Một sự dối trá khủng khiếp đã bao trùm thế giới từ 300 năm trước

Một sự dối trá khủng khiếp đã bao trùm thế giới từ 300 năm trước

Một sự dối trá khủng khiếp đã bao trùm thế giới từ 300 năm trước

Một sự dối trá khủng khiếp đã bao trùm thế giới từ 300 năm trước

Một sự dối trá khủng khiếp đã bao trùm thế giới từ 300 năm trước
Một sự dối trá khủng khiếp đã bao trùm thế giới từ 300 năm trước
Thứ bảy, 04-01-2025 15:43, (GMT+07:00)
Một sự dối trá khủng khiếp đã bao trùm thế giới từ 300 năm trước
13-10-2020 18:30

Vầng trăng sáng treo trên bầu trời cao hàng nghìn năm nay vẫn luôn đồng hành và chứng kiến bao vui buồn hợp tan của con người nơi nhân thế, trong đêm tối dùng ánh sáng siêu nhiên của mình lặng lẽ xoa dịu lòng người, nhắc nhở con người đừng mê lạc vào những được mất nhất thời, bởi vì sinh mệnh còn có nơi thâm sâu hơn và xa hơn để đến.

Một sự dối trá khủng khiếp đã bao trùm thế giới từ 300 năm trước (ảnh 1)
Chân dung Rousseau năm 1766. (Ảnh qua Wikipedia)

Nhưng nhân loại trong 300 năm trở lại đây, từng bước từng bước một bị bao phủ bởi những lời dối trá, một loại lực lượng đen tối vẫn luôn buộc nhân loại phải đi theo con đường biến dị, và ánh trăng sáng trên bầu trời cũng đã chứng kiến tất cả những điều này.

Kể từ khi bắt đầu cái gọi là vận động khai sáng thì một số phần tử trí thức tự cao tự đại đã sử dụng logic có vẻ như cao minh và ngôn ngữ hoa lệ để công kích thậm tệ đạo đức truyền thống của nhân loại, dẫn dắt nhân loại từng bước trên con đường biến dị.

Tuy nhiên, suy nghĩ của họ rất có thể lại không phải xuất phát từ tư tưởng của chính họ mà là đến từ một nơi khác. Lấy ví dụ về Jean-Jacques Rousseau, người được mệnh danh là bậc thầy tinh thần của Cách mạng Pháp, sinh năm 1712, cách đây 308 năm.

Khởi đầu khiến Rousseau trở nên nổi tiếng là từ một bài luận văn mà ông viết năm 1750 có tên là “Liệu Phục hưng Khoa học và nghệ thuật có giúp Thanh lọc đạo đức?” Đây là một bài luận đoạt giải thưởng về mặt xã hội của Học viện Dijon ở Pháp.

Rousseau nhìn thấy quảng cáo bài luận trong khi đang vừa đi vừa đọc báo, sau đó ông hồi tưởng lại trải nghiệm vô cùng đặc biệt này trong một bức thư (gửi Malesherbes) vào năm 1762. Ông viết:

“Tôi đột nhiên cảm thấy có hàng nghìn ngọn đèn lập lòe trong đầu não của tôi, một số ý tưởng cực kỳ thông minh hiển hiện trước mặt tôi một cách vô cùng mạnh mẽ và đầy nghi hoặc, khiến tôi rơi vào một loại trạng thái hoang mang khó tả. Tôi cảm thấy choáng váng, hoa mắt, giống như say rượu vậy. Nhịp tim đập dữ dội kiểm soát tôi, lồng ngực của tôi nặng trĩu, không cách nào vừa đi vừa thở, vì thế tôi đã ngã xuống một gốc cây bên đường, sau nửa tiếng đồng hồ, tôi rơi vào một loại trạng thái kích động đến nỗi khi tôi đứng dậy, tôi phát hiện mặt trước áo khoác ướt đẫm nước mắt, nhưng tôi lại hoàn toàn không nhớ mình đã rơi nước mắt”.

“Ồ, thưa ông, tôi muốn có thể viết ra toàn bộ những gì tôi thấy và cảm nhận được khi ngồi dưới gốc cây đó, những mâu thuẫn trong hệ thống xã hội của chúng ta đã phơi bày cho tôi thấy rõ ràng như thế nào. Sự lạm quyền của các cơ quan xã hội đã được thể hiện một cách mạnh mẽ để tôi thấy, con người vốn dĩ là tốt nhưng lại trở nên xấu vì những định chế xã hội này. Điều này đã được thể hiện một cách đơn giản và rõ ràng đối với tôi”.

Trong bài luận văn, Rousseau cho rằng, kết cấu xã hội truyền thống (trong đó nghệ thuật và khoa học của con người là một bộ phận) khiến con người sa đọa. Bài luận văn này đã giành được giải nhất do đó danh tiếng của Rousseau cũng được tăng lên, từ một nhà văn bình thường trở thành một triết học gia có tầm ảnh hưởng lớn. Từ đó Rousseau bắt đầu công kích hệ thống xã hội và đạo đức truyền thống cho đến cuối đời.

Mở đầu cuốn “khế ước xã hội luận” nổi tiếng nhất của Rousseau, ông đã tuyên bố rằng “sinh ra để tự do, nhưng mang xiềng xích khắp nơi”, coi xã hội truyền thống là xiềng xích, Rousseau đã hình dung ra việc xây dựng một xã hội mới “tự do” không có xiềng xích.

Rousseau mất năm 1778, 11 năm trước khi Cách mạng Pháp bùng nổ, nhưng những tư tưởng của ông đã đặt nền móng cho Cách mạng Pháp. Robespierre, người đã đưa hàng nghìn người lên máy chém, là một tín đồ trung thành của Rousseau. Vào tháng 10/1794, những người cách mạng đã đặc biệt đào hài cốt của ông ta và di chuyển đến Đài tưởng niệm Cách mạng ở Paris, nơi đập vào mắt hơn 100.000 người dân Paris dọc đường phố. Rất nhiều nhà cách mạng cấp tiến trong cuộc Đại cách mạng đã dốc hết sức vứt bỏ truyền thống một cách triệt để để hiện thực hóa “xã hội mới” mà Rousseau tưởng tượng.

Một thế kỷ sau, trong “Tuyên ngôn cộng sản” Marx cũng tuyên bố: “Lịch sử của mọi xã hội từ trước đến nay là lịch sử của đấu tranh giai cấp”. Những người Cộng sản muốn “dùng bạo lực để lật đổ toàn bộ hệ thống xã hội hiện có, những gì mất đi là xiềng xích mà cái họ thu được sẽ là cả thế giới”, điều này phù hợp với tư tưởng của Rousseau.

Loại thử nghiệm nhằm phá vỡ xã hội và đạo đức truyền thống để xây dựng một “xã hội mới”, đã từ Rousseau, Cách mạng Pháp, chủ nghĩa Cộng sản, chủ nghĩa Marx, Lenin và chủ nghĩa xã hội kéo dài cho đến ngày nay. Nhân loại, đặc biệt là người Trung Quốc, đã phải trả giá thê thảm nhất cho điều này.

Xét về sức phá hoại của nó, đây là tư tưởng của ma quỷ nguy hại nhất trong lịch sử từ trước tới nay, và nguồn gốc ban đầu của tư tưởng này không phải từ suy xét lý tính của Rousseau, mà là từ một phương thức siêu nhiên do một thế lực bên ngoài đưa vào sau đó hiển thị trong não của Rousseau, là sinh mệnh nào đã đưa những tư tưởng này vào não Rousseau? Gần 300 năm sau, tức là ngày nay, tất cả những sự thật này đang được vén mở.

Tác giả: Hạ Văn

(Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất thiết thể hiện quan điểm của BBT Tinhhoa.net)

Đăng theo Tinh Hoa

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP