Máy bay chiến đấu của Trung Quốc bị một con chim “bắn hạ”

Máy bay chiến đấu của Trung Quốc bị một con chim “bắn hạ”

Máy bay chiến đấu của Trung Quốc bị một con chim “bắn hạ”

Máy bay chiến đấu của Trung Quốc bị một con chim “bắn hạ”

Máy bay chiến đấu của Trung Quốc bị một con chim “bắn hạ”
Máy bay chiến đấu của Trung Quốc bị một con chim “bắn hạ”
Thứ bảy, 11-01-2025 00:38, (GMT+07:00)
Máy bay chiến đấu của Trung Quốc bị một con chim “bắn hạ”
08-10-2020 13:05

Theo báo cáo của Nhật báo Quân đội Trung Quốc vào ngày 5/10, một máy bay chiến đấu của một lữ đoàn nào đó thuộc lực lượng phòng không chiến khu miền Nam đã va chạm với một con chim khi cất cánh, khiến chiếc máy bay chiến đấu lao xuống một khu vực không có người ở, rất may không có thương vong.

 

Máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã bị một con chim “bắn hạ” (ảnh 1)
Hình ảnh cho thấy Dư Húc, một nữ phi công của máy bay chiến đấu F-10 của ĐCSTQ (ghế sau của máy bay R) trình diễn tại một triển lãm hàng không ở Chu Hải. Máy bay của cô bị rơi và cô thiệt mạng trong một cuộc tập trận vào ngày 14/11/2016. (Ảnh qua Getty Images)

Theo báo cáo, vào đầu mùa thu, Vương Kiến Đông, phi công của một lữ đoàn thuộc Lực lượng Phòng không Bộ Tư lệnh chiến khu Miền Nam, đã điều khiển máy bay cất cánh theo kế hoạch để tiến hành huấn luyện chiến đấu. Đột nhiên, hai con chim lao vụt về phía thân máy bay. Một tiếng “uỳnh” vang lên, thân máy bay rung chuyển đột ngột và động cơ hoạt động bất thường. Báo động nhanh chóng vang lên trong buồng lái và lực đẩy của máy bay bị giảm mạnh.

Báo cáo cho biết, độ cao của máy bay chiến đấu chỉ là 272,7 mét khi bị va chạm với con chim, máy bay chiến đấu liên tục hạ độ cao. Vương Kiến Đông đã nhanh chóng mở dù trong trường hợp khẩn cấp. Ba giây sau, chiếc máy bay chiến đấu rơi xuống đất và Vương hạ cánh xuống một vườn cây ăn quả. Một số dân làng đã tìm thấy anh ta và đưa anh ta vào bóng cây để chờ cứu hộ.

Những cuộc điều tra tiếp theo xác nhận rằng vụ tai nạn là do một con chim tác động vào động cơ của máy bay chiến đấu trong quá trình cất cánh khiến chiếc máy bay dừng hoạt động trên không.

Tuy nhiên, báo cáo không hề đề cập đến số hiệu, thời gian hay địa điểm cất cánh của chiếc máy bay chiến đấu bị rơi.

Theo Taiwan News, có một bức ảnh lưu trữ trong báo cáo của quân đội ĐCSTQ cho thấy đây là một chiếc máy bay chiến đấu F-10. Bài báo chế giễu rằng hình ảnh tự tạo của ĐCSTQ về sự bất khả chiến bại của chiếc máy bay chiến đấu đã bị trúng đạn trong cuộc đối đầu với “kẻ thù chim”.

Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) nói rằng, Căn cứ quân sự của ĐCSTQ ở chiến khu miền Nam thường xuyên có những chuyến bay quấy nhiễu Đài Loan. Một số chuyên gia cho rằng đây sẽ là khu vực tập kết các máy bay chiến đấu của ĐCSTQ với nhiệm vụ gây rối đối với Đài Loan.

Gần đây, ĐCSTQ liên tục gia tăng căng thẳng khu vực cũng như tăng cường quy mô các cuộc tập trận quân sự, đồng thời thường xuyên triển khai máy bay quân sự đi vòng qua Đài Loan để khiêu khích. Và các cuộc tập trận quân sự thường xuyên diễn ra trên nhiều vùng biển, bao gồm cả các cuộc tập trận bắn đạn thật chống lại Đài Loan. Quân đội ĐCSTQ cũng sử dụng các video tuyên truyền để khoe khoang rằng lực lượng không quân của họ là “át chủ bài trên không”, “dũng cảm, ngoan cường, bách chiến bách thắng”.

Theo Bộ Quốc phòng Đài Loan, Lực lượng Không quân của ĐCSTQ đã có tới 50 chuyến bay quấy nhiễu trong 18 ngày kể từ ngày 16/9 đến ngày 3/10, trong đó có 10 ngày bay vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan.

Tuy nhiên, các cuộc tập trận quân sự của ĐCSTQ tiếp tục xảy ra nhiều vụ bê bối. Vào ngày 19/9, Không quân ĐCSTQ đã phát hành một video trên Weibo chính thức của mình với tiêu đề “Thần chiến tranh H-6K tiếp tục tấn công!” Nội dung là một cuộc ném bom mô phỏng vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Guam bằng máy bay ném bom chiến lược “H-6K”, được truyền thông nhà nước khoe khoang là “Thần chiến tranh”.

Tuy nhiên, cư dân mạng tinh mắt đã phát hiện ra cảnh tên lửa nổ trong phim đã bị biên tập trái phép từ ba bộ phim Hollywood là “Transformers: Revenge of the Fallen”, “The Rock” và “The Hurt Locker”.

Vào ngày 24/9, Nhật báo Quân sự của ĐCSTQ đã công bố một đoạn video về 10 tên lửa đạn đạo Dongfeng được cho là đã bắn liên tiếp từ chiến khu Miền Đông. Nhưng đoạn video nhanh chóng bị cư dân mạng ném đá là đạo nhái. Trong phim, bãi thử tên lửa rõ ràng là sa mạc Gobi, không phải là từ chiến khu Miền Đông.

Sloan, chỉ huy của Căn cứ Không quân Mỹ Anderson, người phụ trách cuộc diễn tập quân sự “Valiant Shield”, đã chỉ trích ĐCSTQ khi nói về bộ phim nói trên, “Nó hoàn toàn là tuyên truyền, và mục đích là để đe dọa chúng tôi và tạo ra sự thù địch.” Cư dân mạng chế giễu đoạn phim rẻ tiền và đầy khuyết điểm của ĐCSTQ.

Minh Huy - Theo Tinh Hoa

 
 
Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP