Mối đe dọa của nhân loại không phải là COVID-19 - đó là báo hiệu cho những vấn đề lớn nào?

Mối đe dọa của nhân loại không phải là COVID-19 - đó là báo hiệu cho những vấn đề lớn nào?

Mối đe dọa của nhân loại không phải là COVID-19 - đó là báo hiệu cho những vấn đề lớn nào?

Mối đe dọa của nhân loại không phải là COVID-19 - đó là báo hiệu cho những vấn đề lớn nào?

Mối đe dọa của nhân loại không phải là COVID-19 - đó là báo hiệu cho những vấn đề lớn nào?
Mối đe dọa của nhân loại không phải là COVID-19 - đó là báo hiệu cho những vấn đề lớn nào?
Thứ tư, 01-01-2025 19:58, (GMT+07:00)
Mối đe dọa của nhân loại không phải là COVID-19 - đó là báo hiệu cho những vấn đề lớn nào?
02-05-2020 20:57

 

Các chuyên gia về đánh giá các mối nguy hiểm đe dọa toàn cầu đã biết trước về đại dịch xảy ra, nhưng hiện nay họ đang có những lo lắng về những thảm họa tồi tệ hơn có thể sắp xảy đến cho nhân loại.

Cuối cùng khi cuộc khủng hoảng coronavirus bắt đầu giảm đi và chúng ta đang dần dần trở lại với cuộc sống bình thường - mặc dù vẫn phải giữ mức độ nào đó về giãn cách xã hội và duy trì rửa tay nhiều lần. Chúng ta vẫn đang mong đợi một loại sáng kiến quốc tế nào đó ngăn chặn, hoặc ít nhất là hạn chế sự lây lan của virus trong tương lai.

Chúng ta luôn biết học hỏi từ kinh nghiệm. Có những điều mà chúng ta có khả năng tìm ra giải pháp qua kinh nghiệm, đó là xu hướng dự kiến một sự kiện xảy ra dựa trên khả năng nhớ lại các sự kiện đã xảy ra với chúng ta.

Hai mối đe dọa trong danh sách của chính phủ Hoa Kỳ

Một nhà triết học về đạo đức Toby Ord lập luận trong cuốn sách mới của ông, The Precipice (Giới hạn), chúng ta cũng có ít kinh nghiệm hơn trong việc dự đoán những thảm họa tiềm tàng chưa có tiền lệ trong ký ức của chúng ta. “Ngay cả khi các chuyên gia đưa ra một xác suất đáng kể cho một sự kiện thảm họa chưa từng có’’, ông ấy viết, “chúng ta rất khó tin vào điều đó cho đến khi chúng ta thực sự nhìn thấy nó’’.

Đây chính xác đã là vấn đề với coronavirus. Nhiều nhà khoa học đã thông báo dự đoán rằng một dịch bệnh toàn cầu gần như chắc chắn sẽ bùng phát vào một thời điểm nào đó trong tương lai gần. Bên cạnh những cảnh báo của rất nhiều các nhà virus học và dịch tễ học, người sáng lập Microsoft, Bill Gates, đã đưa ra trong một TED Talks được phổ biến rộng rãi vào năm 2015, trong đó ông mô tả chi tiết về mối đe dọa của một loại virus giết người.

Trong lúc này, đại dịch do virus gây ra là một trong hai mối đe dọa thảm khốc lớn nhất trong sổ cảnh báo thảm họa của chính phủ Hoa Kỳ (mối đe dọa thứ hai là một cuộc tấn công mạng lớn).

Thảm họa sinh tồn của nhân loại 

Nhưng nếu điều gì đó chưa xảy ra, thì có một sự cám dỗ sâu sắc như thể là nó sẽ không xảy ra. Nếu một sự kiện thực sự xảy ra, như đại dịch này, nó sẽ chỉ giết chết một phần rất nhỏ dân số thế giới, thì nó còn chưa được gọi là mối đe dọa sinh tồn của nhân loại.

Có hai định nghĩa về mối đe dọa sinh tồn, mặc dù chúng thường có cùng một ý nghĩa. Một là nó sẽ mang lại sự kết thúc hoàn toàn cho nhân loại, loại bỏ chúng ta khỏi hành tinh này như loại bỏ một loài động vật nào đó hoặc bất cứ thứ gì khác. Cái thứ hai, chỉ giảm hơn một chút, là dẫn đến sự sụp đổ không thể chối bỏ của nền văn minh, làm giảm nhân loại còn sống sót đến trạng thái tồn tại như thời tiền sử.

Là một người Úc làm việc tại Học viện Tương lai của Nhân loại Oxford, triết gia Ord là một trong số ít các học giả làm việc trong lĩnh vực đánh giá rủi ro về sự sinh tồn của nhân loại. Học viện nghiên cứu tất cả mọi lĩnh vực có thể gây thảm họa cho nhân loại, từ các vụ nổ của các ngôi sao cho đến các loại vi khuẩn nguy hiểm, từ các vụ siêu núi lửa cho đến siêu trí tuệ nhân tạo.

Triết gia Ord nghiên cứu từng mối đe dọa tiềm tàng và xem xét khả năng nó xảy ra trong thế kỷ này. Chẳng hạn, xác suất siêu hành tinh gây ra thảm họa trên Trái đất mà ông ước tính là ít hơn một phần 50 triệu. Ngay cả khi cộng tất cả các rủi ro xảy ra tự nhiên lại với nhau (bao gồm cả virus xảy ra tự nhiên), Ord cho rằng chúng không thể so sánh với rủi ro sinh tồn do chiến tranh hạt nhân hoặc sự nóng lên toàn cầu gây ra.

Trong phần lớn thời gian, công chúng, chính phủ và các học giả khác đều bỏ qua hầu hết các rủi ro này. Ít ai trong chúng ta, sau tất cả, thích chiêm ngưỡng ngày tận thế.

Trong mọi trường hợp, các chính phủ, như cựu Bộ trưởng Bảo thủ Oliver Letwin nhắc nhở chúng ta trong cuốn sách gần đây Apocalypse How? (Tận thế như thế nào?), thường bận tâm với những vấn đề cấp bách hàng ngày hơn là sự sụp đổ của nhân loại. Các vấn đề hàng ngày như thỏa thuận thương mại đòi hỏi sự chú ý khẩn cấp, trong khi những vấn đề giả định trong tương lai như máy móc sẽ thống trị nhân loại luôn có thể để lại cho ngày mai.

Nhưng chúng ta hiện đang sống qua đại dịch toàn cầu, có lẽ bây giờ là thời điểm thích hợp để suy nghĩ về những gì có thể làm để tránh thảm họa trong tương lai. Theo Ord, thời kỳ chúng ta sinh sống là thời khắc quan trọng trong lịch sử nhân loại. Không chỉ có những tác động tiềm tàng của việc nóng lên toàn cầu mà trong thời đại hạt nhân, chúng ta còn sở hữu sức mạnh hủy diệt bản thân trong nháy mắt - hoặc ít nhất là đặt cân bằng trở lại cho câu hỏi về sự sống còn của cộng đồng dân cư.

Mối đe dọa thứ hai là một cuộc tấn công mạng lớn
Mối đe dọa thứ hai là một cuộc tấn công mạng lớn đang trong danh sách của chính phủ Hoa Kỳ. (Ảnh: tweetyspíc/Pixabay)

Do đó Ord tin rằng thế kỷ chúng ta đang sống là thời gian mà thế giới đối diện với sự bấp bênh nguy hiểm. Nếu chúng ta đưa ra quyết định đúng đắn, ông thấy trước một tương lai hưng thịnh không thể tưởng tượng được. Nếu chúng ta làm sai, ông khẳng định rằng chúng ta có thể đi theo con đường của loài chim cưu và khủng long, rời khỏi hành tinh mãi mãi.

Khi được hỏi về xác suất đáng lo ngại hiện nay của nhân loại trong cuộc đấu tranh sinh tử giữa sức mạnh và trí tuệ của chúng ta. “Với tất cả những gì tôi biết hiện nay’’, ông viết, “tôi nghĩ rằng rủi ro sinh tồn của nhân loại trong thế kỷ này vào khoảng 1/6’’.

Nói cách khác, thế kỷ 21 thực sự là một trò chơi Rulet khổng lồ kiểu cò quay của Nga. Nhiều người sẽ giật mình trước một dự đoán nghiệt ngã như vậy, trong khi đối với những người khác, nó sẽ thúc đẩy thêm vào những sự lo lắng vốn đã đầy rẫy trong xã hội.

Ông đồng ý là có quá nhiều mối lo trong xã hội và nói rằng ông đã cố gắng trình bày mô hình của mình một cách bình tĩnh và hợp lý nhất có thể, đảm bảo tính đến tất cả các bằng chứng cho thấy rủi ro là chưa thực sự lớn. Tỷ lệ một trong sáu là giả thuyết tốt nhất của ông, là việc chúng ta tạo ra một ‘cú đánh đàng hoàng’ để đối phó với mối đe dọa hủy diệt chúng ta.

Nếu chúng ta thực sự đặt tâm trí vào nó và đưa ra một phản ứng tương đương với mối đe dọa, tỷ lệ rủi ro, ông nói, sẽ đi xuống một cái gì đó giống như 1/100 cho sự tuyệt chủng của chúng ta. Nhưng, cũng như vậy, nếu chúng ta tiếp tục phớt lờ mối đe dọa được thể hiện bằng những tiến bộ trong các lĩnh vực như công nghệ sinh học và trí tuệ nhân tạo, thì tỷ lệ nguy cơ, ông nói, sẽ giống như 1/3.

Thảm họa là vấn đề chung của thế giới

Martin Rees là một nhà vũ trụ học và cựu chủ tịch của Hiệp hội Hoàng gia, đồng sáng lập Trung tâm Nghiên cứu Thảm họa Sinh tồn thuộc Đại học Cambridge. Từ lâu ông đã tham gia vào việc nâng cao nhận thức về những thảm họa đang hiện hữu và ông có đồng quan điểm với Ord.

Ông nói, “Tôi lo lắng, chỉ đơn giản là vì thế giới của chúng ta quá liên kết với nhau, rằng mức độ của những thảm họa tiềm tàng tồi tệ nhất đã tăng lên chưa từng thấy và quá nhiều người đã phủ nhận về chúng.

Bộ trưởng Letwin cảnh báo về sự phụ thuộc quá mức vào hệ thống internet và vệ tinh, kết hợp với sự hạn chế lưu kho hàng hóa và chuỗi cung ứng hùng hậu. Đây là những điều kiện lý tưởng cho sự phá hoại và phá vỡ toàn cầu. Như ông viết, một cách đáng ngại: “Đã đến lúc cần phải nhận ra rằng ngày càng nhiều phần của cuộc sống chúng ta - của chính xã hội - phụ thuộc ngày càng chặt chẽ và chi tiết vào các hệ thống mạng internet tích hợp’’.

Các mạng lưới toàn cầu phức tạp chắc chắn làm tăng tính dễ bị tổn thương của chúng ta đối với các đại dịch virus và các cuộc tấn công mạng, nhưng cả hai mối đe dọa này đều chưa phải là rủi ro sinh tồn nghiêm trọng mà cuốn sách của Ord nhấn mạnh đến. Các đại dịch mà ông quan tâm không phải là loại bùng phát ở các khu chợ ẩm ướt của Vũ Hán, mà là những virus được thiết kế trong các phòng thí nghiệm sinh học, một loại vũ khí sinh học.

Mặc dù Ord có đề cập đến sự khác biệt giữa rủi ro tự nhiên và nhân tạo (do con người tạo ra), ông cho rằng sự khác biệt này sẽ khá mờ đi khi nói về mầm bệnh, bởi vì sự sinh sôi nảy nở của chúng đã tăng lên đáng kể do các hoạt động của con người như trồng trọt, vận chuyển, liên kết thương mại phức tạp và sự tụ tập dày đặc của chúng ta trong các thành phố.

Sự đầu tư đề phòng thảm họa của nhân loại

Tuy nhiên, giống như rất nhiều khía cạnh của mối đe dọa sinh tồn của nhân loại, ý tưởng về mầm bệnh được thiết kế có vẻ quá khoa học, quá xa vời, để thu hút sự chú ý lâu dài của chúng ta. Cơ quan quốc tế có nhiệm vụ kiểm soát vũ khí sinh học là Công ước Vũ khí Sinh học. Ngân sách hàng năm của nó chỉ là 1,4 triệu euro (1,2 triệu bảng). Như Ord chỉ ra với sự dè bỉu, số tiền đó ít hơn doanh thu của nhà hàng McDonald trung bình.

Nếu cho rằng đó là món ăn, thì Ord lại có một so sánh ẩm thực khác còn khó nuốt hơn. Trong khi ông không chắc chắn chính xác thế giới đầu tư bao nhiêu vào việc đánh giá rủi ro sinh tồn của nhân loại, ông tự tin, rằng hàng năm chúng ta đang đầu tư cho món kem nhiều hơn là đầu tư để đảm bảo cho các công nghệ mà chúng ta phát triển sẽ không phá hủy chúng ta.

Đầu tư đạo đức cùng với phát triển xã hội

Ord khẳng định rằng ông không phải là một người bi quan. Có các biện pháp mang tính xây dựng đang được thực hiện. Nhân loại, ông nói, đang ở tuổi thiếu niên, và giống như một thiếu niên có sức mạnh thể chất của một người trưởng thành nhưng thiếu tầm nhìn xa và sự kiên nhẫn, chúng ta là mối nguy hiểm cho chính mình cho đến khi chúng ta trưởng thành. Ông khuyến nghị rằng, trong thời gian này, chúng ta nên làm chậm tốc độ phát triển công nghệ để cho phép có thêm sự hiểu biết về ý nghĩa cuộc sống để bắt kịp, xây dựng và đánh giá cao hơn về mặt đạo đức đối với hoàn cảnh của chúng ta.

Rốt cuộc, ông là một triết gia đạo đức. Đây là lý do tại sao ông lập luận rằng nó rất quan trọng rằng, nếu loài người muốn sống sót, chúng ta cần một khung tham chiếu lớn hơn nhiều cho những gì đúng và tốt. Hiện tại, chúng ta đánh giá cực kỳ thấp tương lai và có quá ít hiểu biết về mặt đạo đức để hành động của chúng ta có thể ảnh hưởng đến hàng ngàn thế hệ sau này - hoặc thay vào đó, có thể chỉ là một thế hệ sau chúng ta mà thôi.

Đạo đức cần được nâng cao
Đạo đức cần được nâng cao để hành động của chúng ta có thể ảnh hưởng đến hàng ngàn thế hệ sau này. (Ảnh: Geralt/Pixbay)

Con cháu của chúng ta, ông nói, đang ở vị trí của các dân tộc thuộc địa: họ bị tước quyền chính trị, không có ý kiến nào trong các quyết định được đưa ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến họ hoặc ngăn chặn họ tồn tại.

“Chỉ vì họ không thể bỏ phiếu, thì không có nghĩa là họ không thể được đại diện’’.

Tất nhiên, cũng có những vấn đề cụ thể để giải quyết như hiện tượng nóng lên toàn cầu và hủy hoại môi trường. Ord thừa nhận rằng biến đổi khí hậu có thể dẫn đến tai họa toàn cầu với quy mô lớn chưa từng thấy, nhưng ông không tin rằng nó thể hiện là nguy cơ sinh tồn thực sự đối với nhân loại (hay nền văn minh). Điều đó không thể nói rằng đó không phải là một mối quan tâm cấp bách: chỉ có điều sự tồn tại của chúng ta vẫn chưa bị đe dọa trực tiếp.

Có lẽ mối đe dọa trước mắt lớn nhất là sự đa dạng hóa liên tục của vũ khí hạt nhân. Kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh, cuộc chạy đua vũ trang đã bị đảo ngược và số lượng đầu đạn đang hoạt động đã cắt giảm từ hơn 70.000 trong những năm 1980 xuống còn khoảng 3.750 ngày nay. Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (START) là công cụ mang lại sự suy giảm vũ khí chiến lược, sẽ hết hiệu lực vào năm tới. “Từ những gì tôi nghe được lúc này’’, Ord nói, “người Nga và người Mỹ không có kế hoạch gia hạn hoặc điều chỉnh Hiệp ước này, điều đó thật điên rồ’’.

Tất cả chúng ta đều đang trên một con thuyền

Sớm hay muộn tất cả các câu hỏi về rủi ro sinh tồn của nhân loại đều phải đi đến sự hiểu biết và thỏa thuận toàn cầu. Đó là vấn đề khó khăn, bởi vì trong khi các hệ thống kinh tế của chúng ta là toàn cầu hóa, thì các hệ thống chính trị của chúng ta chỉ là ở mức độ quốc gia hoặc liên bang. Do đó, không có chủ thể chính nào chịu trách nhiệm về các vấn đề ảnh hưởng đến tất cả mọi người trên toàn cầu. Nếu loài người biết dừng bước trước các giới hạn sụp đổ, họ sẽ phải nhận ra rằng các liên kết vì lợi ích chung sẽ cần thiết hơn và lớn hơn sự khác biệt giữa các quốc gia.

Có nhiều dự đoán hiện đang được đưa ra về cách thế giới sẽ thay đổi như thế nào sau đại dịch gây ra bởi coronavirus. Nhà triết học John Gray gần đây đã tuyên bố rằng đại dịch coronavirus đã đánh dấu cho sự kết thúc của quá trình siêu toàn cầu hóa và sự tái khẳng định tầm quan trọng của nhà nước quốc gia.

“Trái ngược với câu thần chú tiến bộ’’, Giáo sư Gray viết trong một bài tiểu luận, “các vấn đề toàn cầu không phải lúc nào cũng có giải pháp toàn cầu, niềm tin rằng cuộc khủng hoảng này có thể được giải quyết bằng một sự bùng nổ chưa từng có của hợp tác quốc tế là tư duy kỳ diệu ở dạng thuần khiết nhất’’.

Nhưng các quốc gia riêng lẻ cũng không thể đủ khả năng để quay lưng lại với thế giới. Đại dịch có thể không gây ra sự hợp tác quốc tế sâu sắc hơn và sự đánh giá sâu sắc hơn về thực tế rằng tất cả chúng ta đều đang trên cùng một con thuyền mà thôi. Cuối cùng, chúng ta sẽ phải đi đến sự thống nhất đó để có thể tránh những phiền não lớn hơn nhiều trong tương lai.

Ánh Dương

Theo Theguardian

Đăng theo NTDVN

 
Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP