Mỹ tiếp tục các cuộc điều tra về Việt Nam: Liệu chính quyền Biden sẽ “nhẹ tay” với VN như ông Trump?

Mỹ tiếp tục các cuộc điều tra về Việt Nam: Liệu chính quyền Biden sẽ “nhẹ tay” với VN như ông Trump?

Mỹ tiếp tục các cuộc điều tra về Việt Nam: Liệu chính quyền Biden sẽ “nhẹ tay” với VN như ông Trump?

Mỹ tiếp tục các cuộc điều tra về Việt Nam: Liệu chính quyền Biden sẽ “nhẹ tay” với VN như ông Trump?

Mỹ tiếp tục các cuộc điều tra về Việt Nam: Liệu chính quyền Biden sẽ “nhẹ tay” với VN như ông Trump?
Mỹ tiếp tục các cuộc điều tra về Việt Nam: Liệu chính quyền Biden sẽ “nhẹ tay” với VN như ông Trump?
Thứ sáu, 10-01-2025 10:42, (GMT+07:00)
Mỹ tiếp tục các cuộc điều tra về Việt Nam: Liệu chính quyền Biden sẽ “nhẹ tay” với VN như ông Trump?
08-03-2021 15:42

Ngày 1 tháng 3 vừa qua, trong chương trình nghị sự về thương mại, chính quyền Biden thông báo sẽ tiếp tục 2 cuộc điều tra mà Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) mở ra từ cuối năm 2020 dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Trump. 2 cuộc điều tra này tập trung vào các “hành vi, chính sách và thực hành của Việt Nam” liên quan đến việc nhập và sử dụng gỗ được cho là có nguồn gốc bất hợp pháp, và việc định giá thấp tiền tệ của quốc gia Đông Nam Á này.

Ngày 15 tháng 1 năm 2021, vài ngày trước khi chính quyền Trump mãn nhiệm, họ đã công bố kết luận của cuộc điều tra việc định giá tiền tệ của Việt Nam và cho rằng hành vi này “không thoả đáng” nhưng không đưa ra ngay hành động áp thuế tức thời. Còn kết quả cuộc điều tra về khả năng Việt Nam sử dụng gỗ bất hợp pháp trong các sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Mỹ hiện vẫn chưa được công bố.

Theo Chương trình Nghị sự Thương mại 2021 và Báo cáo Thường niên 2020 của Tổng thống Mỹ về Chương trình các Hiệp ước Thương mại mới được công bố hôm 1/3 vừa qua, hai cuộc điều tra nêu trên vẫn “đang được tiến hành”.

Báo cáo cho biết sau khi USTR khởi xướng các cuộc điều tra hôm 2/10/2020, phía Mỹ trong cùng ngày đã “yêu cầu các tham vấn với Việt Nam”.

Mỹ nghi ngờ Trung Quốc sử dụng các doanh nghiệp núp bóng tại Việt Nam để 'tuồn hàng' gỗ dán sang Mỹ

Theo thông báo về lý do khởi xướng cuộc điều tra về việc sử dụng gỗ bất hợp pháp được trích dẫn trong báo cáo, Việt Nam “phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu gỗ từ các nước khác cho nguồn cung cần thiết cho ngành sản xuất các sản phẩm gỗ” và rằng “bằng chứng cho thấy một lượng lớn các loại gỗ nhập khẩu được thu hoạch hoặc mua bán bất hợp pháp”. USTR đã tiến hành một buổi điều trần công khai hôm 28/12/2020 cho cuộc điều tra này với 19 đại diện của ngành tham gia làm nhân chứng. Theo báo cáo, phía Mỹ tiến hành các cuộc tham vấn với Chính phủ Việt Nam hôm 8/1/2020 và cuộc điều tra vẫn đang tiếp diễn.

Theo Reuters, Mỹ từ lâu đã nghi ngờ gỗ dán cứng nhập khẩu từ Việt Nam có xuất xứ Việt Nam nhưng lại sử dụng các thành phần của Trung Quốc, thực chất là hàng hóa xuất xứ Trung Quốc lẩn thuế, tránh thuế trừng phạt thương mại của Mỹ qua Việt Nam. Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho biết họ đang thu thập thông tin để đáp ứng các câu hỏi từ Liên minh Thương mại Công bằng Gỗ cứng, đại diện cho các nhà sản xuất gỗ dán ở Bắc Carolina và Oregon về việc Liên minh này nghi ngờ doanh nghiệp Trung Quốc sản xuất gỗ dán đã sử dụng các doanh nghiệp núp bóng tại Việt Nam để lẩn thuế, tránh thuế khi xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ. 

“Mức độ trung chuyển và lách luật qua Việt Nam rất đáng kinh ngạc”, Tim Brightbill, một đối tác tại công ty luật Wiley Rein và cố vấn liên minh, cho biết (theo Reuters). 

Nếu kết quả của việc thu thập thông tin và điều tra cho thấy các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ dán của Việt Nam có hành vi giúp doanh nghiệp Trung Quốc lẩn tránh thuế trừng phạt thương mại của Mỹ hoặc bán phá giá, Bộ Thương mại cho biết họ sẽ hướng dẫn các quan chức Hải quan Hoa Kỳ bắt đầu thu các khoản đặt cọc bằng tiền mặt với mặt hàng gỗ dán nhập khẩu từ Việt Nam. Thậm chí, Việt Nam có thể bị áp thuế trừng phạt giống Trung Quốc.

Điều đáng chú ý là, sau lệnh trừng phạt thuế của cựu Tổng thống Trump, kim ngạch xuất khẩu gỗ dán của Trung Quốc sang Mỹ  giảm mạnh trong khi kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ tăng gấp 17 lần sau 2 năm.

Từ tháng 1/2018, DOC áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp lên các sản phẩm gỗ dán cứng có xuất xứ từ Trung Quốc, mức thuế chống bán phá giá là 183,36% và mức thuế chống trợ cấp là 22,98 - 194,9%. Vào thời điểm đó, tổng cộng nhập khẩu mặt hàng này từ Trung Quốc được cho là 1,12 tỷ USD. Chỉ sau 1 năm, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ ván ép gỗ cứng của Trung Quốc vào Mỹ đã giảm nhanh, còn 800 triệu USD năm 2018 và thậm chí xuống còn khoảng 300 triệu USD năm 2019.

Ngay khi gỗ dán Trung Quốc bị áp thuế trừng phạt thương mại, ngành hàng này đã bị liệt vào ngành hàng tiềm ẩn nguy cơ cao nhất bị gian lận xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam. Song song với xu hướng giảm mạnh nhập khẩu từ Trung Quốc, nhập khẩu gỗ dán của Mỹ từ Việt Nam tăng mạnh. Dữ liệu của Mỹ cho thấy, nhập khẩu gỗ dán gỗ cứng của Mỹ từ Việt Nam đã tăng lên 238 triệu USD trong năm 2018, sau khi thuế áp lên nhập khẩu của Trung Quốc có hiệu lực. Trong khi năm 2017, chỉ một năm trước đó, kim ngạch nhập khẩu gỗ dán từ Việt Nam của Mỹ chỉ là 28 triệu USD, và sau đó tăng gấp đôi vào năm 2019 lên 468 triệu USD. 

Theo số liệu Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores) cung cấp cho Bộ Công Thương, năm 2018 - ngay khi Trung Quốc bị áp thuế trừng phạt thương mại với gỗ dán, lượng gỗ dán xuất khẩu tới thị trường Mỹ đạt 320.000 m3, tăng gấp 5 lần so với năm 2017.

Trong khi đó, sản lượng gỗ dán của Việt Nam trong năm 2018 được Vifores cập nhật sơ bộ dựa trên tổng công suất 36 nhà máy đã báo cáo Hiệp hội là khoảng hơn 1,4 triệu m3, tăng hơn 500.000 m3 so với năm 2017. Nguyên nhân gia tăng sản lượng là do có 6 nhà máy mới được xây dựng và một số nhà máy mở rộng công suất thiết kế. Tuy nhiên, trên cơ sở những số liệu sản xuất, xuất khẩu gỗ dán, Vifores cũng đặt ra nghi vấn lượng xuất khẩu mặt hàng gỗ dán chênh lệch so với công suất thiết kế của ngành, có khoảng 500.000 m3 là do thương mại.

Thực tế, khuôn khổ pháp lý của Việt Nam có đầy rẫy lỗ hổng để lẩn thuế, tránh thuế và gian lận xuất xứ hàng hóa - một thiên đường cho doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư núp bóng. Quy định về quy tắc xuất xứ với nhiều mặt hàng còn lỏng lẻo; việc quy định kiểm tra hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin - C/O) chưa chặt chẽ; quy định pháp luật về xuất xứ chưa cụ thể, chưa bao quát được, chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe và phòng ngừa. Chưa kể khả năng tham nhũng chính sách giữa các quan chức giám sát thị trường, hải quan với doanh nghiệp núp bóng. 

Một số doanh nghiệp lợi dụng việc tổ chức cấp C/O tạo sự thông thoáng trong khâu kiểm tra hồ sơ trước khi xuất khẩu để thực hiện hành vi gian lận về chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa, hoặc lợi dụng việc cấp các loại Giấy chứng nhận khác có nội dung tương tự C/O để gian lận. Lấy một ví dụ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cấp Giấy chứng nhận một công đoạn gia công được thực hiện tại Việt Nam hoặc hàng hóa được xuất khẩu từ Việt Nam, không có ý nghĩa trong việc chứng nhận xuất xứ hàng hóa của Việt Nam.

Ngoài ra, vào tháng 6/2019, Hoa Kỳ áp dụng thuế đối với các sản phẩm thép của Việt Nam vì nghi ngờ rằng các sản phẩm do Trung Quốc sản xuất chỉ đơn giản là được đổi tên thành sản xuất tại Việt Nam. Đây là một chiêu trò để lách lệnh trừng phạt của Mỹ đối với hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc. Trước động thái này của Washington, Việt Nam đã thắt chặt các quy định về nguồn gốc của các nguyên liệu đầu vào công nghiệp nhập khẩu.

Nếu kết quả của việc thu thập thông tin và điều tra cho thấy các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ dán của Việt Nam có hành vi giúp doanh nghiệp Trung Quốc lẩn tránh thuế trừng phạt thương mại của Mỹ hoặc bán phá giá, Việt Nam có thể bị áp thuế trừng phạt giống Trung Quốc. (Ảnh: KHAM / AFP qua Getty Images)
Nếu kết quả của việc thu thập thông tin và điều tra cho thấy các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ dán của Việt Nam có hành vi giúp doanh nghiệp Trung Quốc lẩn tránh thuế trừng phạt thương mại của Mỹ hoặc bán phá giá, Việt Nam có thể bị áp thuế trừng phạt giống Trung Quốc. (Ảnh: KHAM / AFP qua Getty Images)

Mỹ dán nhãn Việt Nam thao túng tiền tệ khi thặng dư thương mại tăng nhưng đồng tiền không tăng giá

Trong khi đó thông báo về lý do khởi xướng cuộc điều tra thao túng tiền tệ được trích dẫn trong báo cáo cho biết các phân tích cho thấy rằng tiền tệ của Việt Nam “đã được định giá thấp trong 3 năm qua” và rằng có các bằng chứng cho thấy “Chính phủ Việt Nam, thông qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chủ động can thiệp vào thị trường ngoại hối và điều này đóng góp vào việc định giá thấp tiền đồng trong năm 2019”. Phía Mỹ tiến hành tham vấn với Chính phủ Việt Nam về việc này hôm 23/12/2020, một tuần trước khi USTR mở một buổi điều trần công khai về cuộc điều tra với sự tham gia của 21 đại diện của doanh nghiệp và tổ chức. Dù USTR đã đưa ra kết luận, nhưng theo báo cáo của chính quyền Biden, cuộc điều tra chưa kết thúc.

Tháng 8 năm ngoái, chỉ vài ngày sau khi Washington công bố một cuộc điều tra về cáo buộc thao túng tiền tệ của Việt Nam thì thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ đạt mức kỷ lục do các công ty chuyển chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc để tránh thuế quan trong cuộc thương chiến. 

Cụ thể, trong tháng 8/2020, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ cao hơn 125% so với tháng 8/2017, trước khi cuộc chiến thương mại bắt đầu.

Thặng dư thương mại của Việt Nam với Hoa Kỳ đã tăng lên khi nước này trở thành một trong những điểm đến phổ biến nhất cho các công ty chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc sang Việt Nam nhằm tránh thuế quan trong “thương chiến”.

Trong khoảng thời gian đó, đồng tiền của Việt Nam đã không đạt được giá trị vật chất, ngay cả khi đồng USD ngày càng tăng so với VND mỗi tháng.

Một công cụ theo dõi thao túng tiền tệ từ Hội đồng Quan hệ Đối ngoại cho thấy Việt Nam là nước vi phạm nhiều nhất, dựa trên ba tiêu chí được Bộ Tài chính Hoa Kỳ xác định, bao gồm:

  • Thặng dư thương mại hàng năm hơn 20 tỷ USD; 
  • Thặng dư tài khoản vãng lai trên 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP); 
  • Và sự can thiệp của chính phủ vào thị trường ngoại hối để mua đô-la Mỹ trong 6 tháng (trong 12 tháng qua), lên tới hơn 2% GDP.

“Họ đang thao túng tiền tệ, thặng dư thương mại gia tăng này đáng lẽ phải gây thêm áp lực làm đồng tiền tăng giá, bởi vì Mỹ là một trong những đối tác thương mại lớn của họ - điều đó sẽ có một số ảnh hưởng rõ ràng đến đồng tiền, nhưng điều đó đã không xảy ra”, theo John Marrett, một nhà phân tích về nền kinh tế Việt Nam của The Economist Intelligence Unit.

Liệu Mỹ có tiếp tục 'nhẹ tay' với Việt Nam?

Việt Nam được coi là một trong số ít những nước chiến thắng trong cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ. Xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng nhanh trong những năm gần đây do chiến tranh thương mại, điều này đã thúc đẩy các nhà máy và chuỗi cung ứng chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam vì các đặc quyền thương mại tốt hơn với Hoa Kỳ.

Trong 11 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu hàng điện tử của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng 76% do kết quả trực tiếp của áp lực thuế quan đối với hàng hóa do Trung Quốc sản xuất.

Như vậy, sự “tách rời” chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc là một trong những ý định tiềm ẩn của cuộc chiến thương mại. Do đó, Washington dưới thời Tổng thống Trump theo đúng lý sẽ hài lòng khi các công ty đa quốc gia lớn như Apple, Nintendo và Google đã chuyển một phần hoạt động của họ từ Trung Quốc sang Việt Nam vào năm 2019.

Có thể nói, thâm hụt thương mại ngày càng tăng với Việt Nam là một thành công trong chiến tranh thương mại, một hiện thực hóa tham vọng dài hạn của Washington là “tách rời” thị trường Trung Quốc. Cho nên, giới phân tích cho rằng, trừng phạt Việt Nam vì sự gia tăng thâm hụt thương mại này về một khía cạnh nào đó sẽ phản ứng với tình huống mà Hoa Kỳ tạo ra.

Đồng thời, Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Trump được cho là đã nhẹ tay với Việt Nam là vì Việt Nam đã nổi lên như một đồng minh địa chính trị lớn của Mỹ.

Washington đã ủng hộ Việt Nam chống lại các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông. Đồng thời, Hải quân Hoa Kỳ đã tham gia nhiều cuộc tập trận về tự do hàng hải ở những vùng biển này.

Vào tháng Ba, tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đã cập cảng Đà Nẵng, đánh dấu lần thứ 2 tàu Hải quân Mỹ cập cảng Việt Nam kể từ khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975.

Trước những lợi ích chiến lược đó, có vẻ như Washington sẽ không áp đặt các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt nhất có thể đối với Việt Nam vì cáo buộc thao túng tiền tệ. Tuy nhiên, nhiều khả năng, một số loại hàng hóa chọn lọc sẽ bị trừng phạt thuế quan.

Hơn nữa, hàng hóa do Việt Nam sản xuất chỉ chiếm 3% tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ vào năm ngoái, thấp hơn nhiều so với mức 17,5% của Trung Quốc. GDP bình quân đầu người ở Việt Nam chỉ bằng 2/5 của Trung Quốc. Dường như, là “quá bé nhỏ” để khiến Mỹ phải bận tâm.

Tuy nhiên, chính sách dưới thời tân Tổng thống Joe Biden có thể sẽ rất khác với ông Trump, cuộc chiến thương mại với Trung Quốc có phải là ưu tiên hàng đầu của chính quyền mới hay không vẫn còn là câu hỏi đang bỏ ngỏ. Việt Nam có lẽ vẫn đang chờ đợi những động thái rõ ràng hơn từ Mỹ để đối phó. Trước mắt, nhiều công ty của Mỹ và Việt Nam đã lên tiếng kêu gọi USTR huỷ bỏ các cuộc điều tra này và lo ngại rằng các loại thuế tiềm năng đánh lên hàng hoá Việt Nam nhập vào Hoa Kỳ sẽ tác động tiêu cực đến người tiêu dùng, doanh nghiệp và kinh tế Mỹ. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vài lần lên tiếng phủ nhận cáo buộc Việt Nam can thiệp vào chính sách tiền tệ nhằm cạnh tranh không công bằng với Mỹ. Trong khi đó, Bộ Công thương Việt Nam hồi đầu tháng 1 bày tỏ quan ngại sâu sắc về các cuộc điều tra của USTR nhắm vào Việt Nam và cho rằng chúng có thể gây ra “nhiều tác động không mong muốn, tổn hại đến quan hệ song phương”.

Tâm Chính

Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP