Một "liên minh bộ tứ" đang được hình thành để áp chế ĐCSTQ trên biển Đông

Một "liên minh bộ tứ" đang được hình thành để áp chế ĐCSTQ trên biển Đông

Một "liên minh bộ tứ" đang được hình thành để áp chế ĐCSTQ trên biển Đông

Một "liên minh bộ tứ" đang được hình thành để áp chế ĐCSTQ trên biển Đông

Một "liên minh bộ tứ" đang được hình thành để áp chế ĐCSTQ trên biển Đông
Một "liên minh bộ tứ" đang được hình thành để áp chế ĐCSTQ trên biển Đông
Thứ bảy, 11-01-2025 05:52, (GMT+07:00)
Một "liên minh bộ tứ" đang được hình thành để áp chế ĐCSTQ trên biển Đông
28-07-2020 15:14

Chủ nghĩa cơ hội chiến lược của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ở Biển Đông không những đẩy các nước láng giềng nhỏ hơn ra xa, mà còn thúc đẩy hình thành một liên minh “bộ tứ” chống lại ĐCSTQ gồm các nước lớn trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Theo Asia Times đưa tin, tuần trước, Hoa Kỳ đã tiến hành các cuộc tập trận quân sự với các đối tác và đồng minh dân chủ là Úc và Nhật Bản ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương; trong tuần đó, Mỹ và Ấn Độ cũng tiến hành các cuộc tập trận chung. Bốn quốc gia này đã hợp tác thành một "bộ tứ" quốc phòng, cũng chính là thiết lập một “vòng cung dân chủ" (arc of democracy) ở châu Á nhằm bao vây ĐCSTQ. 

Hiện tại, Hoa Kỳ đang ra sức để biến Ấn Độ trở thành trụ cột vững chắc hơn trong liên minh "bộ tứ". Lần đầu tiên, Ấn Độ được mời tham gia hội nghị thượng đỉnh G7 do Hoa Kỳ tổ chức. Các quốc gia G7 là Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh, Pháp, Đức, Ý và Nhật Bản.

Tổng thống Trump tuyên bố rằng ông dự định mở rộng hội nghị thượng đỉnh G7 thành hội nghị thượng đỉnh G11, sẽ mời thêm Nga, Hàn Quốc, Úc và Ấn Độ tham gia. Động thái này nhằm đối đầu với ĐCSTQ.

Cuộc xung đột tồi tệ nhất trong mấy thập kỷ vừa qua giữa Ấn Độ và Bắc Kinh ở khu vực biên giới dãy Himalaya đã đẩy mối quan hệ chiến lược Mỹ - Ấn “tăng nhiệt" nhanh chóng. Một yếu tố khác khiến mối quan hệ này ngày một đi lên, đó là Mỹ - Ấn đã tăng cường các hoạt động hải quân chung với Nhật Bản và Úc ở khu vực Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Thời cơ chín muồi để thành lập liên minh

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe từng đề xuất một tầm nhìn chiến lược, đó là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ cùng tạo thành một "viên kim cương an ninh dân chủ" ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Ông Abe là một trong những nhà thiết kế quan trọng của liên minh mới này. Từ giữa những năm 2000, ông Abe đã tích cực thúc đẩy tăng cường hợp tác chiến lược giữa Ấn Độ và Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc.

Khái niệm 'liên minh bộ tứ' đã sớm được nhắc đến ngay từ năm 2007, nhưng do nhiều yếu tố khác nhau, nó đã không được hình thành trong nhiều năm qua: Ấn Độ và Úc chủ yếu muốn duy trì quan hệ thương mại với Bắc Kinh; Hoa Kỳ bận rộn với việc chống khủng bố, và chính quyền Obama chủ yếu thực hiện chính sách qua lại gần gũi với Trung Quốc.

Tuy nhiên, do sự trỗi dậy của các nhà lãnh đạo bảo thủ ở Ấn Độ, Úc và Hoa Kỳ, cùng những căng thẳng địa chính trị với Trung Quốc trong những tháng gần đây, một liên minh bộ tứ đầy tiềm năng và mang tính chiến lược trọng yếu đang dần được hình thành. 

Không giống như chính quyền cựu Tổng thống Obama, chính quyền Tổng thống Trump hoàn toàn ủng hộ việc thành lập một liên minh "bộ tứ" để làm pháo đài chống lại ĐCSTQ. Trong các bài phát biểu cứng rắn gần đây, Hoa Kỳ cũng đang làm rõ ý tưởng về một cuộc Chiến tranh Lạnh mới được phân chia bởi phe dân chủ và phe độc tài. Liên minh Bộ tứ thuộc về phe dân chủ và ĐCSTQ thuộc về phe độc ​​tài.

Hôm 24/7, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã có bài phát biểu tại Hội nghị ý tưởng Ấn Độ do Hội đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ - Ấn Độ tổ chức, thông báo về sự hồi sinh của Liên minh Bộ tứ và bày tỏ hy vọng rằng mối quan hệ Mỹ - Ấn sẽ bước vào một thời đại mới với khí thế tràn đầy.

Sau khi cuộc xung đột Trung - Ấn xảy ra, ông Pompeo cũng bày tỏ: “Việc hợp tác giữa các quốc gia dân chủ là điều rất quan trọng, đặc biệt là khi chúng ta thấy phạm vi thách thức của ĐCSTQ rõ ràng hơn bao giờ hết”. Ông cũng ủng hộ việc Ấn Độ cấm 59 phần mềm ứng dụng của Trung Quốc.

Theo Asia Times, Bắc Kinh cũng cho rằng liên minh bốn nước này được thành lập để bao vây và ngăn chặn tham vọng trên biển và trên toàn cầu của ĐCSTQ, và Hải quân Hoa Kỳ là đòn bẩy hợp tác cho liên minh mới nổi này.

Úc sẽ trở lại cuộc tập trận hải quân Malabar hàng năm

Tàu sân bay USS Nimitz của hải quân Mỹ đã được phái tới Biển Đông hai lần trong tháng này để thực hiện các cuộc tập trận với tàu sân bay USS Reagan và Hải quân Ấn Độ ở Ấn Độ Dương; tuần trước, nhóm tác chiến USS Reagan cùng Hải quân Nhật Bản và Hải quân Hoàng gia Úc cũng đã có cuộc tập trận chung trên vùng biển Philippines thuộc Tây Thái Bình Dương.

Cuộc tập trận của Liên minh Bộ tứ cũng sẽ diễn ra trong năm nay. Úc sẽ trở lại cuộc tập trận hải quân Malabar hàng năm do Ấn Độ và Hoa Kỳ tổ chức sau hơn một thập kỷ ngừng tham gia. Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy việc hợp tác quân sự giữa các nước ngày càng sâu sắc.

Bắc Kinh đã thuyết phục Úc không tham gia cuộc tập trận quân sự này trong nhiều năm, nhưng lập trường của Úc đối với ĐCSTQ ngày càng cứng rắn hơn, quan hệ với Bắc Kinh ngày càng căng thẳng hơn. Úc đã tuyên bố sẽ xây dựng một hệ thống quốc phòng quy mô lớn để đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của ĐCSTQ ở Tây và Nam Thái Bình Dương.

Cuối tuần trước, Úc đã theo sát Hoa Kỳ và tuyên bố rằng các yêu sách của ĐCSTQ ở Biển Đông là “bất hợp pháp”, đồng thời đã đệ trình một tuyên bố lên Liên Hợp Quốc tuyên bố rằng không công nhận chủ quyền của ĐCSTQ đối với Biển Đông.

Đông Phương - Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP