Mỹ sẽ hợp tác với Việt Nam để giải quyết các vấn đề về tiền tệ?

Mỹ sẽ hợp tác với Việt Nam để giải quyết các vấn đề về tiền tệ?

Mỹ sẽ hợp tác với Việt Nam để giải quyết các vấn đề về tiền tệ?

Mỹ sẽ hợp tác với Việt Nam để giải quyết các vấn đề về tiền tệ?

Mỹ sẽ hợp tác với Việt Nam để giải quyết các vấn đề về tiền tệ?
Mỹ sẽ hợp tác với Việt Nam để giải quyết các vấn đề về tiền tệ?
Thứ sáu, 10-01-2025 10:00, (GMT+07:00)
Mỹ sẽ hợp tác với Việt Nam để giải quyết các vấn đề về tiền tệ?
10-04-2021 15:52

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink cho biết Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ cùng làm việc để giải quyết những khác biệt về vấn đề tiền tệ và xuất khẩu gỗ của Việt Nam.

Trang Bloomberg đưa tin hôm 7 tháng 4 vừa qua, dẫn lời phát biểu của Đại sứ Kritenbrink tại Hà Nội rằng hai quốc gia cần khắc phục những khác biệt "một cách có trách nhiệm" và có quan điểm chung về Biển Đông.

Từ tháng 10 năm ngoái, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ đã mở cuộc điều tra Việt Nam về thao túng tiền tệ và hoạt động nhập khẩu và khai thác gỗ bất hợp pháp. Chính sách tiền tệ của Việt Nam đã trở thành mục tiêu chỉ trích của chính quyền Tổng thống Donald Trump trước đây.

Bộ Tài chính Hoa Kỳ vào cuối năm 2020 đã dán nhãn Việt Nam là nước thao túng tiền tệ vì thặng dư thương mại ngày càng tăng với Mỹ nhưng đồng tiền lại không tăng giá và cho rằng chính sách tiền tệ của Việt Nam là bất hợp lý, hạn chế sự hợp tác của các doanh nghiệp Mỹ. Washington cũng bày tỏ lo ngại về các hoạt động, chính sách nhập khẩu, khai thác và buôn bán gỗ bất hợp pháp.

Ngay khi gỗ dán Trung Quốc bị áp thuế trừng phạt thương mại, ngành hàng này đã bị liệt vào ngành hàng tiềm ẩn nguy cơ cao nhất bị gian lận xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam. Song song với xu hướng giảm mạnh nhập khẩu từ Trung Quốc, nhập khẩu gỗ dán của Mỹ từ Việt Nam tăng mạnh.

Trong khi đó, khuôn khổ pháp lý của Việt Nam có đầy rẫy lỗ hổng để lẩn thuế, tránh thuế và gian lận xuất xứ hàng hóa - một thiên đường cho doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư núp bóng. Quy định về quy tắc xuất xứ với nhiều mặt hàng còn lỏng lẻo. Chưa kể khả năng tham nhũng chính sách giữa các quan chức giám sát thị trường, hải quan với doanh nghiệp núp bóng. 

Trong thương chiến Mỹ - Trung, Việt Nam đã nổi lên như một đồng minh địa chính trị lớn của Mỹ. Vì vậy, Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Trump được cho là đã nhẹ tay với Việt Nam, không đánh Việt Nam bằng các mức thuế trừng phạt.

Washington đã ủng hộ Việt Nam chống lại các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông. Đồng thời, Hải quân Hoa Kỳ đã tham gia nhiều cuộc tập trận về tự do hàng hải ở những vùng biển này.

“Tôi tin tưởng rằng sự tiến triển trong mối quan hệ của chúng ta sẽ tiếp tục dưới sự quản lý của Biden”, ông nói. Tổng thống Joe Biden đã nhắc lại rằng việc ủng hộ một “Việt Nam mạnh mẽ và độc lập là vì lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ”, ông Kritenbrink nói thêm.

Tại một buổi điện đàm gần đây, Trưởng đại diện thương mại Hoa Kỳ và Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam đã đồng ý sẽ tổ chức một cuộc họp vào cuối năm nay theo Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư để “giải quyết các vấn đề song phương”.

Mộc Trà

Theo Bloomberg

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP