Một Sài Gòn chơ vơ

Một Sài Gòn chơ vơ

Một Sài Gòn chơ vơ

Một Sài Gòn chơ vơ

Một Sài Gòn chơ vơ
Một Sài Gòn chơ vơ
Chủ nhật, 29-12-2024 23:00, (GMT+07:00)
Một Sài Gòn chơ vơ
08-08-2020 09:52

Sài Gòn chợt mưa chợt nắng. Nắng thì bể đầu, còn mưa thì ngập tả tơi.

Đoạn đường trước Bến xe miền Đông, tối 6/8. (Ảnh: FB Tôi là dân Gò Vấp)

Từ trên cao nhìn xuống, Sài Gòn (và cả Hà Nội) là cơn ác mộng đô thị. Ngút ngàn trong tầm mắt, người ta thấy được vài chỏm cây. Một vệt gạch đá xi măng loang ra gần như vô tận. Đâu rồi những kênh rạch dừa nước của ngày xưa?

Người ta cứ nói mãi về những hệ thống kĩ thuật chống ngập chống lụt cho Sài Gòn. Hệ thống cống tiêu thoát nước cho Sài Gòn hiện tại chỉ có thể giải quyết được lượng mưa 51mm trong 3h. Nên với những cơn mưa tầm 200mm trong 6h như hôm qua (tối đêm ngày 6/8), thì Q1 ngập tơi tả không có gì là bất ngờ. Tuy vậy, những vấn đề như kĩ thuật kém, đói vốn, sự thiếu hợp tác giữa các ban ngành liên quan đến công tác quy hoạch đô thị là những thứ nên tha thứ và thông cảm. Nhưng có những vấn đề khác, sâu xa hơn về mặt con người, thì không thể cứ tiếp tục chịu đựng!

Bao nhiêu đời quan chức tuyệt nhiên không hề thấy nỗ lực tạo lập thêm công viên vào giữa các quận đông dân. Trái lại, người ta chỉ thấy toàn bộ các khu đất dự trữ – đất công – đất doanh trại quân đội – đất quân sự đều được chuyển hoá thành các dự án nhà ở nhồi nhét. Chủ đầu tư dự án lớn thì đủ kiểu để đẩy mật độ xây dựng vượt chuẩn. Người dân thì cũng chẳng kém là mấy. Họ xây nhà để ở nhưng kiên quyết không chừa ra vài m2 để làm sân cỏ và trồng cây.

Hậu quả rất rõ. Khi đô thị không còn mặt đất tự nhiên giúp thấm hút một lượng mưa khổng lồ, thì mưa chỉ còn đường chảy ra mặt đường và chui xuống các cống hộp bé xíu. Nước không dềnh lên mới lạ!

Và nguy hiểm hơn, vì nước mưa không được bồi trả về với lòng đất, nên các túi nước ngầm sẽ bị cạn kiệt dần mòn dẫn đến tốc độ sụt lún của toàn bộ đô thị Sài Gòn tăng cao. Dưới thì sụt lún, trên thì sẽ đón nhận những cơn siêu mưa 400-500mm trong tương lai gần do biến đổi khí hậu, nên hoàn toàn có thể dự báo trước là Sài Gòn sẽ còn ngập đến cổ! Lúc này, thiệt hại kinh tế, tài sản, hạ tầng là không kể xiết!

Một thành phố chỉ biết năng động về mặt kinh tế và tìm kiếm lợi nhuận cuối cùng chỉ sẽ tạo ra những con người cực kì năng động để tìm kiếm sự thành công cá nhân, nhưng hoàn toàn thất bại trong việc kiến tạo những mục tiêu chung/môi trường sống chung. Sự tham tàn, ngu xuẩn và coi thường thiên nhiên sẽ dẫn đến những đô thị ngập ngụa trong ô nhiễm không khí-âm thanh-ánh sáng. Các “đại da” sở hữu những ngôi nhà phố vài triệu đô sẽ lội bì bõm trong nước cống mỗi mùa mưa. Cuộc đua chuột không còn là một hình ảnh ẩn dụ nữa!

Nếu không tỉnh ngộ và chịu đau để thay đổi, thì sẽ đến cái ngày mà mọi thứ trở nên vô vọng.

Khoan bàn đến sự thay đổi các hệ thống lớn, hãy tập thay đổi bằng những bước đi nhỏ. Ở cấp độ cá nhân, người dân, tuỳ điều kiện, có thể bóc những sân gạch đặc và thay bằng gạch lỗ hoặc sân cỏ, dẫn ống nước mưa trên mái đổ về các bồn chứa ngầm chôn dưới sân để nước thấm tự nhiên vào lòng đất, xây nhà tối thiểu trồng cây tối đa. Nếu mua nhà chung cư, thì cần nghiên cứu kĩ để không tiếp tay cho những chủ đầu tư tham lam xây dựng nhồi nhét. Và quan trọng nhất, phải luôn luôn thực hiện trách nhiệm công dân của mình, đó là cùng nhau lên tiếng đòi hỏi chính quyền phải rà soát và biến những quỹ đất công cuối cùng thành mảng xanh-hồ cảnh quan-hồ điều tiết!

Sơn Đặng (Kiến trúc sư)

Đăng theo Facebook Son Dang với sự đồng ý của tác giả. Tựa bài do TTVN đặt. Vui lòng đọc bài gốc tại đây.

Đăng theo Tri Thức VN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP