Nạn nhân sống sót từ cuộc bức hại của ĐCS Trung Quốc hồi tưởng lại những tháng ngày đen tối

Nạn nhân sống sót từ cuộc bức hại của ĐCS Trung Quốc hồi tưởng lại những tháng ngày đen tối

Nạn nhân sống sót từ cuộc bức hại của ĐCS Trung Quốc hồi tưởng lại những tháng ngày đen tối

Nạn nhân sống sót từ cuộc bức hại của ĐCS Trung Quốc hồi tưởng lại những tháng ngày đen tối

Nạn nhân sống sót từ cuộc bức hại của ĐCS Trung Quốc hồi tưởng lại những tháng ngày đen tối
Nạn nhân sống sót từ cuộc bức hại của ĐCS Trung Quốc hồi tưởng lại những tháng ngày đen tối
Thứ bảy, 28-12-2024 14:50, (GMT+07:00)
Nạn nhân sống sót từ cuộc bức hại của ĐCS Trung Quốc hồi tưởng lại những tháng ngày đen tối
06-10-2020 10:15

Từ năm 1999 đến năm 2001, cô Xiao bị bắt giam 3 lần tại cùng một trung tâm giam giữ địa phương vào thời điểm mùa đông khi thời tiết lạnh giá xuống âm độ C.

Các học viên Pháp Luân Công tham gia vào một buổi cầu nguyện dưới ánh nến kỷ niệm 20 năm cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc, trên Bãi cỏ phía Tây của Đồi Capitol vào ngày 18/7/2019. (Nguồn ảnh: Samira Bouaou / The Epoch Times)

Trung thu là một tết quan trọng thứ hai trong năm của Trung Quốc, khi các gia đình quây quần bên nhau cùng thưởng thức những chiếc bánh trung thu và ngắm ánh trăng rằm. Tuy nhiên, cô Xiao Ping lại không thể vui trong những ngày lễ đoàn tụ như thế này.

Trước một gian hàng nhỏ bày các băng rôn, tờ rơi và tập sách ở khu vực Flushing, New York, cô Xiao Ping đứng đó như thường lệ, mỉm cười chào những người qua đường và trao cho họ tờ thông tin. Đôi khi có người Trung Quốc đại lục đi ngang qua xúc phạm hoặc gọi cô là kẻ phản bội.

Trên gian hàng nhỏ của cô ghi dòng chữ: “Pháp Luân Đại Pháp là Tốt” và “Chân Thiện Nhẫn”.

Trung thu năm nay là tết thứ hai của cô Xiao ở New York. Cô là một học viên Pháp Luân Công, 47 tuổi, đến từ thành phố Nam Xương phía đông nam của Trung Quốc. Để thoát khỏi cuộc đàn áp không ngừng của của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mà Giang Trạch Dân đã phát động nhắm vào Pháp Luân Công, cô Xiao đã rời khỏi nước mình vào tháng 8/2019 cùng với cậu con trai tuổi đang ở độ tuổi thiếu niên.

Khi nói về những người thân yêu của cô đang còn ở quê nhà, bao gồm chồng, em gái, mẹ già (đã ngoài 80 tuổi) và những người bạn cũng bị bức hại vì đức tin của họ, cô Xiao rưng rưng. Cô cho biết chị gái từng nói với cô trong một cuộc điện thoại rằng: “Em đã lựa chọn đúng đắn để đến Mỹ, nhưng chị không thể chịu nổi khi phải rời xa em”.

Học viên Pháp Luân Công Xiao Ping trước quầy giới thiệu của mình tại Flushing, New York
Học viên Pháp Luân Công Xiao Ping trước quầy giới thiệu của mình tại Flushing, New York, hôm 1.10.2020 (The Epoch Times)

Bị bắt giữ

Pháp Luân Đại Pháp, còn được gọi là Pháp Luân Công, là một pháp môn tu luyện theo nguyên lý Chân - Thiện - Nhẫn cùng 5 bài công pháp. Môn tu luyện này đã trở nên phổ biến ở Trung Quốc vào những năm 1990 - cho đến khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động một chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công trên khắp đất nước vào năm 1999.

Vào năm 1999, toàn Trung Quốc có khoảng 70 triệu đến 100 triệu người thực hành môn tu luyện này. Những học viên này đã trở thành mục tiêu cho các hoạt động tra tấn, bỏ tù, cưỡng bức lao động và mổ cướp nội tạng sống. Đồng thời, ĐCSTQ đã triển khai các hoạt động tuyên truyền rộng rãi để bôi nhọ thanh danh của những học viên Pháp Luân Đại Pháp và kích động lòng thù hận trong người dân đối với môn tu luyện này.

Từ năm 1999 đến năm 2001, cô Xiao bị bắt giam 3 lần tại cùng một trung tâm giam giữ địa phương vào thời điểm mùa đông khi thời tiết lạnh giá xuống âm độ C. Khi bị giam, thức ăn hàng ngày của cô Xiao là một ít rau luộc có các con giòi nổi ở trên và cát ở dưới.

Cô nói: “Mỗi miếng rau đều dính đầy cát. Nếu bạn muốn bỏ cát ra, thì bạn phải bỏ cả rau".

Bên trong phòng giam nhỏ, hàng chục người phải ngủ trên một tấm ván gỗ cứng mà chỉ đủ chỗ cho nửa số người. Tấm ván bị nghiêng, buộc mọi người phải ngủ gối đầu vào nhau và không thể động đậy hoặc thay đổi vị trí.

“Khi cơ thể bị mỏi, thì tất cả chúng tôi đều phải… xoay cơ thể theo hướng khác cùng một lúc”. Còn vào ban ngày, họ sẽ ngồi trên một băng ghế bê tông cạnh giường.

Vì thiếu dinh dưỡng, các tù nhân bị táo bón kéo dài hàng tuần, rồi bị tiêu chảy nhiều ngày khi họ được nhà tù cho ăn thịt lợn mỗi tháng một lần từ lợn được nuôi bởi tù nhân.

Nước tắm rất lạnh vào mùa đông và thường bị ngắt trước khi các tù nhân tắm xong. Vì quá lạnh, nên đôi khi cô chỉ dùng khăn ướt để lau người. 

Năm 2001, cô bị chuyển từ trại giam sang trại lao động. Cô đã bị ở đó 5 tháng và làm áo len cho động vật mà theo cô là một mặt hàng để xuất khẩu. Khi không làm việc, các học viên bị bắt ngồi xem các video tuyên truyền phỉ báng Pháp Luân Công. Các lính canh sẽ không cho phép người thân của tù nhân đến thăm họ trừ khi các tù nhân hét lên những lời xúc phạm về môn tập luyện này, cô Xiao cho biết.

Vào năm 2015, cô Xiao và hàng chục học viên địa phương khác đã đệ đơn kiện Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo ĐCSTQ, người đã phát động chiến dịch bức hại Pháp Luân Công và kích động sự thù địch từ chính quyền đối với môn tập.

Phòng 610 là cơ quan được thành lập ngoài pháp luật để thực hiện cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Phó giám đốc của phòng này ở địa phương đã đến nơi làm việc của từng học viên để gây áp lực buộc họ bị sa thải. Cô Xiao là một trong số khoảng 10 học viên đã mất việc trong 2 năm sau đó.

Khi sa thải cô, một nhân viên tại sở làm đã chỉ tay vào mũi cô và nói rằng: “Mọi người đều nói các vị là người tốt, nhưng vậy thì sao? Các người không được phép [chính phủ] cho làm việc. Nếu các người tập Pháp Luân Công, thì các người là kẻ thù, kẻ thù, kẻ thù”.

Giới chức thậm chí còn cố gắng thẩm vấn con trai của cô Xiao, khi đó đang học lớp sáu. Sau đó, họ đã gửi một bức thư thông qua giáo viên của cậu bé để hỏi về môn tập này.

Vết thương đang lành

Những năm tháng đau thương đã để lại dấu ấn trong lòng con trai cô. Khi chủ nhà ở New York đến giúp mẹ con cô lắp mạng Internet, phản ứng đầu tiên của cậu bé là giấu các cuốn sách về Pháp Luân Công của họ vào ngăn kéo để chủ nhà không nhìn thấy chúng.

Cô Xiao cho biết, khi nhìn thấy hành động nhỏ đó, trái tim của cô đau nhói. Cô giải thích với con trai rằng cô và cậu bé “hiện đang ở Mỹ” và không cần phải giấu sách đi nữa.

Giống như nhiều người nhập cư mới, cô Xiao làm một số công việc và chăm sóc con trai mình. Ngoài ra, cô dành thời gian để tu luyện bản thân và chia sẻ thông tin để nâng cao nhận thức về cuộc bức hại đã và đang diễn ra tại Trung Quốc. Cô Xiao nói, công việc hàng ngày không là gì so với "sự cùng cực" mà cô đã trải qua ở Trung Quốc.

Một học viên Pháp Luân Công bằng tuổi cô cư ngụ ở cùng thành phố của cô Xiao tại Trung Quốc, gần đây đã bị tuyên án 9 năm rưỡi tù sau khi ngồi tù 9 năm trước đó. Cô Xiao nói: “Có bao nhiêu ‘9 năm’ trong cuộc đời của một người?”.

Học viên Pháp Luân Công, cô Xiao Ping tại Công viên ở Flushing, New York, vào ngày 26/9/2020. (Nguồn ảnh: Linda Lin / The Epoch Times)

Trước Tết Trung thu, cô Xiao đã cùng hàng trăm học viên Pháp Luân Công ở New York gửi lời chúc tới người sáng lập Pháp Luân Công, Đại sư Lý Hồng Chí.

Rời Trung Quốc và đến Mỹ, cô Xiao cảm thấy nhẹ nhàng hơn và “ngay cả việc thở cũng cảm thấy dễ dàng hơn,” cô nói. Cô nhớ lại một sự kiện tại Quảng trường Thời đại vào tháng 9/ 2019, khi khoảng 100 học viên tham gia một sự kiện ngồi thiền.

Đó là lần đầu tiên sau nhiều năm cô có thể hoàn toàn yên tâm và quên mình đang ở đâu.

Nguyễn Minh
Theo Epoch Times tiếng Anh

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP