Năm “vận hạn” 2020: Thế giới đang thực sự trong vòng nguy hiểm

Năm “vận hạn” 2020: Thế giới đang thực sự trong vòng nguy hiểm

Năm “vận hạn” 2020: Thế giới đang thực sự trong vòng nguy hiểm

Năm “vận hạn” 2020: Thế giới đang thực sự trong vòng nguy hiểm

Năm “vận hạn” 2020: Thế giới đang thực sự trong vòng nguy hiểm
Năm “vận hạn” 2020: Thế giới đang thực sự trong vòng nguy hiểm
Chủ nhật, 29-12-2024 08:07, (GMT+07:00)
Năm “vận hạn” 2020: Thế giới đang thực sự trong vòng nguy hiểm
10-08-2020 09:50

Năm 2020 đã “quy tụ” nhiều sự kiện kinh hoàng xảy ra một cách đột ngột trên khắp thế giới. Bầy châu chấu khổng lồ đang tàn phá trên diện rộng, những cơn bão cực kỳ bất thường đang làm nhiễu loạn các nhà khí tượng học, núi lửa im lìm trong quá khứ giờ đang dần “bừng tỉnh” cùng các trận động đất liên miên, và năm căn bệnh cực kỳ nguy hiểm đang càn quét khắp toàn cầu…

Bảy ấn, bảy kèn, và bảy bát được nhắc đến trong cuốn Khải Huyền là ba chuỗi sự kiện nối tiếp nhau nói về sự xét đoán của Thiên Chúa trong thời kỳ cuối. Những sự xét đoán này càng lúc trở nên tồi tệ hơn và thảm họa hơn khi thời kỳ cuối tiến triển. Và phải chăng năm 2020 là năm cực kỳ nguy hiểm với các loại dịch bệnh, thiên tai, cháy nổ, chiến tranh…. xảy ra liên miên trên toàn thế giới.

Bảy ấn, bảy kèn, và bảy bát được nhắc đến trong cuốn Khải Huyền là ba chuỗi sự kiện nối tiếp nhau nói về sự xét đoán của Thiên Chúa trong thời kỳ cuối.
Bảy ấn, bảy kèn, và bảy bát được nhắc đến trong cuốn Khải Huyền là ba chuỗi sự kiện nối tiếp nhau nói về sự xét đoán của Thiên Chúa trong thời kỳ cuối. (Wikimedia Commons)

Ngày tận thế dường như đang ở rất gần nếu con người tin vào những lời tiên tri của Cơ đốc giáo về coronavirus và bầy châu chấu. Đây là lý do tại sao những người Thiên Chúa giáo tin rằng, chúng ta đang sống trong thời kỳ tận diệt rực lửa. Và coronavirus chỉ là một trong 10 “đại nạn” hiện đang ám ảnh chúng ta”: 

  • “Đội quân” châu chấu
  • Các kiểu thời tiết dị thường
  • Lũ lụt chưa từng có
  • Động đất lớn
  • Núi lửa phun trào bất thường,
  • Virus corona Vũ Hán
  • Dịch tả lợn châu Phi
  • Cúm lợn H1N1
  • Cúm gia cầm H5N1
  • Cúm gia cầm H5N8

Một số đoạn trong Sách Khải Huyền đã nói về việc rất nhiều người sẽ bị đào thải bởi bệnh tật và dịch bệnh. Chúa Giê-su báo trước có nhiều dịch bệnh nguy hiểm sẽ lây lan nhanh chóng và giết hại nhiều người: “Sẽ có những trận động đất lớn, hết nơi này đến nơi khác có đói kém và dịch bệnh; sẽ có những cảnh tượng đáng sợ; và từ trời sẽ xuất hiện những dấu lạ lớn”.  (Lu-ca 21:11)

“Sẽ có những trận động đất lớn, hết nơi này đến nơi khác có đói kém và dịch bệnh; sẽ có những cảnh tượng đáng sợ; và từ trời sẽ xuất hiện những dấu lạ lớn”.
“Sẽ có những trận động đất lớn, hết nơi này đến nơi khác có đói kém và dịch bệnh; sẽ có những cảnh tượng đáng sợ; và từ trời sẽ xuất hiện những dấu lạ lớn”. (Wikimedia Commons)

 

1. Bùng phát các loại virus BÍ ẨN ăn thịt người nguy hiểm

Năm 2020 dường như là năm của các bệnh truyền nhiễm, với đại dịch virus Vũ Hán đang diễn ra, ngoài ra còn có căn bệnh viêm phổi bí ẩn mới nguy hiểm hơn cả coronavirus đang quét qua châu Á, bệnh dịch hạch ở Trung Quốc, bệnh sốt xuất huyết ở Florida, Coronavirus đột biến, cùng sự xuất hiện của một loại vi khuẩn “ăn thịt người”. Chúng ta đang bị tấn công bởi những con virus nhỏ bé và không nhìn thấy hồi kết…. 

Khi thế giới vẫn đang vật lộn để vượt qua đại dịch virus corona Vũ Hán, thì một loại virus mới đến từ Trung Quốc đã xuất hiện. Loại virus mới này đã bắt đầu tấn công Trung Quốc gây tử vong, và các chuyên gia cảnh báo thế giới phải cảnh giác và thận trọng. 

Bệnh viêm phổi bí ẩn tàn phá châu Á

Một loại 'bệnh viêm phổi không rõ nguyên nhân' có tỷ lệ tử vong cao hơn virus Vũ Hán được cho là bùng phát ở Kazakhstan. Đại sứ quán Trung Quốc, dẫn các báo cáo của phương tiện truyền thông địa phương, cho biết tại các quận Atyrau và Aktobe cũng như thành phố Skymkent đã chứng kiến ​​số ca mắc bệnh tăng đột biến kể từ giữa tháng 6/2020.

Bộ Y tế Kazakhstan cũng ghi nhận hơn 32.000 trường hợp mắc bệnh viêm phổi và 451 trường hợp tử vong vì căn bệnh này chỉ tính riêng từ ngày 29/6 đến ngày 5/7. Quốc gia Trung Á này hiện đã có 1.772 người chết trong nửa đầu năm, trong số đó có cả công dân Trung Quốc.

Một loại 'bệnh viêm phổi không rõ nguyên nhân' có tỷ lệ tử vong cao hơn virus Vũ Hán được cho là bùng phát ở Kazakhstan.
Một loại 'bệnh viêm phổi không rõ nguyên nhân' có tỷ lệ tử vong cao hơn virus Vũ Hán được cho là bùng phát ở Kazakhstan. (Getty)

Bùng phát bí ẩn chủng vi khuẩn “ăn thịt người” tại Úc

Hiện nước Úc đang điên đảo với loại vi khuẩn đáng sợ này, gây ra chứng bệnh nhiệt đới có tên là loét Buruli. “Ổ” bệnh tập trung ở vùng ngoại ô thanh bình của bán đảo Mornington (Melbourne). 

Úc đã ghi nhận ​​những trường hợp mắc bệnh kể từ những năm 1930. Nhưng kể từ năm 2017, số nạn nhân bị nhiễm loại vi khuẩn ăn thịt hiếm thấy này gia tăng nhanh chóng, và hiện nay số người mắc tăng 400% với mức độ nghiêm trọng mà không rõ nguyên nhân. 

Các nhà chức trách tại bang Victoria (Úc), nơi có khá nhiều người nhiễm bệnh cho biết họ đã chi tới 1 triệu đôla Úc cho các nghiên cứu nhằm giải mã những bí ẩn về loại vi khuẩn đáng sợ này.

Căn bệnh hiếm gặp này là do vi khuẩn Mycobacterium gây ra. Nó được đặt tên theo hạt Buruli ở Uganda (châu Phi), nơi các nhà khoa học lần đầu tiên xác định các triệu chứng của bệnh. 

Khi vi khuẩn xâm nhập vào da, chúng sẽ tiết ra một loại độc tố được gọi là mycolactone, phá hủy tế bào da, các mạch máu nhỏ và mỡ dưới da từ đó gây lở loét khoét sâu vào thịt. Căn bệnh này để lại những vết thương đau đớn, gây suy nhược, dẫn đến nguy cơ biến dạng vĩnh viễn hoặc tàn tật nếu không được điều trị kịp thời.

Kể từ năm 2017, số nạn nhân bị nhiễm loại vi khuẩn ăn thịt hiếm thấy này gia tăng nhanh chóng, và hiện nay số người mắc tăng 400% với mức độ nghiêm trọng mà không rõ nguyên nhân. 
Kể từ năm 2017, số nạn nhân bị nhiễm loại vi khuẩn ăn thịt hiếm thấy này gia tăng nhanh chóng, và hiện nay số người mắc tăng 400% với mức độ nghiêm trọng mà không rõ nguyên nhân. (idpjournal.biomedcentral.com)

Vi khuẩn không chỉ gây hại cho các mô nơi nó “trú ẩn”, mà còn ngăn hệ thống miễn dịch “xây” hệ thống phòng thủ. Khuẩn mycolactone cũng cùng một chủng vi sinh vật gây ra  bệnh lao, bệnh phong và một số bệnh khác. 

Bệnh loét Buruli là một vấn đề sức khỏe toàn cầu, đã có mặt tại 33 quốc gia, nhưng số ca mắc cao nhất vẫn là ở các nước Tây và Trung Phi.

Chủng đột biến mới Corona Vũ Hán lây lan nhanh hơn nhiều

Một đột biến trong protein cho phép Virus Corona Vũ Hán xâm nhập vào tế bào có thể khiến virus lây lan dễ dàng hơn. Đây là đột biến gen của D614 - chủng khiến dịch bệnh khởi phát tại thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) hồi đầu năm. Đột biến này không phải là mới, nó xuất hiện với mức độ thấp trong các mẫu lấy từ bệnh nhân nhiễm virus Vũ Hán vào tháng 2/2020. 

Nhưng biến thể này của virus (có biệt danh là biến thể “G”) dường như xuất hiện ngày càng nhiều trong các mẫu virus được lấy từ những người bị nhiễm gần đây so với thời kỳ đầu của đại dịch, và trở thành chủng virus corona phổ biến nhất đang lây lan khắp thế giới được đặt tên là G614.

Bette Korber, nhà sinh vật học tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos (New Mexico, Mỹ) đã lập luận trên tạp chí Cell rằng, sự gia tăng biến thể “G” của coronavirus mới là do chọn lọc tự nhiên. Nghiên cứu cho thấy chủng đột biến “G” lây lan mạnh hơn gấp 9 lần chủng cũ và báo hiệu một vụ bùng phát mới. Hiện có khoảng gần 20 triệu ca nhiễm trên toàn thế giới. 

Nghiên cứu cho thấy chủng đột biến “G” lây lan mạnh hơn gấp 9 lần chủng cũ và báo hiệu một vụ bùng phát mới. Hiện có khoảng gần 20 triệu ca nhiễm trên toàn thế giới. 
Nghiên cứu cho thấy chủng đột biến “G” lây lan mạnh hơn gấp 9 lần chủng cũ và báo hiệu một vụ bùng phát mới. Hiện có khoảng gần 20 triệu ca nhiễm trên toàn thế giới. (Getty)

“Cái chết đen” đã quay trở lại Trung Quốc

Không chỉ phải đối phó với làn sóng tái bùng dịch virus Vũ Hán, vừa qua, thành phố Bayannur nằm ở phía tây bắc Nội Mông (Trung Quốc) đã bị đặt trong tình trạng báo động cao sau khi xác nhận một trường hợp tử vong vì dịch hạch hay còn gọi là Cái chết đen. Giới chức Bayan Nur cũng đã phong tỏa khu vực bệnh nhân chết và cách ly những người tiếp xúc gần.

Cụm từ “cái chết đen” ngày nay được biết đến với tên bệnh dịch hạch do vi khuẩn Yersina pestis gây ra, được nhà sinh vật học người Pháp Alexandre Yersin phát hiện vào cuối thế kỷ 19, lây lan qua đường không khí, qua tiếp xúc hoặc qua các vết cắn của bọ hoặc chuột.

Theo Tân Hoa xã, chính quyền ở khu tự trị Nội Mông đã ban hành cảnh báo cấp độ 3 trên toàn thành phố về công tác phòng chống và kiểm soát bệnh dịch. Các cơ quan y tế đã ban hành cảnh báo địa phương cũng thông báo, cảnh báo có hiệu lực từ ngày 7/8 và kéo dài đến hết năm 2020 vì nguy cơ lây lan. 

Vào ngày 1/7, Tân Hoa Xã đưa tin về hai trường hợp nhiễm bệnh và tử vong tại tỉnh Khovd, miền Tây Mông Cổ. Cho đến nay, đã có khoảng 146 người tiếp xúc với nạn nhân đã được cách ly, điều trị tại các bệnh viện địa phương. 

“Cái chết đen” là một trong những thảm họa tồi tệ nhất được ghi lại trong lịch sử nhân loại bởi căn bệnh gây chết người hoành hành khắp châu Âu, thay đổi hoàn toàn nền kinh tế và xã hội của cả châu lục này.
“Cái chết đen” là một trong những thảm họa tồi tệ nhất được ghi lại trong lịch sử nhân loại bởi căn bệnh gây chết người hoành hành khắp châu Âu, thay đổi hoàn toàn nền kinh tế và xã hội của cả châu lục này. (lakenheath.af.mil)

Tại bang New Mexico (Mỹ), một nam thanh niên 20 tuổi cũng chết vì dịch hạch chỉ sau đúng một ngày nạn nhân ở Mông Cổ tử vong. Đã có 35 người tiếp xúc với nạn nhân được đưa vào diện cách ly. 

“Cái chết đen” là một trong những thảm họa tồi tệ nhất được ghi lại trong lịch sử nhân loại bởi căn bệnh gây chết người hoành hành khắp châu Âu, thay đổi hoàn toàn nền kinh tế và xã hội của cả châu lục này. Nạn dịch đã giết chết 30-60% dân số của châu Âu (tương đương 25 - 50 triệu người), và giảm dân số toàn cầu từ khoảng 450 triệu người xuống còn 350 - 375 triệu người vào năm 1400. 

Nhiều người cho rằng bệnh dịch hạch này là sự “trừng phạt của Thần vì những tội lỗi do thế gian con người gây ra”, và giờ đây nó đang quay lại Trung Quốc. 

Virus Bunya từ Trung Quốc khiến thế giới phải khiếp sợ

Khi thế giới vẫn đang quay cuồng với virus Vũ Hán thì có một loại virus mới xuất hiện khiến chúng ta khiếp đảm hơn. Căn bệnh truyền nhiễm mới do virus lây lan từ bọ ve đã khiến 7 người tử vong và lây nhiễm cho 60 người khác ở Trung Quốc, trong đó 37 người ở tỉnh Giang Tô, 23 người ở An Huy đã được chẩn đoán bị hội chứng sốt giảm tiểu cầu. Năm 2011, Trung Quốc đã phân lập được mầm bệnh của virus thuộc chủng Bunyavirus. 

Bunyavirus có thể dẫn đến hội chứng giảm tiểu cầu, gây ra bệnh sốt xuất huyết do virus và hiện đang bùng phát trở lại ở các vùng nông thôn của Trung Quốc. 

Các chuyên gia hiện tin rằng virus này có thể lây truyền từ người sang người, và mọi người có thể lây nhiễm cho người khác qua đường máu, đường hô hấp và vết thương. Virus cũng có thể lây sang người qua động vật bị nhiễm bệnh. Hầu hết mọi người bị nhiễm từ vết cắn của bọ ve. 

Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Đài Loan cho biết loại virus bunya mới này có tỷ lệ tử vong khoảng 10%. Các triệu chứng phổ biến như sốt, mệt mỏi, buồn nôn, đau bụng và giảm cảm giác thèm ăn. Nó có thể dẫn đến suy đa tạng và tử vong. 

Loại virus này được phát hiện lần đầu tiên ở các tỉnh Hà Nam, An Huy vào năm 2009. Căn bệnh này kể từ đó đã lây lan sang Đài Loan, mà nạn nhân gần đây là một người đàn ông 70 tuổi bị sốt và nôn mửa dữ dội sau khi nhiễm virus vào năm ngoái. Nạn nhân không có lịch sử du lịch quốc tế gần đây nhưng thường đi bộ trên núi. Hiện không có vắc xin hoặc loại thuốc đặc hiệu để “trị” virus Bunya.

Hiện không có vắc xin hoặc loại thuốc đặc hiệu để “trị” virus Bunya.
Hiện không có vắc xin hoặc loại thuốc đặc hiệu để “trị” virus Bunya. (Pixabay)

Sốt xuất huyết ở Florida Keys

Trường hợp thứ 11 của sốt xuất huyết do muỗi truyền đã được xác nhận tại Florida Keys - chuỗi hòn đảo trải rộng từ mũi cực nam của bang Florida (Mỹ). Bộ Y tế Florida cho biết tất cả các trường hợp nhiễm bệnh đều ở Key Largo. Các nhà khoa học hiện đang tiến hành các nghiên cứu dịch tễ học để xác định nguồn gốc và mức độ của những ca nhiễm này .

Bệnh lây truyền qua vết đốt của muỗi cái Aedes aegypti, là một loài xâm lấn cũng lây lan các bệnh như sốt vàng da, Zika và chikungunya. Vừa qua, công ty công nghệ sinh học Oxitec (Anh) đã chọn Mỹ làm nơi thử nghiệm phiên bản đặc biệt của muỗi vằn (Aedes aegypti). Những con muỗi chứa một loại protein giúp tiêu diệt muỗi cái non, ngăn chúng đốt người và truyền bệnh như sốt xuất huyết hay Zika. 

Cơ quan Nông nghiệp và Dịch vụ tiêu dùng Florida đã phê duyệt kế hoạch thả hàng triệu con muỗi ở Florida Key nhưng đã gặp phải sự phản đối của các tổ chức bảo tồn. 

Bệnh sốt xuất huyết ở Florida (Mỹ) lây truyền qua vết đốt của muỗi cái Aedes aegypti, là một loài xâm lấn cũng lây lan các bệnh như sốt vàng da, Zika và chikungunya.
Bệnh sốt xuất huyết ở Florida (Mỹ) lây truyền qua vết đốt của muỗi cái Aedes aegypti, là một loài xâm lấn cũng lây lan các bệnh như sốt vàng da, Zika và chikungunya. (Wikimedia Commons)

Bùng phát dịch do khuẩn Salmonella tại Mỹ

Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ tin rằng gia cầm thả vườn - đặc biệt là gà con và vịt con - là nguyên nhân bùng phát dịch Salmonella tại 30 bang nước Mỹ, khiến gần 1.000 người nhiễm bệnh, trong đó có một người tử vong.

Ngoại trừ Hawaii và Rhode Island hiện báo cáo có ít nhất một trường hợp nhiễm bệnh liên quan đến gia cầm, thì Kentucky và Tennessee hiện là hai bang bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Những người nhiễm khuẩn Salmonella có độ tuổi từ 1 đến 94 tuổi. Một đợt bùng phát vi khuẩn salmonella riêng biệt liên quan đến hành tím cũng gây ra gần 400 trường hợp tại  34 bang trong tháng 7 vừa qua.  

Các triệu chứng của nhiễm khuẩn Salmonella gồm tiêu chảy, sốt và đau quặn bụng. Những người bị bệnh do vi khuẩn này thường có các triệu chứng trong vòng 6 giờ đến 6 ngày sau khi tiếp xúc. 

Salmonella có thể lây lan từ ruột vào máu và sau đó xâm chiếm đến các vị trí khác trong cơ thể, nhưng hầu hết mọi người đều tự khỏi mà không cần điều trị. Bệnh thường kéo dài từ bốn đến bảy ngày. Trong một số trường hợp hiếm hoi, nhiễm khuẩn salmonella có thể gây tử vong ở những người có hệ thống miễn dịch suy yếu.

Salmonella có thể lây lan từ ruột vào máu và sau đó xâm chiếm đến các vị trí khác trong cơ thể, nhưng hầu hết mọi người đều tự khỏi mà không cần điều trị.
Salmonella có thể lây lan từ ruột vào máu và sau đó xâm chiếm đến các vị trí khác trong cơ thể, nhưng hầu hết mọi người đều tự khỏi mà không cần điều trị. (Pikist)

Virus mới giết chết hàng trăm con voi ở Botswana

356 con voi đã chết ở phía bắc Botswana (châu Phi) trong một vụ chết hàng loạt bí ẩn được các nhà khoa học mô tả là "thảm họa bảo tồn". 

Một loạt các trường hợp voi chết được báo cáo lần đầu tiên ở đồng bằng sông Okavango vào đầu tháng 5/2020, với 169 cá thể chết vào cuối tháng. Đến giữa tháng 6, con số đã tăng hơn gấp đôi, với 70% số voi chết tập trung quanh các hồ nước. 

Người dân bản địa đã nhìn thấy những con voi đi vòng tròn xung quanh hồ nước trước khi gục chết – một dấu hiệu cho thấy chúng có thể bị ảnh hưởng thần kinh. Việc những con kền kền không ăn xác voi chết càng khiến người dân lo ngại về nguyên nhân khiến những con voi đang khỏe mạnh bỗng lăn ra chết.

“Đây là một sự chết chóc hàng loạt ở cấp độ chưa từng thấy”, Tiến sĩ Niall McCann, Giám đốc bảo tồn của Tổ chức từ thiện National Park Rescue có trụ sở tại Anh cho biết,  “ngoài hạn hán, tôi không thể lý giải về những cái chết hàng loạt của đàn voi là do nguyên nhân gì”

Chính phủ Botswana vẫn chưa thử nghiệm các mẫu nên không có thông tin về nguyên nhân gây ra cái chết hoặc liệu chúng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe con người hay không. Hai khả năng chính là ngộ độc hoặc một mầm bệnh không xác định. Bệnh than - được coi là nguyên nhân khả dĩ nhất - đã được loại trừ.

Virus Ebola bùng phát trở lại ở Congo

Với 48 ca nhiễm và 20 ca tử vong, virus Ebola đang lan rộng ở phía Tây Bắc Congo vào tháng 6/2020.

Đây là đợt bùng phát dịch Ebola lần thứ 11 tại Congo trong bối cảnh bệnh sốt xuất huyết đang hoành hành tại tỉnh Equateur. Virus gây sốt xuất huyết được gọi là Zaire, lây truyền qua tiếp xúc với máu, dịch cơ thể, dịch tiết hoặc nội tạng của người bị nhiễm bệnh hoặc đã chết, tỉ lệ tử vong lên tới 90%, theo WHO.

Quốc gia này cũng đang chiến đấu với sự bùng phát đại dịch virus Vũ Hán với 3.195 ca nhiễm và 72 trường hợp tử vong. Chỉ riêng tại thủ đô Kinshasa đã chiếm tới 2.896 ca nhiễm.

Đồng loạt các chủng virus nguy hiểm “xuất trận” phải chăng báo hiệu chúng ta đang ở thời kỳ đầu của ngày Tận thế, và loài người có thể bị xóa sổ bởi một loại virus đến từ hư không? 

Xuân Trường  - Theo NTDVN

Tiếp theo: Vì sao các vụ nổ và hỏa hoạn liên hoàn xảy ra trong năm 2020?

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP