Biden thuộc chính quyền Barack Obama - người đã hủy bỏ chương trình Mặt trăng vào năm 2010 với tuyên bố: "Chúng ta không còn chạy đua với kẻ thù".

Điều rõ ràng là nếu Trung Quốc đạt được quyền bá chủ quân sự và thương mại trong không gian, thì sự giàu có, sức mạnh, và vị thế của nó sẽ đảm bảo rằng chế độ độc tài đó “sống sót lâu hơn” - trở thành mối đe dọa lớn hơn đến Hoa Kỳ, các liên minh, và đến sự tự do cả trên trái đất và trong không gian. Nước Mỹ cần hành động khi còn cơ hội làm chủ không gian.

Bài viết dựa trên một số phân tích và nhận định của tác giả Richard D. Fisher, Jr. - là thành viên cấp cao của Trung tâm Chiến lược và Đánh giá Quốc tế.

Lê Minh

Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP