Năm 2020, Bộ Tài chính dự kiến tăng thu ngân sách trên 3% so với dự toán

Năm 2020, Bộ Tài chính dự kiến tăng thu ngân sách trên 3% so với dự toán

Năm 2020, Bộ Tài chính dự kiến tăng thu ngân sách trên 3% so với dự toán

Năm 2020, Bộ Tài chính dự kiến tăng thu ngân sách trên 3% so với dự toán

Năm 2020, Bộ Tài chính dự kiến tăng thu ngân sách trên 3% so với dự toán
Năm 2020, Bộ Tài chính dự kiến tăng thu ngân sách trên 3% so với dự toán
Thứ bảy, 04-01-2025 13:43, (GMT+07:00)
Năm 2020, Bộ Tài chính dự kiến tăng thu ngân sách trên 3% so với dự toán
13-01-2020 13:33

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết năm 2020, ngành tài chính sẽ tăng thu ngân sách Nhà nước trên 3% so với dự toán Quốc hội quyết định, tổ chức điều hành chi ngân sách theo dự toán.

Công nhân thu hoạch quả cà phê trong một trang trại tại Gia Lai. (Ảnh: Nguyen Quang Ngoc Tonkin/Shutterstock)

Năm 2020, dự toán thu Ngân sách Nhà nước (NSNN) do Quốc hội phê duyệt là 1.512,3 nghìn tỷ đồng. Dự toán chi là 1.747,1 nghìn tỷ đồng. Bội chi ngân sách trung ương là 217,8 nghìn tỷ đồng; bội chi ngân sách địa phương 17 nghìn tỷ đồng.

Bộ Tài chính sẽ tiếp tục thực hiện các quy định về chính sách tạo nguồn cải cách tiền lương, trong đó từ năm 2019 dành 40% tăng thu thực hiện của ngân sách trung ương và 70% tăng thu thực hiện so với dự toán của ngân sách địa phương để tạo nguồn cải cách tiền lương trong năm 2020 và tích lũy cho giai đoạn 2021 – 2025.

Về chi NSNN, Bộ này dự kiến sẽ kiểm soát bội chi NSNN trong phạm vi 3,44% GDP; cố gắng kiểm soát để đến cuối năm 2020, dư nợ công không quá 54,3%GDP, nợ Chính phủ không quá 48,5% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 45,5% GDP.

Năm 2019, theo số liệu của Bộ Tài chính, thu cân đối NSNN đến ngày 31/12/2019 là 1.549,5 nghìn tỷ đồng, vượt 138,2 nghìn tỷ đồng, tăng 9,79% so với dự toán, tăng 8,7% so với thực hiện năm 2018.

Trong đó, tỷ trọng thu nội địa tăng từ mức khoảng 68% bình quân giai đoạn 2011 – 2015 lên trên 82% năm 2019; tỷ trọng thu dầu thô giảm dần, từ mức bình quân khoảng 13% giai đoạn 2011 – 2015 xuống còn khoảng 3,6% năm 2019; thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu đã giảm từ mức 18,2% bình quân giai đoạn 2011 – 2015 xuống còn 13,9% năm 2019.

Tỷ lệ động viên vào NSNN khoảng 25,7% GDP, huy động từ thuế và phí khoảng 21,1% GDP (mục tiêu giai đoạn 2016-2020 tương ứng là 23,5% GDP và 21% GDP).

Đáng chú ý, thu ngân sách trung ương vượt 32 nghìn tỷ đồng, tăng 4% so với dự toán; thu ngân sách địa phương vượt trên 106,2 nghìn tỷ đồng, tăng 17,7% so với dự toán.

63/63 tỉnh, thành phố vượt dự toán thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn; 60/63 tỉnh, thành phố đạt và vượt dự toán thu ngân sách địa phương.

Năm 2019, thu ngân sách nhà nước của TP.HCM đạt 409.923,4 tỷ đồng, vượt 2,71% dự toán và tăng 8,29% so với năm 2018. Đây là năm có mức thu ngân sách nhà nước cao kỷ lục từ trước đến nay của TP.HCM, vượt con số 400.000 tỷ đồng.

Trong thu nội địa, thu từ khu vực kinh tế được 157.054 tỷ đồng, đạt 89,51% dự toán và tăng 9,04%…

Về cơ cấu chi NSNN 2019, chi thường xuyên còn khoảng 61% tổng chi NSNN (mục tiêu là dưới 64%); chi đầu tư phát triển năm 2019 đạt khoảng 27% (mục tiêu là 25 – 26%).

Bội chi NSNN năm 2019 ước khoảng 3,44% GDP thực hiện (dự toán 3,7% GDP). Chính phủ trong năm có phát hành trái phiếu chính phủ để bù đắp bội chi và trả nợ gốc.

Đến cuối năm 2019, dư nợ công dưới 55% GDP, nợ chính phủ dưới 48,5% GDP (trong đó: nợ trong nước chiếm 62,3%, nợ ngoài nước chiếm 37,7%), nợ nước ngoài quốc gia khoảng 45,8% GDP (Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ quy định các tỷ lệ nợ công và nợ nước ngoài quốc gia các năm trong giai đoạn 2016 – 2020 tương ứng là không quá 65% GDP, không quá 54% GDP và không quá 50% GDP).

Sơn Nguyên - Theo Tri Thức VN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP