NASA: Tiểu hành tinh khổng lồ đang tiếp cận Trái Đất với tốc độ 48.000 km/h

NASA: Tiểu hành tinh khổng lồ đang tiếp cận Trái Đất với tốc độ 48.000 km/h

NASA: Tiểu hành tinh khổng lồ đang tiếp cận Trái Đất với tốc độ 48.000 km/h

NASA: Tiểu hành tinh khổng lồ đang tiếp cận Trái Đất với tốc độ 48.000 km/h

NASA: Tiểu hành tinh khổng lồ đang tiếp cận Trái Đất với tốc độ 48.000 km/h
NASA: Tiểu hành tinh khổng lồ đang tiếp cận Trái Đất với tốc độ 48.000 km/h
Thứ bảy, 04-01-2025 16:28, (GMT+07:00)
NASA: Tiểu hành tinh khổng lồ đang tiếp cận Trái Đất với tốc độ 48.000 km/h
22-07-2020 19:12

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) mới đây đã đưa ra cảnh báo rằng một tiểu hành tinh khổng lồ sẽ di chuyển qua Trái đất vào ngày 24/7. Giữa hàng loạt các thảm họa và dị tượng đang xảy ra khắp thế giới thì khoa học nhận định thế nào về khả năng sẽ xảy ra một vụ chạm?

NASA đưa ra cảnh báo tiểu hành tinh khổng lồ sẽ di chuyển qua Trái đất vào ngày 24/7, có khả năng sẽ xảy ra một vụ chạm? (Ảnh qua Daily Star)

Mọi người có nhìn nhận gì về một vụ va chạm sẽ xảy ra giữa tiểu hành tinh này với trái đất? Về khía cạnh khoa học thì trong năm 2020 là một năm có nhiều dị tượng, chẳng hạn như nhật thực hình khuyên, tiếng rồng thét, mặt trời giả, cá nhảy, chim dừng bay, chim nguyệt thực, siêu trăng…

 

Theo NASA, một “tiểu hành tinh khổng lồ và nguy hiểm” đang tiếp cận Trái Đất với tốc độ cực nhanh là 48.000 km/h. Tiểu hành tinh này to khoảng gấp 1,5 lần Vòng quay Thiên niên kỷ (Mắt London) ở Anh. Trong khi chiều cao của Mắt London đã là 135 mét rồi.

Cũng theo NASA, khi tiểu hành tinh 2020 ND đến gần, nó sẽ cách Trái đất 0,034 đơn vị thiên văn (5.086.328 km) và di chuyển với tốc độ lớn 48.000 km/h.

Chuyên gia vũ trụ hy vọng tiểu hành tinh sẽ không thay đổi đường bay

Một chuyên gia vũ trụ ở Mỹ đặt tên cho tiểu hành tinh này là 2020 ND và cho rằng nó thuộc dạng “nguy hiểm tiềm tàng”. Vào 24/7, nếu không có thay đổi đột ngột về đường bay (chúng ta hãy hy vọng như thế!) thì 2020 ND sẽ cách hành tinh của chúng ta khoảng 5 triệu km, tức là 0,034 đơn vị vũ trụ. Và nếu nhìn theo góc độ vũ trụ thì khoảng cách này chỉ bé như chiều rộng của một sợi tóc.

Nhưng “nguy hiểm tiềm tàng” là thế nào? NASA cho biết: “Những tiểu hành tinh là mối nguy hiểm tiềm tàng khi chúng tiến gần tới mức có thể gây hại cho Trái Đất. Cụ thể là, một tiểu hành tinh có khoảng cách giao quỹ đạo tối thiểu từ 0,05 đơn vị vũ trụ (gần 7,5 triệu km) trở xuống… đều được coi là nguy hiểm tiềm tàng”. Bởi vì, không thể biết được là chúng có “bẻ lái” bất ngờ không!

Các nhà khoa học nghiên cứu làm chệch hướng các tiểu hành tinh

Trong những năm qua, các nhà khoa học đã đề xuất các phương thức khác nhau để tránh các mối đe dọa đến từ các tiểu hành tinh, chẳng hạn như làm chúng nổ tung trước khi nó tới Trái đất, hoặc làm chệch hướng đường đi của tiểu hành tinh bằng tàu vũ trụ.

Ảnh mô phỏng của tiểu hành tinh kép Didymos. (Ảnh qua NASA)

Biện pháp quyết liệt nhất được thực hiện cho đến nay là Đánh giá Độ lệch và Tác động Tiểu hành tinh (AIDA), bao gồm nhiệm vụ Thử nghiệm Chuyển hướng Tiểu hành tinh đôi (DART) của NASA và Hera thuộc Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA). Nhiệm vụ nhắm vào Didymos, một hệ 2 tiểu hành tinh có thể là mối đe dọa đáng kể nhất đối với Trái đất.

Năm 2018, NASA tuyên bố đã bắt đầu thực hiện nhiệm vụ DART, dự kiến ra mắt vào năm 2021 với mục đích đâm vào tiểu hành tinh nhỏ hơn của hệ Didymos với tốc độ khoảng 6 km/s vào năm 2022. 

Ngoài 2020 ND, có 4 tiểu hành tinh khác bay qua Trái đất trong tháng này, bao gồm BF25 2002 (21/7), MX3 (29/7), PY7 2018 (31/7) và RF1 2007 (31/7).

Lương Phong - Theo Tinh Hoa

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP