Một biến thể COVID-19 mới có nguồn gốc ở Brazil được so sánh với “bom nguyên tử”

Một biến thể COVID-19 mới có nguồn gốc ở Brazil được so sánh với “bom nguyên tử”

Một biến thể COVID-19 mới có nguồn gốc ở Brazil được so sánh với “bom nguyên tử”

Một biến thể COVID-19 mới có nguồn gốc ở Brazil được so sánh với “bom nguyên tử”

Một biến thể COVID-19 mới có nguồn gốc ở Brazil được so sánh với “bom nguyên tử”
Một biến thể COVID-19 mới có nguồn gốc ở Brazil được so sánh với “bom nguyên tử”
Thứ bảy, 28-12-2024 14:09, (GMT+07:00)
Một biến thể COVID-19 mới có nguồn gốc ở Brazil được so sánh với “bom nguyên tử”
04-03-2021 16:33

Trong khi nhiều quốc gia trên thế giới ghi nhận những tín hiệu tích cực trong kiểm soát đại dịch COVID-19, thì các chuyên gia y tế gần đây cảnh báo Brazil đang bước vào những ngày đen tối nhất của đại dịch COVID-19, khi số người chết tăng đột biến. Nguy hiểm hơn, chính tình trạng dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ này đã tạo ra biến chủng P1, có tốc độ lây nhiễm và có thể có độ nguy hiểm cao nhất từ trước đến nay.

Các cơ quan y tế toàn cầu hy vọng rằng năm 2021 sẽ là năm mà đại dịch COVID-19  được kiểm soát. Tuy nhiên virus Vũ Hán vẫn biến đổi khôn lường, và giờ đây các nhà khoa học đang cảnh báo rằng một biến thể mới có khả năng kháng thuốc cao ở Brazil có thể là biến thể nguy hiểm nhất. 

Tại thời điểm này, các bệnh viện trên khắp Brazil đang có nguy cơ bị quá tải, và mỗi ngày trôi qua càng trở nên tồi tệ hơn.  Các phòng ICU (cách ly) tại 18/26 tiểu bang của Brazil đã sử dụng trên 80% công suất, và 9 tiểu bang trong số đó đang trên bờ vực “thất thủ” hoàn toàn khi đã sử dụng tới hơn 90% công suất. 

Theo Theguardian, chính trị gia Renato Casagrande,  đã so sánh cuộc khủng hoảng y tế của Brazil lần này tương đương như đang phải hứng chịu một quả bom nguyên tử, khi số người chết tăng vọt với hơn 255.000 người, cao thứ hai thế giới sau Mỹ:  “Chúng ta đã thua trong cuộc chiến… Cứ như thể một quả bom nguyên tử đã được thả xuống Brazil”. 

Hiện Brazil có số ca mắc COVID-19 nhiều thứ ba thế giới, với hơn 10,7 triệu ca. Trong khi đó, các chuyên gia y tế nhận định mỗi một ca bệnh đều ẩn chứa cơ hội để virus biến chủng ngẫu nhiên. Điều này đồng nghĩa với việc càng nhiều người nhiễm virus, nó càng có nhiều cơ hội để tiến hóa.

Theo một nghiên cứu mới vừa được công bố, chủng biến thể mới P1 "có khả năng lây truyền cao hơn từ 1,4 đến 2,2 lần so với các biến thể khác". 

Theo Financial Times, biến thể P.1 Covid-19 được xác định ở Brazil có nguy cơ làm mất khả năng miễn dịch tự nhiên do nhiễm COVID-19 trước đó. Nghiên cứu được thực hiện bởi một nhóm các nhà nghiên cứu Anh-Brazil đã phát hiện ra rằng biến thể P.1 có khả năng lây truyền cao hơn từ 1,4 đến 2,2 lần so với các biến thể khác đang lây lan ở Brazil. 

Nhưng đó chưa phải là lý do chính khiến biến thể này được coi là nguy hiểm như vậy. Điều thực sự đáng báo động là các thử nghiệm đã chỉ ra rằng P.1 “có thể tránh được 25-61% khả năng miễn dịch do nhiễm trùng trước đó” . Điều này có thể khiến tất cả các vaccine hiện nay sẽ trở nên vô dụng hoặc giảm khả năng bảo vệ trước sự tấn công của chủng mới P.1 này. 

Danny Altmann, giáo sư miễn dịch học tại Đại học Imperial đã nghiên cứu về chủng mới này cho biết: “Đột biến Manaus P1 được cho là vừa dễ lây lan hơn vừa có khả năng “né tránh kháng thể” tốt hơn so với chủng đầu tiên được phát hiện ở Kent”.

Biến thể mới này có nguồn gốc từ thành phố Manaus, Brazil. Vào tháng 10/2020, một nghiên cứu cho thấy 76% dân số Manaus đã phát triển các kháng thể COVID-19, và các chuyên gia cho rằng sẽ rất khó xảy ra một đợt bùng phát COVID-19 lớn khác trong cộng đồng đó.

Nhưng thực tế lại ngược lại. Biến thể P.1 đã xuất hiện và "đốn gục" thành phố Manaus một lần nữa.

Theo theguardian, P1 lần đầu tiên được phát hiện ở Nhật Bản, ở những trường hợp đã đi du lịch tới thành phố Manaus (Brazil). Các cuộc điều tra đã xác nhận biến thể ở Manaus, thành phố trên sông Amazon đã hứng chịu một đợt bùng phát dữ dội đầu tiên lên đến đỉnh điểm vào tháng 4/2020.  Nó phá tan hệ thống y tế vốn mỏng manh của thành phố, và người bệnh bị từ chối nhập viện vì quá tải, còn người chết thì la liệt. 

Một cuộc khảo sát về những trường hợp xét nghiệm máu vào tháng 10/2020 cho thấy, 76% dân số có kháng thể, do đó ít nhất được cho là miễn dịch tạm thời. Nhưng vào tháng 1/2021, tỷ lệ người tái nhiễm COVID-19 khá lớn trong số những trường hợp trước đó đã hồi phục. 

Ông Hermano Albuquerque de Castro - Giám đốc Cơ quan Y tế công cộng Quốc gia Brazil cho biết: "Các biến thể đã chứng minh khả năng thích ứng của virus. Khi một người tạo ra kháng thể chống lại virus, các đột biến sẽ phát sinh và nhân rộng. Biến thể mới thâm nhập vào tế bào thông qua các gai trên bề mặt của nó và liên kết với tế bào, gây tổn thương cho cơ thể người".

Hiện tại, biến thể P.1 đang nhanh chóng lan rộng khắp Brazil với tốc độ cực nhanh, và  đã được phát hiện ở tại 25 quốc gia trên thế giới. Các nhà khoa học kêu gọi Brazil thực hiện các biện pháp để kiểm soát tình hình dịch bệnh, nếu không, rất có thể những biến chủng mới xuất hiện tại Brazil sẽ gây ảnh hưởng tới nỗ lực chống dịch của toàn cầu. 

Quốc Hưng

Theo NTDVN

 

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP