Mark Zuckerberg “chọc giận” châu Âu: Hàng loạt chính trị gia nổi giận, cảnh báo về “một mất mác rất

Mark Zuckerberg “chọc giận” châu Âu: Hàng loạt chính trị gia nổi giận, cảnh báo về “một mất mác rất

Mark Zuckerberg “chọc giận” châu Âu: Hàng loạt chính trị gia nổi giận, cảnh báo về “một mất mác rất

Mark Zuckerberg “chọc giận” châu Âu: Hàng loạt chính trị gia nổi giận, cảnh báo về “một mất mác rất

Mark Zuckerberg “chọc giận” châu Âu: Hàng loạt chính trị gia nổi giận, cảnh báo về “một mất mác rất
Mark Zuckerberg “chọc giận” châu Âu: Hàng loạt chính trị gia nổi giận, cảnh báo về “một mất mác rất
Chủ nhật, 29-12-2024 23:17, (GMT+07:00)
Mark Zuckerberg “chọc giận” châu Âu: Hàng loạt chính trị gia nổi giận, cảnh báo về “một mất mác rất lớn” cho Facebook
08-02-2022 15:29

Các nhà lập pháp châu Âu đang rất tức giận trước ‘’lời thách thức’’của Mark Zuckerberg.

 

Sai lầm nghiêm trọng của Mark Zuckerberg khi 'chọc giận' châu Âu: Hàng loạt chính trị gia nổi giận, cảnh báo về 'một mất mát rất lớn' cho Facebook

Meta

Meta vừa tuyên bố có thể sẽ ngừng cung cấp "các sản phẩm và dịch vụ cốt lõi", bao gồm Facebook và Instagram tại Anh và châu Âu nếu giới chức 2 khu vực này không cho phép công ty "chuyển dữ liệu xuyên Đại Tây Dương".

“Nếu khuôn khổ truyền dữ liệu mới xuyên Đại Tây Dương không được thông qua và chúng tôi không thể tiếp tục dựa vào các SCC (điều khoản hợp đồng tiêu chuẩn) hay  phương tiện truyền dữ liệu thay thế từ châu Âu sang Mỹ, Meta có thể sẽ dừng cung cấp một số sản phẩm và dịch vụ cốt lõi, bao gồm Facebook và Instagram tại Châu Âu”, đại diện Meta cho biết.

Được biết phía Meta không hề mong muốn đưa ra kế hoạch rút khỏi Liên minh châu Âu. Động lực chủ yếu được cho là do tập đoàn này và nhiều doanh nghiệp, tổ chức, dịch vụ khác buộc phải dựa vào quá trình truyền dữ liệu giữa EU và Mỹ để vận hành dịch vụ trên toàn cầu.

'' Việc không thể truyền dữ liệu qua Đại Tây Dương sẽ gây ra nhiều bất lợi cho hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính của chúng tôi".Tuy nhiên, các nhà lập pháp châu Âu dường như không hề quan ngại trước ‘’lời thách thức’’của gã khổng lồ công nghệ. Họ tin rằng "cuộc sống còn tốt hơn nhiều nếu không có Facebook”.

“Meta không thể cứ đòi tống tiền EU và ép chúng tôi từ bỏ các tiêu chuẩn bảo vệ dữ liệu. Việc Facebook rời khỏi châu Âu sẽ là một mất mát lớn cho Mark Zuckerberg”, nhà lập pháp Axel Voss viết trên Twitter.

Dù không chắc liệu Meta có thực sự rút các sản phẩm chủ lực của mình ra khỏi 2 thị trường béo bở hay không, song dễ dàng nhận ra căng thẳng giữa mạng xã hội lớn nhất hành tinh và các nhà lập pháp Châu Âu đang leo thang hơn bao giờ hết.

Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck thậm chí còn ‘’mỉa mai’’ rằng ông không hề dùng Facebook và Twitter trong suốt 4 năm qua do tài khoản liên tục bị tấn công. "Cuộc sống thật tuyệt vời kể từ đó’’, ông Robert chia sẻ. 

Trước đó, hồi tháng 8/2020, Ủy ban Bảo vệ Dữ liệu Ireland đã buộc Facebook ngừng chuyển dữ liệu sang Mỹ. Phán quyết cuối cùng sẽ được đưa ra trong nửa đầu năm nay.

“Ủy ban Bảo vệ Dữ liệu Ireland đã bắt đầu điều tra quá trình truyền dữ liệu giữa Mỹ và Liên minh Châu Âu, đồng thời cho rằng các SCC hiện hành không hề được áp dụng trong quá trình đó”, Nick Clegg, Phó chủ tịch phụ trách truyền thông và các vấn đề toàn cầu của Facebook cho biết. 

Ông nói thêm rằng: “Dù sẽ mất khá nhiều thời gian để phán quyết cuối cùng được đưa ra, song nếu được thực thi, các doanh nghiệp dựa vào SCC và các dịch vụ trực tuyến sẽ phải chịu tổn thất vô cùng lớn’’.

Được biết đây không phải lần đầu tiên Facebook lên tiếng đe dọa ngừng các dịch vụ của mình. Hồi năm 2020, công ty này cho biết sẽ không cho phép người dùng tại Australia xem hoặc chia sẻ tin tức, nhằm phản đối việc trả tiền cho các hãng truyền thông Australia.

Theo: CNBC

 

 

 

 

 

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP