Nạo phá thai và 7 cánh cửa dẫn đến lạm dụng trẻ em

Nạo phá thai và 7 cánh cửa dẫn đến lạm dụng trẻ em

Nạo phá thai và 7 cánh cửa dẫn đến lạm dụng trẻ em

Nạo phá thai và 7 cánh cửa dẫn đến lạm dụng trẻ em

Nạo phá thai và 7 cánh cửa dẫn đến lạm dụng trẻ em
Nạo phá thai và 7 cánh cửa dẫn đến lạm dụng trẻ em
Chủ nhật, 29-12-2024 22:44, (GMT+07:00)
Nạo phá thai và 7 cánh cửa dẫn đến lạm dụng trẻ em
13-11-2020 20:00

Phe ủng hộ lập luận rằng “phá thai hợp pháp” sẽ làm giảm tình trạng lạm dụng trẻ em. Điều này có thực sự đúng như vậy không?...

Đã gần 100 năm trôi qua kể từ khi các nước lớn nhỏ dần dần hợp pháp hóa nạo phá thai. Những người ủng hộ các chính sách này sử dụng nhiều lý lẽ khác nhau: có người kêu gọi nữ quyền, có người vì một gia đình bền vững, có người nói vì một thế hệ trẻ em tương lai không chịu khổ, v.v.. 

Tuy nhiên, đó chỉ là những lời tuyên truyền ngụy biện cho hệ lụy của nạo phá thai gây ra.

Tấm màn được tô vẽ đẹp đẽ

Trên phương diện cá nhân, bên ủng hộ cho rằng nó sẽ tốt cho phụ nữ: Khi được quyền tự quyết, họ có thể tự đưa ra các quyết định tốt hơn cho cuộc sống của mình. Họ có thể tiếp tục chương trình học đang dang dở, học lên cao hơn, tìm được công việc tốt hơn, thăng tiến ổn định, từ đó đóng góp tốt hơn cho gia đình và xã hội, rồi tương lai sẽ có điều kiện chăm sóc tốt hơn cho con cái.

Trên khía cạnh gia đình, bên ủng hộ nhấn mạnh “chất lượng gia đình”. Giải thích được đưa ra là đứa trẻ “không mong muốn” sẽ gây áp lực tâm lý cho cả hai. Nếu gia đình không có đủ điều kiện để nuôi dưỡng đứa bé thì sẽ tạo nên áp lực cho “gia đình”, rồi sẽ nảy sinh những mâu thuẫn không đáng có, và đe dọa “hạnh phúc gia đình”.

Chỉ khi cha mẹ không đưa ra bất kỳ điều kiện nào, con cái mới có thể phát triển hoàn toàn thuận theo tự nhiên và đạt được trạng thái tốt nhất của chúng.
"Chất lượng gia đình" sẽ được cải thiện nếu thực hiện nạo phá thai? (Pixabay)

Trên phương diện xã hội, bên ủng hộ nói trẻ em sinh ra không theo “kế hoạch” sẽ khiến mật độ dân số tăng cao, sẽ dẫn đến bùng nổ dân số, rồi dẫn đến các vấn đề kinh tế - xã hội, nghèo đói, tệ nạn, v.v.. kết quả dẫn đến cuộc sống nhân loại giảm sút. Vì thế, phá thai sẽ giúp kiểm soát dân số, bảo vệ xã hội.

Những lý lẽ này xuất hiện đầy trên các mặt báo, thậm chí trong cả luật định, ví dụ “Chính sách 1 con” của Trung Quốc, hay trong Planned Parenthood của Hoa Kỳ được phe Dân Chủ ủng hộ. Lối tư duy này đã ăn vào tiềm thức của không ít phụ nữ, khiến họ lo lắng đối với chính thiên chức của mình.

Trước những luận điệu này, không ít người đặt ra câu hỏi: trẻ em nằm ở đâu trong những ủng hộ đó? Để né tránh câu hỏi này, bên ủng hộ lại lập luận tiếp rằng “phá thai hợp pháp” sẽ làm giảm tình trạng lạm dụng trẻ em - là thế hệ tương lai. Điều này có thực sự như vậy không?

Nạo phá thai và 7 cơ chế tâm lý dẫn đến lạm dụng trẻ em

Năm 2005, một nghiên cứu của trường Đại học Bowling Green đã chỉ ra rằng, nguy cơ lạm dụng trẻ em ở phụ nữ từng phá thai là cao hơn 144% so với phụ nữ không phá thai. 

Theo Ủy ban Quốc gia Phòng chống Ngược đãi Trẻ em Hoa Kỳ, có 4 loại lạm dụng trẻ em chính, xếp theo tỷ lệ từ cao đến thấp như sau: 

    1. 55% - Bỏ bê
    2. 17% - Gây chấn thương thể chất
    3. 16% - Ngược đãi tình cảm và các ngược đãi khác
    4. 12% - Ngược đãi tình dục

Trong đó, 51% nạn nhân của lạm dụng trẻ em là bé gái, và độ tuổi trung bình của trẻ em bị xâm hại là 7 tuổi. Trong các vụ lạm dụng trẻ em dẫn đến tử vong, độ tuổi trung bình của nạn nhân là 3 tuổi.

Giải thích cho thực trạng này, Tiến sĩ Philip G. Ney, trưởng khoa Tâm thần tại Bệnh viện Royal Jubilee ở Canada, đã chỉ ra 7 cơ chế tâm lý, giải tại sao nạo phá thai có thể trực tiếp dẫn đến lạm dụng trẻ em:

Cơ chế 1: Phá thai khiến phụ nữ bất lực trong việc kiềm chế cơn thịnh nộ

Bản năng làm mẹ luôn hiện hữu trong mỗi người phụ nữ. Vì vậy, quyết định phá thai cũng là “lựa chọn” giết chết dần bản năng yêu thương và chăm sóc con cái của phụ nữ. Bản năng làm mẹ bị ức chế sẽ dẫn đến việc hình thành sự kiềm chế (không tự biết) những đối xử tốt với trẻ em.

Theo đó, phụ nữ sẽ gặp khó khăn trong việc kiềm chế bản thân khi tiếp xúc với trẻ nhỏ, đặc biệt là những đứa trẻ khó chiều. Đối với họ, việc bảo vệ và chăm sóc con cái là hết sức khó khăn vì họ thường không có đủ khả năng kiểm soát cơn thịnh nộ, họ thậm chí có thể bỏ mặc nếu đứa trẻ khó bảo, tệ hơn nữa là ngược đãi trẻ em.

Cơ chế 2: Suy giảm nhận thức cấm “xâm phạm người không có khả năng tự vệ”

Phá thai chính là hành vi tấn công một người không có khả năng tự vệ. Mà thai nhi chính là những mạng sống yếu ớt nhất và không có khả năng tự vệ nhất. Phụ nữ cũng vậy, thai phụ nào cũng trở nên đặc biệt nhạy cảm khi mang thai, nhiều định tưởng chừng là cảm tính lại chính là để bảo hộ mầm sống không hề có khả năng tự vệ.

Tuy nhiên, nếu đã có thể tấn công người không có khả năng tự vệ lần thứ nhất, thì họ sẽ dễ dàng làm điều đó với những người không có khả năng tự vệ khác. Đây là cơ chế thứ 2 khiến những người mẹ từng phá thai có xu hướng lạm dụng trẻ em nhiều hơn so với những người chưa từng phá thai.

Cha mẹ tức giận sẽ dưỡng thành con cái dễ nổi loạn, đa nghi mẫn cảm, nội tâm yếu ớt lại hung dữ. Khi đứa trẻ lớn lên, tính khí của nó cũng rất cáu kỉnh và khắc nghiệt.
Cha mẹ tức giận sẽ dưỡng thành con cái dễ nổi loạn, đa nghi mẫn cảm, nội tâm yếu ớt lại hung dữ. Khi đứa trẻ lớn lên, tính khí của nó cũng rất cáu kỉnh và khắc nghiệt... (Shutterstock)
Cơ chế 3: Phá thai làm gia tăng sự thù địch giữa các thế hệ

“Kẻ sống sót” nếu biết được rằng mình là sản phẩm “ngoài ý muốn” sẽ cảm thấy tội lỗi và tức giận. Tâm thái này như một quả bom nổ chậm không có hẹn giờ, những đứa trẻ này dễ thể hiện hành vi phẫn nộ, hung hăng thái quá hoặc tỏ ra rất vô lễ với cha mẹ và người lớn. Tuy nhiên, nó lại kích hoạt hành vi ngược đãi của người lớn.

Cơ chế 4: Làm mất giá trị trẻ em, làm giảm giá trị chăm sóc trẻ em

Cách đây chỉ hơn 50 năm, các bậc cha mẹ chấp nhận gian khổ, sẵn sàng hy sinh mọi thứ kể cả mạng sống của mình để con cái được khỏe mạnh và khôn lớn. Giờ đây, nhiều cha mẹ coi trẻ nhỏ là gánh nặng, cản trở sự thăng tiến trong công việc, là vướng bận cho việc hưởng thụ cuộc sống. 

Đối với những đứa con khỏe mạnh còn bị như vậy, còn đối với những trẻ sơ sinh bị tật nguyện, có người quan niệm chúng không xứng đáng được sống. Chính những quan niệm này đã mở cửa thêm rộng cho việc hợp pháp hóa nạo phá thai, từ đó bật đèn xanh cho nạn lạm dụng trẻ em.

Đảng Cộng hòa ủng hộ quyền được sống của thai nhi, phản đối việc nạo phá thai. Đảng Dân chủ có xu hướng tự do cá nhân nên coi việc nạo phá thai là vấn đề lựa chọn của cá nhân.
Đảng Cộng hòa ủng hộ quyền được sống của thai nhi, phản đối việc nạo phá thai. Đảng Dân chủ có xu hướng tự do cá nhân nên coi việc nạo phá thai là vấn đề lựa chọn của cá nhân. (Pixabay)
Cơ chế 5: Gia tăng cảm giác tội lỗi và căm thù bản thân của cha mẹ

Nhiều phụ nữ có cảm giác tội lỗi mạnh mẽ về việc phá thai của họ. Mà cảm giác tội lỗi là nguyên nhân cực kỳ phổ biến của việc đánh đập và lạm dụng trẻ em. Cảm giác này không chỉ đến từ nữ giới, nó cũng có thể đến từ nam giới. Trên thực tế, cảm giác tội lỗi là động lực chính của toàn bộ triết lý phản sống, đây được xem là một dạng tâm thần chống lại sự sống.

Cơ chế 6: Làm gia tăng sự thù địch giữa bố mẹ, trẻ em bị biến thành vật “tế thần”

Có những phụ nữ phẫn uất, tức giận khi người đàn ông trực tiếp hoặc gián tiếp gây áp lực, họ phải phá thai. Cũng có những trường hợp phụ nữ tội lỗi khi phá thai trái với ý muốn của bạn trai hoặc người chồng. 

Dù người nam hay người nữ bỏ qua khái niệm bào thai là sinh mệnh, thì đều là người phụ nữ trực tiếp nằm lên “bàn mổ”, và con họ chính là nạn nhân của trận chiến. Những nghiên của Schoenfeld và Barker trong thập kỷ này cũng ủng hộ cơ chế thứ 6, họ chỉ ra những phụ nữ từng phá thai có tỷ lệ lạm dụng trẻ em cao hơn nhiều.

Cơ chế 7: Cắt đứt liên kết đang phát triển giữa mẹ và trẻ sơ sinh, và cả khả năng làm mẹ

Sợi dây liên hệ mẹ-con trong quá trình mang thai rất mong manh và rất dễ bị ảnh hưởng bởi những thay đổi nhỏ, dù ở người mẹ hoặc thai nhi. Sự liên kết này phát triển theo thời gian  và  ngày càng thiêng liêng khi đứa trẻ được sinh ra. 

Phá thai làm cắt đứt tình cảm thiêng liêng giữa mẹ con mà thay vào đó là cảm giác tội lỗi, lòng căm thù bản thân, lòng tự trọng và trầm cảm sau khi phá thai. Những thay đổi tâm lý kéo dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình gắn kết với thai nhi trong lần mang thai tiếp theo. Theo đó, rất có thể việc phá thai dẫn đến làm hỏng mối liên kết này và là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc lạm dụng trẻ em. 

Hơn nữa, phá thai còn gây tổn hại đến mối quan hệ của người mẹ và những đứa trẻ sau, tức là làm giảm khả năng làm mẹ trong tương lai.

Sự sống còn của con trẻ gần như phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định của cha mẹ, gia đình và xã hội. 
Sự sống còn của con trẻ gần như phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định của cha mẹ, gia đình và xã hội. (lunar caustic Flickr - CC BY 2.0)

Nhìn chung, số liệu thống kê của Mỹ vẽ ra một bức tranh rõ ràng. Phá thai hợp pháp không làm giảm tình trạng lạm dụng trẻ em. Trên thực tế, điều hoàn toàn ngược lại đã xảy ra. 

Theo Trung tâm Quốc gia về Ngược đãi và Bỏ rơi Trẻ em Hoa Kỳ, lạm dụng trẻ em đã tăng hơn 1.000% kể từ khi phá thai được hợp pháp hóa vào năm 1973. Dữ liệu của Hoa Kỳ cũng cho thấy số ca tử vong do lạm dụng trẻ em tiếp tục tăng sau vụ kiện Roe v. Wade, cụ thể là tăng 400% từ năm 1972 đến năm 1990. 

Lạm dụng “thế hệ tương lai” do nhiều yếu tố phức tạp gây ra, nó có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng có một điều chắc chắn: nạo phá thai chính là một trong những nguyên nhân chính.

Minh Sang

Tài liệu tham khảo:
(1). Philip G. Ney, MD "Phá thai và lạm dụng trẻ em: Nguyên nhân, Hậu quả nào?" David Mall và Walter F. Watts, MD (Biên tập viên).
(2). Kỷ yếu hội thảo "Các khía cạnh tâm lý khi phá thai." Được tài trợ vào ngày 31 tháng 10 và ngày 1 tháng 11 năm 1978, bởi Trường Y khoa Stritch, Đại học Loyola, Chicago, Illinois. Được xuất bản bởi University Publications of America.
(3). Philip G. Ney, MD "Quan điểm của bác sĩ lâm sàng: Mối quan hệ giữa phá thai và lạm dụng trẻ em." Tạp chí Tâm thần học Canada , tháng 7 năm 1979, trang 610 đến 620.

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP