Mỗi triều đại kết thúc đều xuất hiện thiên tượng kỳ dị, ngày nay cũng không ngoại lệ

Mỗi triều đại kết thúc đều xuất hiện thiên tượng kỳ dị, ngày nay cũng không ngoại lệ

Mỗi triều đại kết thúc đều xuất hiện thiên tượng kỳ dị, ngày nay cũng không ngoại lệ

Mỗi triều đại kết thúc đều xuất hiện thiên tượng kỳ dị, ngày nay cũng không ngoại lệ

Mỗi triều đại kết thúc đều xuất hiện thiên tượng kỳ dị, ngày nay cũng không ngoại lệ
Mỗi triều đại kết thúc đều xuất hiện thiên tượng kỳ dị, ngày nay cũng không ngoại lệ
Thứ sáu, 27-12-2024 09:43, (GMT+07:00)
Mỗi triều đại kết thúc đều xuất hiện thiên tượng kỳ dị, ngày nay cũng không ngoại lệ
05-08-2022 12:39

Kinh Dịch nói: “Thiên thùy tượng, kiến cát hung, Thánh nhân tắc chi”, nghĩa là: “Trời hiển thị thiên tượng, cho mọi người thấy sẽ xuất hiện việc lành việc dữ, Thánh nhân chiểu theo đó mà hành xử".

 

Mỗi triều đại kết thúc đều xuất hiện thiên tượng kỳ dị, ngày nay cũng không ngoại lệ

Mỗi triều đại kết thúc đều xuất hiện thiên tượng kỳ dị, ngày nay cũng không ngoại lệ

 

Thiên tượng học cổ đại nghiên cứu mối quan hệ đối ứng với những biến đổi ở nhân gian, về sự chính xác của nó trong việc dự đoán những biến đổi của xã hội, thì khoa học hiện đại ngày nay vẫn còn kém xa. 

 

Có thể nói, đối với thiên tượng quan Thiên - Nhân hợp nhất của người xưa, thì người hiện đại không cách nào có thể hiểu thấu được loại khoa học cao cấp hơn này. 

 

Kỳ nhân triều Đường

 

Trong trước tác “Dậu Dương tạp trở” của học giả Đoàn Thành Thức, một bác học triều Đường, có ghi chép một câu chuyện như sau.

 

Triều Đường có một người tên là Vương Kiểu, có người nói ông tên là Vương Điền, biết thuật số, ông là một vị thuật sĩ. 

 

Thuật số cũng được gọi là Số thuật. Nền tảng của thuật số là dựa trên cơ sở Hà đồ, Lạc thư diễn dịch ra, gồm những thứ như Âm dương Ngũ hành, Thiên can Địa chi, Bát quái Chiêm bốc, Thái huyền Giáp tý, Tinh tượng Chiêm tinh, v.v. Thuật số là nghiên cứu và dự đoán quy luật vận hành của thiên thể, là nội dung chính và là tinh túy của văn hóa truyền thống Á Đông, với cốt lõi là văn hóa truyền thống Trung Hoa.

 

Thuật là chỉ phương thuật, tức là phương pháp nghiên cứu chữ số cụ thể.

 

Số là chỉ khí số, lý số, cũng chính là diễn dịch quy luật của Âm dương Ngũ hành, tương sinh tương khắc, và sự biến hóa. 

 

Thuật sĩ chính là nhà thuật số. Thời cổ đại phân loại họ thành các gia phái lớn, gồm nhà Thiên văn học, nhà Lịch pháp, nhà Ngũ hành, nhà Thi quy (bói bằng cỏ thi mai rùa), nhà Tạp chiêm, nhà Hình pháp. Hiển nhiên, họ nghiên cứu rất chi tiết.

 

Thời cổ đại còn có nhà Âm dương. Đặc điểm của họ là kết hợp tư tưởng thuật số với thuyết Âm dương Ngũ hành, để miêu tả quy luật của vũ trụ, giải thích nguyên nhân và phép tắc biến hóa của các hiện tượng tự nhiên, họ khác với các nhà thuật số. Do đó, nhà Âm dương chính là nguyên cứu quy luật.

 

Người xưa khi quan sát thiên nhiên, phát hiện ra các quy luật biến hóa của sự vận hành thiên thể, trùng khớp với các quy luật biến hóa của sự việc, chính trị và xã hội ở nhân gian. Vì vậy họ cho rằng, giữa Đạo Trời và Đạo con người, nhất định có tồn tại mối quan hệ nội tại tất yếu. Mối quan hệ này nếu dùng thuật số để quy nạp, suy tính, thì có thể suy đoán được vận mệnh hung cát của cá nhân cho đến quốc gia. 

 

Trong phần "Thượng Cổ Thiên Chân Luận", thuộc chương "Tố Vấn" của điển tịch "Hoàng Đế Nội Kinh", có ghi chép: “Người thượng cổ biết Đạo, thuận theo Âm dương, hòa hợp với thuật số”.

 

Chương "Nghệ Văn Chí" của sách "Hán Thư" thì xếp Thiên văn, Lịch pháp, Ngũ hành, Thi quy, Tạp chiêm, Hình pháp vào phạm vi Thuật số.

 

Trong từ điển “Trung Quốc Phương thuật” thì xếp tất cả những gì vận dụng lý số tương sinh tương khắc của Âm dương Ngũ hành, và thuật Chiêm bốc vào phạm vi Thuật số, ví như Chiêm tinh, Bốc thệ, Lục nhâm, Kỳ môn độn giáp, Tướng mệnh, Chiết tự, Khởi khóa, Trạch cát…

 

Các môn thuật số thường thấy, chúng có sức ảnh hưởng khá lớn và có thể hệ khá hoàn chỉnh, bao gồm: Thuật Bát tự, Tướng thuật, Thuật Phong thủy, Tính danh học, Tử vi đẩu số, Tinh tướng học, Trạch cát, Lục hào dự trắc thuật, Kỳ môn độn giáp, Đại lục nhâm…

 

Vương Kiểu triều Đường là thuật sĩ, đương nhiên ông biết tính ra quy luật của thiên tượng và đối ứng với những sự kiện lớn sẽ xảy ra ở nhân gian. Nhưng ông là người rất cẩn thận trong lời nói, chưa bao giờ tiết lộ những kết quả mà ông dùng thuật số tính toán ra.

 

Vào những năm Thiên Bảo triều Đường, một đêm nọ, Vương Kiểu và các tân khách đang ngồi ngoài trời trò chuyện. Ngẫu nhiên ngẩng mặt nhìn lên trời, có lẽ ông phát hiện ra những biến đổi thiên tượng kỳ lạ quá mức, ông bỗng chỉ vào mặt trăng, nói một cách kích động: “Thời loạn sắp đến rồi”.

 

Không ngờ, câu nói này bị người hàng xóm nghe được, ông ta lan truyền đi, cứ thế truyền đi rất rộng. Cuối cùng, truyền đến tai người trong hoàng cung. Thế là có người tấu việc này lên Hoàng thượng đương thời là Đường Huyền Tông. Đường Huyền Tông khi đó tuổi tác đã cao, cực kỳ không hài lòng với lời này, và cũng rất e sợ. Vua Huyền Tông hạ mật chiếu xử tử Vương Kiển, lệnh lập tức thi hành.

 

Đao phủ hành hình dùng chiếc khoan đặc biệt để khoan xương sọ của Vương Kiểu, khoan hơn chục lần mới khiến Vương Kiểu chết. 

 

Sau khi Vương Kiểu chết, viên quan xét nghiệm tử thi mở hộp sọ ông ra kiểm tra, phát hiện ra xương sọ của Vương Kiểu hoàn toàn khác với người bình thường, nó dày đến 1 tấc 8 phân. 

 

Một thước thời nhà Đường tương đương với 30 cm ngày nay, do đó, 1 tấc 8 phân tương đương với 5,4 mm. Thảo nào phải khoan hơn chục lần mới xuyên qua được.

 

Không lâu sau đó, ngày 9 tháng 11 năm Thiên Bảo thứ 14, tức ngày 16 tháng 12 năm 755, đã nổ ra loạn An Sử. Lời dự ngôn “Thời loạn sắp đến rồi” của Vương Kiểu quả nhiên đã ứng nghiệm.

 

Vương Kiểu khi còn sống có quan hệ qua lại với Đạt Hề Tuân, quan Thị lang Bộ Lễ của Đường Huyền Tông. Sau khi dẹp yên loạn An Sử, một ngày nọ, Vương Kiểu bỗng nhiên xuất hiện ở trước phủ của Đạt Hề Tuân, đến thăm Đạt Hề Tuân. Vương Kiển đi giày cỏ, tay cầm gậy gỗ, dáng vẻ như người quy ẩn núi rừng đã lâu.

 

Lúc này, mọi người mới như tỉnh giấc mơ. Thì ra, Vương Kiểu hoàn toàn không chết, ông ấy là dị nhân biết pháp thuật. Năm xưa khi bị giết, hoàn toàn là thế thân do Vương Kiển dùng pháp thuật biến ra. Chẳng qua là ông ấy mượn cơ hội này để rời xa thế tục mà thôi. 

 

Có thể thấy, Vương Kiểu thông qua quan sát thiên tượng, đã biết trước loạn An Sử. Điều này không thể không nói rằng, đây là bằng chứng về thiên tượng học cổ đại ứng nghiệm thần kỳ.

 

Vậy bằng chứng như thế này có ở các triều đại khác không?

 

Vụ nổ Thiên Khải

 

Hơn 300 năm trước, thành Bắc Kinh xảy ra một vụ nổ lớn rất kỳ lạ, lịch sử gọi là Vụ nổ Vương Cung Xưởng, cũng gọi là Vụ nổ Thiên Khải. Đây là một kỳ án tai họa kỳ lạ ở Bắc Kinh vào năm cuối triều Minh.

 

9 giờ sáng ngày 6 tháng 5 năm Thiên Khải thứ 6 triều Minh, tức ngày 30 tháng 5 năm 1626, đúng vào ngày thứ hai sau Tết Đoan Ngọ, khu vực gần kho thuốc súng của Vương Cung Xưởng ở góc Tây Nam Bắc Kinh xảy ra một vụ nổ ly kỳ, bán kính nổ 750 mét, diện tích 2,25 km vuông, tử thương hơn 20.000 người. 

 

Sau này có người tính toán, uy lực vụ nổ này tương đương với 10.000 - 20.000 tấn TNT, sức nổ tương đương với vụ nổ bom nguyên tử ở Hiroshima.

 

Vụ nổ Thiên Khải không chỉ uy lực kỳ lạ, mà điều kỳ lạ hơn là rất nhiều người đã mất tích kỳ lạ trong vụ nổ, hơn nữa, y phục đều bạc màu.

 

Có một người Thiệu Hưng tên là Chu Lại Mục, vào ngày xảy ra vụ nổ, em trai ông là Chu Quý Vũ vừa đến Bắc Kinh được 2 ngày. Trưa hôm đó, Chu Quý Vũ đi chợ mua đồ, trên đường gặp 6 người bạn, bèn dừng lại hành lễ chắp tay chào. Còn chưa bái xong thì bỗng có một tiếng nổ lớn, đầu của ông ta bỗng nhiên bay mất, còn 6 người kia hoàn toàn không tổn hại đến sợi tóc. 

 

Ở ngã tư Hội quán Việt Tây có một học quán, sau tiếng nổ lớn, 32 học sinh và thầy giáo trong học quán bỗng nhiên biến mất không để lại dấu vết.

 

Khi đó, Tổng binh mới của Tuyên phủ đang đi ra ngoài thăm khách, khi đi đến phố Viên Hoằng Tự, toàn bộ 7 người trong nhóm cũng mất tích không dấu vết, đồng thời 1 con ngựa cũng mất tích.

 

Khi đó, ở phố Thừa Ân Tự có một cái kiệu nữ đi qua, sau tiếng nổ lớn, giữa phố chỉ còn lại cái kiệu hỏng, cô gái và những phu khiêng kiệu đều biến mất không dấu vết. 

 

Một chiếc kiệu nữ nữa đi qua phố Huyền Hoằng Tự, thì bị bóc mất đỉnh kiệu, cô gái trong kiệu tuy không việc gì, nhưng quần áo trên người lại bị mất hết. Còn có một người hầu, sau tiếng nổ lớn, mũ, quần áo, giày tất, trong nháy mắt đều không thấy. Rất nhiều người chết và người bị thương đều trần trụi, không có tấc vải nào.

 

Sau vụ nổ, có người đến báo rằng, rất nhiều y phục lụa mịn đỏ đều bay đến núi Tây Sơn, đa phần là treo trên ngọn cây, có cái còn bay đến giáo trường ở huyện Xương Bình. Đồ bát đĩa, trang sức, tiền bạc, không nơi nào là không có.

 

Ở khu vực huyện Phong Nhuận, trên cây treo đầy quần áo thành đống. Có người bỗng nhiên xuất hiện ở trong nhà người khác một cách khó hiểu. Còn có người, đầu, tay, đùi, chân, bay ra ngoài trăm dặm.

 

Trương Phượng Quỳ Bộ Hộ lập tức phái người đi kiểm tra, quả nhiên là như vậy.

 

Vụ nổ kỳ dị này được nhà sử học cuối đời Minh là Kế Lục Kỳ miêu tả chi tiết trong sách “Minh quý bắc lược” rằng:

 

Vài vạn ngôi nhà, hơn 2 vạn người, cùng Vương Cung Xưởng nát bét. Xác chết chồng chất, khí ô uế ngút trời, những mảnh gạch ngói vỡ từ trên trời rơi xuống, không thể nào phân biệt được đường phố, nhà cửa, thảm cảnh thương tâm, không thể nào tả nổi.

 

“Minh quan sử” và tờ báo “Để báo” do các quan chức đương thời triều Minh làm, cũng có ghi chép về vụ nổ kỳ dị này. Người chết trong vụ nổ này rất nhiều, điều kỳ dị nhất là, sau khi vụ nổ xảy ra đã xuất hiện “hiện tượng mất tích tập thể” và “hiện tượng thoát y”. Sau vụ nổ, bất kể là người chết hay người may mắn sống sót, đa phần là trần trụi lõa thể. Những hiện tượng này dùng lý luận khoa học hiện đại cũng không thể nào giải thích được.

 

Theo ghi chép, vụ nổ Vương Cung Xưởng tuyệt đối không phải là vụ nổ đơn thuần, bởi vì có quá nhiều điểm nghi vấn, không thể nào làm rõ được. 

 

Đương thời, Vương Cung Xưởng là đơn vị phụ trách cung ứng quân nhu, khó tránh khỏi có thuốc nổ. Nhưng điều kỳ dị là, uy lực của vụ nổ kinh hoàng đến thế, mà sau vụ nổ, không có một nhành cây ngọn cỏ nào bị cháy. Vậy rốt cuộc là nguyên nhân gì dẫn đến vụ nổ? Đến nay vẫn chưa biết được. 

 

Khi đó, mọi người đều coi là điềm dữ nhà Minh sắp diệt vong. 

 

Căn cứ theo tài liệu lịch sử, sự thực cũng đúng như vậy. 

 

Dị tượng ở triều đại diệt vong

 

Vị hoàng đế cuối cùng triều Minh là Sùng Trinh, vào ngày ông đăng cơ, thời tiết vốn trong xanh vạn dặm không gợn mây. Khi lễ đăng cơ tiến hành được một nửa thì từ trên không trung truyền đến tiếng gươm giáo, tiếng trống. Khi đó, có người xem thiên tượng rồi nói: “Trống Trời nổi, chủ binh đao, thiên hạ sẽ đại loạn, lộc nhà Minh tiêu vong”.

 

Vào triều Minh, ở Ngô Thành, tức Tô Châu ngày nay, cách thành 40 dặm về phía tây có một quả núi, gọi là núi Cóc (Cáp Mô sơn). Mùa xuân năm Ất Mão Hồng Trị thời Minh, tức năm 1495, ngọn núi này đột nhiên từ từ dịch chuyển. Một lát sau, nó chuyển dịch nhanh hơn. Đương thời, có người đi đường trông thấy, liền lớn tiếng kêu lên: “Núi chạy rồi, núi chạy rồi”.

 

Già trẻ lớn bé xung quanh đều há miệng tròn mắt, la hét lớn. Lúc này, núi có vẻ như nghe thấy tiếng người la hét, liền dừng lại. Khi mọi người nhìn lại, thấy ngọn núi đã cách vị trí cũ một khoảng cách mấy mẫu ruộng.

 

Sách "Dịch Truyện" của Kinh Phòng viết: “Nếu núi lặng lẽ tự di động, thì thiên hạ sẽ có loạn binh đao, hiện tượng quốc gia diệt vong sẽ xảy ra”.

 

Chương "Kim Đằng" trong sách "Thượng Thư" cũng nói: “Núi dịch chuyển, có nghĩa là hoàng đế, quân chủ vô đạo, thân cận tiểu nhân. Thế là, những người làm quan trong triều không có người hiền, người tốt không muốn làm quan và rời đi. Hoặc là, quyền thần nắm quyền, quốc quân bị làm bù nhìn. Việc bổ nhiệm, thưởng phạt triều thần, quốc quân không quyết định được. Trong triều, đa phần là môn khách và thân tín của quyền thần”.

 

Nhưng những tình huống này khi phát triển đến vô phương cứu chữa, thì sẽ thay triều đổi đại, thay đổi niên hiệu.

 

Người xưa nói: “Quốc gia sắp hưng thịnh thì ắt có điềm lành, quốc gia sắp diệt vong thì ắt có yêu nghiệt”.

 

Theo những ghi chép của sử sách, mỗi triều đại trước khi diệt vong đều xuất hiện một số thiên tượng quái dị. Vụ nổ Vương Cung Xưởng triều Minh là một trường hợp. Hai năm sau vụ nổ Vương Cung Xưởng, Hoàng đế Sùng Trinh lên ngôi. Hoàng đế Sùng Trinh là hoàng đế cuối cùng triều Minh. Khi đó, Thiểm Tây đại hạn, nông dân tới tấp khởi nghĩa, cuối cùng triều Minh bước tới diệt vong. 

 

Trong hơn 20 năm hai vị hoàng đế cuối cùng triều Minh là Minh Hi Tông và Sùng Trinh trị vì, đã xảy ra rất nhiều dị tượng mà đến nay, dùng khoa học vẫn không thể nào giải thích được. 

 

Vậy nếu những dị tượng này xảy ra, nó có phải là chú định vận khí diệt vong của triều đại, hay đó là do người ở ngôi cao không suy nghĩ hối cải nên kết quả là không có cách nào xoay chuyển được?

 

Xem thêm: 3 Hiện Tượng Bí Ẩn Báo Trước Tai Họa | Ngẫm Radio

 

 

Trung Hòa

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP