Mất niềm tin: Thách thức lớn nhất của kinh tế Việt hậu đại dịch

Mất niềm tin: Thách thức lớn nhất của kinh tế Việt hậu đại dịch

Mất niềm tin: Thách thức lớn nhất của kinh tế Việt hậu đại dịch

Mất niềm tin: Thách thức lớn nhất của kinh tế Việt hậu đại dịch

Mất niềm tin: Thách thức lớn nhất của kinh tế Việt hậu đại dịch
Mất niềm tin: Thách thức lớn nhất của kinh tế Việt hậu đại dịch
Chủ nhật, 29-12-2024 22:15, (GMT+07:00)
Mất niềm tin: Thách thức lớn nhất của kinh tế Việt hậu đại dịch
09-10-2021 15:03

Covid-19 cùng các biện pháp chống dịch khắc nghiệt và tiền hậu bất nhất, cũng như chính sách bất đồng giữa các địa phương, đã phá vỡ ‘mộng tưởng’ về một tương lai kinh tế Việt Nam phát triển rực rỡ. Điều tệ hại nhất với nền kinh tế Việt là khối doanh nghiệp, hộ gia đình, và người lao động đã đồng loạt mất đi niềm tin kinh doanh, tiêu dùng, cũng như động lực tìm việc làm… Đây cũng là thách thức lớn nhất mà hệ thống chính quyền cần phải vượt qua mà chắc chắn không thể bằng khẩu hiệu.

Trước đại dịch, Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh ở châu Á nhờ mạng lưới các hiệp định thương mại tự do như CPTPP hay thỏa thuận thương mại tự do với EU. Việt Nam cũng là điểm đến hàng đầu cho các công ty đa quốc gia đang tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ khỏi Trung Quốc bởi thương chiến Mỹ - Trung. 

Tuy nhiên, sau đại dịch, nền kinh tế Việt vốn nhiều bất cân đối và rủi ro tích tụ đang phải đối diện với thách thức rất lớn, chẳng hạn như nợ xấu, bom nợ bất động sản, lạm phát, đảo chiều dòng vốn, tiêu dùng yếu, các vấn đề nợ công và bất cân đối thu - chi… 

Thực trạng có quá nhiều bất đồng giữa chính sách của các địa phương, quá nhiều lúng túng trong công tác phòng chống dịch, cũng như sự bất lực trong việc nuôi dưỡng lực lượng lao động trong đại dịch, đã làm tổn thương sâu sắc người lao động, niềm tin kinh doanh, và niềm tin tiêu dùng trên khắp cả nước. Sau nhiều tháng phong tỏa mà thiếu sự hỗ trợ kịp thời thì nguồn nhân lực, các hộ kinh doanh cá thể, và cả doanh nghiệp lớn nhỏ đều đã kiệt quệ. Đây mới là thách thức lớn nhất, là mất mát lớn nhất.

60% lực lượng lao động công nghiệp ngoại tỉnh buộc phải tháo chạy ‘để sống’ 

Từ tối ngày 30/9, hàng nghìn người dân đã tập trung tại các chốt chặn ở khu vực giáp ranh giữa TP. HCM với các tỉnh lân cận, ngóng chờ từng phút để được về quê đoàn tụ với gia đình. 

Các ngày sau đó, hàng trăm nghìn người khác tiếp tục đi xe máy chở theo con nhỏ và đồ đạc, thậm chí là đi bộ, từ TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai… để được về nhà.

Đến nay đã hơn một tuần, dòng người trở về quê ngày càng đông, chủ yếu là dân lao động nghèo sinh sống trong các khu nhà trọ - những người không còn chịu đựng nổi sau nhiều tháng sống ‘lay lắt’ vì phong tỏa khắc nghiệt. Họ đã hết sạch tiền, thức ăn, hy vọng, và cả niềm tin. Dù chính quyền địa phương đang ra sức kêu gọi, thuyết phục người lao động ngoại tỉnh ở lại để phục hồi kinh tế với hứa hẹn tăng hỗ trợ... nhưng người dân vẫn quyết chí hồi hương.

Có lẽ ít người trong chúng ta có thể kìm lòng khi chứng kiến những người lao động nghèo khổ, trong đó có cả các em bé chỉ vài tháng đến vài tuổi và phụ nữ mang thai, phải chịu đựng bao khó khăn và khổ sở như vậy trên hành trình về nhà. 

Không bám trụ lại nỗi nữa, gia đình 5 người dắt díu nhau lội bộ gần 200km về Đồng Tháp (Ảnh: cắt từ video)

Không bám trụ nổi nữa, một gia đình gồm 5 người dắt díu nhau đi bộ gần 200km về Đồng Tháp. (Ảnh: cắt từ video)

Anh Phàng A Phử, 24 tuổi, cùng vợ và con gái 9 tháng tuổi phải vượt cả vài nghìn cây số để trở về Sơn La. Anh Phử chia sẻ, "quãng đường về tới nhà còn rất dài, chỉ mong cả gia đình đủ sức khỏe vượt qua bởi không còn lựa chọn nào khác".

Chị Nguyễn Thu Thảo cho biết gia đình chị làm thuê ở Bình Dương. Đã 3 tháng mất việc, gia đình đã tiêu hết những đồng tiền tích lũy ít ỏi cuối cùng. Chiều ngày 02/10, gia đình chị quyết định chạy xe máy về quê ở Đắk Lắk. Chạy xe cả đêm, “trời liên tục mưa như trút nước, vợ chồng tôi phải động viên con nhỏ cố gắng bám theo đoàn. Suốt dọc đường, chúng tôi đã được các chốt hỗ trợ thức ăn, nước uống, nên dù mệt rã rời, chúng tôi vẫn cảm thấy rất vui mừng vì đã được về quê", chị Thảo xúc động nói.

Anh Trần Anh Dũng cũng chạy xe máy hơn 1.000 km chở vợ cùng 2 con nhỏ từ Đồng Nai về Quảng Bình. "Tôi vào Đồng Nai chạy Grab, vợ làm công nhân. Hơn 4 tháng không có việc làm, tiền hỗ trợ không đủ sinh hoạt nên quyết định về quê", anh Dũng chia sẻ.

Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng cho biết, có khoảng 2,1 triệu trong số 3,5 triệu người lao động (chiếm 60%) từ các địa phương khác đến làm việc tại TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai, và Long An có nguyện vọng trở về nhà. 

Đây là cuộc tháo chạy của người lao động sau 5 năm tháng chịu đựng phong tỏa khắc nghiệt đến mức kiệt quệ tài chính, thể xác, và cả tinh thần. Việc phong tỏa kéo dài trong khi những hỗ trợ về thực phẩm, y tế, nơi ở thì lại quá ít ỏi và không kịp thời là đòn đánh chí mạng vào lực lượng lao động ngoại tỉnh vốn có mức lương hàng tháng chỉ đủ sinh tồn. Tiền tiết kiệm và tích lũy tự thân của họ gần như không có, trong khi giá cả lại tăng vọt, khiến họ không thể trang trải trong đại dịch. 

Đây không phải là cuộc tháo chạy trong ngắn hạn, đây là cuộc tái định cư trong trung và dài hạn của một phần lớn lực lượng lao động. Trải nghiệm khắc nghiệt về điều kiện sinh tồn vừa qua, cùng với tương lai không chắc chắn về đại dịch, cũng như việc thiếu niềm tin vào các tuyên bố của chính quyền sẽ là rào cản lớn nhất ngăn lực lượng lao động quay lại làm việc tại các khu công nghiệp hậu đại dịch. 

Hộ kinh doanh cá thể không dám mở cửa trở lại 

Tiền ăn, tiền ở đã thâm vào tiền vốn

Các chủ tiệm, chủ quán hàng nhỏ lẻ đã nghỉ bán 4-5 tháng liên tục theo lệnh giãn cách xã hội. Không tạo ra được thu nhập, thùng gạo nhà họ đã cạn kiệt. 

Chị Hồng, chủ tiệm quần áo ở quận Tân Bình, TP. HCM, đã ngừng bán hàng từ tháng 6. Tiền dự trữ trong nhà để nuôi 6 nhân khẩu là 60 triệu, giờ chỉ còn đúng 1 triệu, chị chia sẻ. Lúc đầu, chị tưởng chỉ tạm nghỉ mươi ngày đến nửa tháng, nhưng đã hơn 3 tháng trôi qua. Giá rau thịt tăng chóng mặt, lại không có dòng tiền vào, chị không còn đủ tiền để nhập hàng, đến cả tiền đi chợ sắp tới cũng phải vay mượn.

A woman, wearing a facemask as a preventive measure against the spread of the COVID-19 novel coronavirus, waits for customers at her food stall in Hanoi on April 3, 2020. (Photo by Nhac NGUYEN / AFP) (Photo by NHAC NGUYEN/AFP via Getty Images)

Các hộ kinh doanh cá thể còn ngần ngại mở cửa trở lại. (Ảnh minh họa: NHAC NGUYEN/AFP qua Getty Images)

Chị Nga, chủ quán bún bò ở quận 7, TP. HCM cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Nhà chị có 4 người, mỗi tháng tiền thuê nhà vừa để ở vừa để bán hàng là 10 triệu đồng. Quán đã đóng cửa được vài tháng, khiến nguồn thu nhập duy nhất chẳng còn. Gia đình chị hiện phải trả 8 triệu đồng/tháng tiền thuê nhà do chủ nhà đã bớt cho 2 triệu. Các chi phí khác như tiền ăn uống, thuốc men, vật dụng để phòng chống dịch bệnh... khiến chị phải đi vay mượn của bà con họ hàng để chi tiêu. Việc gom vốn để mở hàng trở lại là rất khó khăn.

Không đủ nguyên liệu, giá nguyên liệu tăng cao

Các hộ kinh doanh cá thể thường nhập nguyên liệu từ mối quen. Tuy nhiên, giãn cách xã hội kéo dài đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng, khiến các mối sỉ không có đủ hàng để đổ cho các hộ kinh doanh nhỏ lẻ; từ đó dẫn đến tình trạng khan hiếm nguyên liệu, hoặc giá nguyên liệu bị đẩy lên cao, nằm ngoài sức chi trả của người mua.

Cửa hàng cơm tấm của ông Chiến ở quận Bình Tân, TP, HCM vẫn chưa hoạt động trở lại. Ông chia sẻ, “gia đình tôi bán cơm tấm ở đây mười mấy năm rồi. Bình thường nguyên liệu đều chở tới tận nhà. Hôm trước tôi có gọi cho mấy mối, chỗ nào cũng báo giá cao gấp rưỡi bình thường, vì vậy chúng tôi quyết định chưa mở cửa hàng”.

Bất cập với phương thức chỉ bán mang đi

Nhiều chủ tiệm, chủ quán phản ánh rằng, họ đã bán hàng theo phương thức truyền thống được mấy chục năm. Khách quen tự tìm đến, còn khách lạ thì tiện đường ghé mua. Giờ chỉ được bán hàng mang đi, bán hàng online thì họ không biết thao tác trên thiết bị công nghệ, cũng không biết phương thức tiếp cận với tệp khách hàng trên mạng. Mở cửa tiệm mà không bán được hàng thì chẳng thà không mở, một người bán chia sẻ.

Anh Trí, chủ một quán bún cá cho hay: "Giờ thuê mặt bằng lại mà chỉ bán mang đi thì chắc chắn lỗ…. Bán một tô bún cá phải tầm 50.000 - 60.000 đồng mới có lời, nhưng người ta mua mang về cộng tiền ship vào thì thành 80.000 - 90.000 một tô. Giá này thì có bao nhiêu người đặt mua?”

A vendor (C) selling the popular Vietnamese baguette or

Phương thức chỉ bán mang đi chưa phù hợp với nhiều hộ kinh doanh nhỏ lẻ. (Ảnh: MANAN VATSYAYANA/AFP qua Getty Images)

Kinh tế hộ gia đình, với bản chất là quy mô vốn nhỏ, rất dễ bị tổn thương khi có biến động thị trường. Hàng triệu hộ kinh doanh cá thể trên cả nước đã và sẽ gặp vô vàn khó khăn trong tình hình dịch bệnh và giãn cách. Trong khi đó, khu vực kinh doanh cá thể đóng góp khoảng 30% GDP cả nước, là khu vực tạo ra số lượng việc làm rất lớn cho xã hội. Các hộ kinh doanh chủ yếu hoạt động dựa trên năng lực tài chính tự thân - là một hình thức tốt để huy động vốn trong nhân dân vào quá trình phát triển kinh tế đất nước.

Doanh nghiệp Việt đương đầu vô vàn thách thức

Vận chuyển hàng hóa vẫn chưa được ‘cởi trói’

Hiện vẫn còn nhiều chốt kiểm soát tại các địa bàn giáp ranh, việc chờ quét mã tại các chốt tiềm ẩn nguy cơ ùn ứ và mất an toàn.

Ông Bùi Văn Quản - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP. HCM nêu ý kiến, trong giai đoạn TP. HCM phục hồi kinh tế, các tỉnh thành cần ngay lập tức thống nhất quy trình kiểm soát ở các chốt cửa ngõ để đảm bảo hàng hóa được lưu thông thuận lợi. Đồng thời, Chính phủ phải có chế tài đối với các địa phương ban hành các văn bản trái quy định, nhằm tránh tình trạng mỗi nơi một kiểu, gây tắc nghẽn hàng hóa. Cần xem tất cả các mặt hàng (trừ hàng cấm) là hàng thiết yếu. Hơn nữa, đối với lái xe, cần tháo gỡ quy định phải có giấy xét nghiệm âm tính, bởi nó rất tốn kém, lãng phí thời gian, khiến chi phí vận tải đội lên nhiều. Chỉ nên yêu cầu lái xe tự xét nghiệm nhanh định kỳ và chịu trách nhiệm với việc này. 

Thiếu nhân lực trầm trọng

Tại tọa đàm trực tuyến “Nguồn nhân lực lao động cho TPHCM và các tỉnh lân cận sau đại dịch” do Báo Người Lao Động tổ chức chiều 01/10, các hiệp hội và ngành hàng cho biết, lĩnh vực của họ đang thiếu từ 30% - 60% số lượng lao động. Người lao động phần lớn đã về quê và việc tập hợp lại nhân sự trong thời gian từ nay đến tết Nguyên Đán không hề dễ.

người dân chạy dịch về quê
Đoàn người từ các tỉnh phía Nam về quê đi qua đèo Lò Xò (cách đèo Hải Vân 150km) được CLB Xe bán tải TP. Đà Nẵng và lực lượng chức năng hỗ trợ. (Ảnh: Mai Xuan Nhat/CLB Xe bán tải TP. Đà Nẵng)

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP. HCM (FALMI), xu hướng tuyển dụng từ nay đến cuối năm tập trung ở các nhóm nghề: Kinh doanh - thương mại với 10.000 - 13.000 việc làm (chiếm 23%); dịch vụ phục vụ cá nhân và nhân viên bảo vệ với 5.000 - 6.500 việc làm (chiếm 12%); công nghệ thông tin cần khoảng 4.300 lao động (chiếm 7,5%); cơ khí - tự động hóa cần khoảng 2.800 lao động (chiếm 5%); logistics cần khoảng 2.700 lao động (chiếm gần 5%)..., theo VnEconomy.

Cạn kiệt dòng tiền

Tiền được xem là ‘dòng máu’ giúp doanh nghiệp duy trì sự sống. Hiện tại, sau nhiều tháng thực hiện giãn cách xã hội, doanh thu không có nhưng các khoản trả cố định vẫn phải đóng đều đặn, nhiều doanh nghiệp đã ‘cạn máu’.

Chia sẻ với VnExpress, đại diện một doanh nghiệp thực hiện "3 tại chỗ" cho hay: "Các khoản phí, tiền đóng bảo hiểm, công đoàn vẫn phải đóng nguyên, trong khi chúng tôi bỏ hàng tỷ đồng nuôi bao nhiêu con người trong nhà máy thời gian qua", vậy mà các chính sách hỗ trợ vẫn xa vời, khiến tiền và tài sản không còn bao nhiêu.

Ông Hoàng Tiễn, nhà sáng lập chuỗi Coffee Bike cho rằng, chi phí khởi động lại khá cao trong lúc tình hình Covid-19 biến động liên tục khiến việc kinh doanh trở lại không khác gì ‘đi trên dây’. "Sau 4-5 lần tái khởi động suốt 2 năm qua, ngã ít còn đứng dậy nổi chứ ngã hoài sức đâu dậy nữa", một CEO trong ngành F&B nói.

Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP. HCM Chu Tiến Dũng nhận xét, dòng tiền tại nhiều doanh nghiệp đã thực sự cạn kiệt, dẫn đến thiếu vốn trầm trọng, khó quay lại sản xuất. Nếu không được vay bổ sung thì không có cách nào sản xuất lại được. Hiện nhiều doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng đã kiến nghị Nhà nước sớm có các chính sách hỗ trợ để tiếp cận dòng tiền, vay với lãi suất thấp… nhằm phục hồi sản xuất.

Người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu

Trong thời gian giãn cách kéo dài, nhiều người lao động bị mất việc hoặc giảm lương. Thu nhập hạn chế này tác động trực tiếp đến sức mua tiêu dùng. Người dân hiện vẫn chỉ ưu tiên nhóm hàng hóa thiết yếu để giảm rủi ro tài chính, vì tình hình kinh tế - xã hội và dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp. 

HANOI, VIETNAM - SEPTEMBER 21: Plastic sheet dividers are set up at stores at a wet market to minimize physical interaction between store owners and shoppers on September 21, 2021 in Hanoi, Vietnam. Authorities have allowed the reopening of some services in the city from September 21, after a long period of restrictions since July 24. Businesses, offices and corporations can resume on-site operations at 50 percent capacity and travel permits for inner-city commuters have been removed. According to the municipal department of health, as of Monday, September 20, Hanoi has administered over 5.5 million doses of COVID-19 vaccines for over 83 percent of its adult population. (Photo by Linh Pham/Getty Images)

Tấm ngăn bằng nhựa được thiết lập tại các cửa hàng tại một khu chợ để giảm thiểu tương tác giữa chủ cửa hàng và khách hàng. (Ảnh Linh Pham / Getty Images)

Chị Hoài tại Đồng Nai chia sẻ: “Nhà tôi có 2 con nhỏ. Chỉ tính riêng tiền sữa đã hơn 1 triệu đồng. Một số khoản cố định khác là tiền thuê nhà, điện, nước, Internet cũng ngốn hết hơn 3 triệu đồng nữa, nên mọi chi tiêu phải tính toán rất kỹ nếu không sẽ thiếu trước hụt sau”.

Việc túi tiền của người dân eo hẹp đặt doanh nghiệp vào tình trạng ‘tiến thoái lưỡng nan’. Nếu không tăng giá sản phẩm và dịch vụ thì không có lợi nhuận bởi chi phí nguyên liệu đầu vào và chi phí cho các biện pháp chống dịch tăng cao. Nếu không giảm giá thì không thể thu hút được tệp khách hàng đang tiết kiệm chi tiêu.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) rục rịch rời bỏ Việt Nam

Các nhà đầu tư nước ngoài đã cảnh báo chính phủ Việt Nam rằng việc kiểm soát Covid-19 cực đoan ở các tỉnh miền nam đã buộc một số doanh nghiệp phải chuyển một phần hoạt động sản xuất sang các nước khác.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/8/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 19,12 tỷ USD, bằng gần 98% so với cùng kỳ năm 2020. Vốn thực hiện các dự án FDI trong tháng 8/2021 giảm 12,2% so với tháng 8/2020 và giảm 14,3% so với tháng 7/2021.

Financial Times đưa tin, trong một bức thư gửi đến Thủ tướng Phạm Minh Chính vào hồi cuối tháng 9/2021, phòng thương mại Hoa Kỳ, EU, và Hàn Quốc tại Việt Nam, cùng Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN cho biết: “Các cuộc khảo sát mà chúng tôi thực hiện gần đây cho thấy, ít nhất 20% thành viên hiệp hội đã chuyển một số hoạt động sản xuất sang quốc gia khác, và nhiều cuộc đàm phán về vấn đề tương tự đang được tiến hành”. 

Các doanh nghiệp FDI - gồm nhà sản xuất chip Intel, nhà sản xuất ô tô Toyota, nhà bán lẻ đồ gia dụng Ikea, và các thương hiệu đồ thể thao Nike và Adidas - đang tích cực làm việc để quyết định về vấn đề chuyển hướng sản xuất trong thời gian tới.

Decades ago, getting a pair of Nike shoes in Mainland China would have been almost impossible. Now, with the opening up of Mainland China, queues like these are getting commonplace. Of course, there are still the risk of counterfeit items or even entire stores in China.

Người dân xếp hàng chờ đến lượt mua giày Nike. Trong 8 tháng tới, nhu cầu đối với các sản phẩm của hãng này sẽ vượt quá nguồn cung khả dụng. (Ảnh: gunman47/Flickr)

Đại diện của Nike vào cuối tháng 9 cho biết: Họ đã mất 10 tuần - tương đương 100 triệu đôi giày Nike không được sản xuất - bởi các nhà máy ở Việt Nam ngừng hoạt động. Nike dự đoán trong 8 tháng tới, nhu cầu đối với các sản phẩm của hãng này sẽ vượt quá nguồn cung. Được biết, khoảng một nửa số giày dép của Nike được sản xuất tại Việt Nam. Hãng này đang tối đa hóa năng lực sản xuất giày dép ở các nước khác và đang chuyển hoạt động sản xuất hàng may mặc sang Trung Quốc, theo Wall Street Journal.

Ngoài các lệnh cấm di chuyển trong khu vực giãn cách, cũng như các quy định vận tải khác nhau giữa các tỉnh thành, các doanh nghiệp FDI đã lên tiếng bức xúc về việc hạn chế các chuyên gia nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam.

“Các chính sách nhằm kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh đã gây ra những thách thức đáng kể cho doanh nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt là việc thay đổi các quy định một cách thường xuyên và yêu cầu thực hiện ngay lập tức”, Giám đốc điều hành Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội Adam Sitkoff nói với Financial Times.

Trước đó, Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản (JCCH) đã có văn bản kiến nghị UBND TP. Hồ Chí Minh, trong đó có đoạn: “Nếu tình hình không được cải thiện với những giải pháp hiệu quả hơn thì sẽ xảy ra tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, khiến một số doanh nghiệp phải rút khỏi thị trường Việt Nam”. Theo ghi nhận của JCCH, một bộ phận các nhà cung cấp linh kiện tại Việt Nam đang đứng trước nguy cơ buộc phải di dời cơ sở sản xuất và trang thiết bị từ sang quốc gia khác như Nhật Bản, Trung Quốc, và các nước ASEAN khác.

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hộ gia đình, và người lao động vẫn còn hời hợt và hình thức; chính sách chống dịch tiền hậu bất nhất, bất đồng giữa trung ương - địa phương cũng như bất đồng giữa các địa phương... chính là những nguyên nhân gốc rễ dẫn tới niềm tin kinh doanh, tiêu dùng, và động lực tìm kiếm việc trong ngành công nghiệp bị bào mòn. Mất mát này sẽ không cách nào có thể phục hồi trong ngắn hạn. 

Chi Anh

Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP