Malaysia lập kỷ lục số ca nhiễm; Thái Lan dùng container lạnh trữ thi thể

Malaysia lập kỷ lục số ca nhiễm; Thái Lan dùng container lạnh trữ thi thể

Malaysia lập kỷ lục số ca nhiễm; Thái Lan dùng container lạnh trữ thi thể

Malaysia lập kỷ lục số ca nhiễm; Thái Lan dùng container lạnh trữ thi thể

Malaysia lập kỷ lục số ca nhiễm; Thái Lan dùng container lạnh trữ thi thể
Malaysia lập kỷ lục số ca nhiễm; Thái Lan dùng container lạnh trữ thi thể
Thứ bảy, 04-01-2025 14:38, (GMT+07:00)
Malaysia lập kỷ lục số ca nhiễm; Thái Lan dùng container lạnh trữ thi thể
01-08-2021 13:43

Malaysia lập kỷ lục số ca nhiễm, virus lan tới Quốc hội 

The Straitstimes – Ngày 31/7, Malaysia ghi nhận 17.786 ca nhiễm virus corona mới, cao nhất từ đầu dịch COVID-19 tới nay.

Theo cập nhật của trang Worldometers tối 31-7, Malaysia đang có hơn 1,1 triệu ca nhiễm, cao thứ 28 trong số các quốc gia/vùng lãnh thổ trên thế giới.

Trong khi đó, số ca tử vong do đại dịch ở nước này tăng thêm 165 ca, lên tổng cộng 9.024 ca. Tổng số ca khỏi bệnh ở Malaysia tới nay đã hơn 914.000 người.

Trước đó, hôm 29-7, Malaysia đã ghi nhận 11 ca nhiễm tại Quốc hội của nước này. 

Trong một thông báo ngày 31-7, một đại diện của Hạ viện Malaysia cho biết một cuộc họp quan trọng của Quốc hội nước này dự kiến diễn ra vào ngày 2-8 tới sẽ bị hoãn.

Theo Straits Times, hiện khoảng 23% dân số trưởng thành ở Malaysia đã được tiêm chủng đầy đủ, trong khi đó tỷ lệ tiêm một liều ở nhóm này đã nâng lên gần 50%.

Malaysia hy vọng sẽ tiêm chủng đầy đủ cho những người trưởng thành đủ điều kiện vào cuối tháng 10, vì sẽ có nhiều loại vắc xin hơn trong những tháng tới. 

Thủ tướng Muhyiddin Yassin cho biết các nhà chức trách dự kiến ​​sẽ sớm giảm bớt các hạn chế của COVID-19 đối với những người được tiêm chủng đầy đủ.

Nhiều bệnh nhân COVID-19 ở Indonesia chết tại nhà

The Straitstimes – Bất chấp những nỗ lực của chính phủ để hạn chế các ca nhiễm gia tăng và giảm bớt gánh nặng cho hệ thống y tế đang quá tải, nhiều bệnh nhân COVID-19 ở Indonesia vẫn đang chết tại nhà.

Theo Straits Times, một phụ nữ 70 tuổi ở Indramayu, Tây Java, đã tử vong tại nhà vào ngày 24/7 trong khi tự cách ly, sau khi con gái 56 tuổi của bà chết vì sốt cao.

Theo nền tảng dữ liệu công dân LaporCovid-19, 2.705 bệnh nhân COVID-19 ở Indonesia đã chết tại nhà trong vòng hai tháng qua, khi họ không thể tiếp cận các bệnh viện điều trị  vì hệ thống y tế đã quá tải.

Sự gia tăng các ca nhiễm ở Indonesia đang gây căng thẳng nghiêm trọng cho hệ thống y tế, ngay cả khi các nhà chức trách cố gắng tăng diện tích ở các bệnh viện.

Quốc gia này hiện được coi là tâm chấn của đại dịch ở châu Á, Theo worldometter, ngày 31/7 Indonesia ghi nhận 37.284 ca nhiễm và 1,808 ca tử vong mới, nâng tổng số ca nhiễm ở quốc gia này lên hơn 3,4 triệu và 94.119 người đã tử vong. Số trường hợp hồi phục là hơn 2.7 triệu người.

Sau trận lũ lụt nghiêm trọng, thành phố Trịnh Châu bùng phát dịch

SCMP – Sau trận lũ lụt lịch sử, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc tiếp tục đón nhận thách thức khác khi phát hiện dịch bệnh đã xâm nhập vào tỉnh này.

Theo báo SCMP, thành phố Trịnh Châu, nơi vừa hứng chịu trận lũ lụt nghiêm trọng đã ghi nhận một ca nhiễm virus corona mới không triệu chứng hôm qua 31/7. Trong cuộc họp khẩn sáng cùng ngày, Bí thư Trịnh Châu, Xu Liyi cảnh báo đợt bùng phát hiện tại “lây lan rất nhanh” và nhiều trường hợp nghi nhiễm đã được phát hiện. Quan chức này nói rằng tình hình chống dịch là rất nghiêm trọng và yêu cầu các cơ quan của thành phố cần phải nhanh chóng hành động để kiểm soát dịch bệnh.

Trung Quốc hôm qua công bố 55 ca nhiễm mới, gồm 25 ca nhập khẩu và 30 ca lây lan trong cộng đồng – tập trung hầu hết ở Giang Tô và Hồ Nam.

Mi Feng, phát ngôn viên của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, hôm qua nói rằng trong tháng 7, Trung Quốc ghi nhận 328 ca lây nhiễm cộng đồng trên cả nước, bằng tổng 5 tháng trước cộng lại. Có 14 tỉnh ghi nhận ca lây nhiễm cộng đồng mới, hầu hết là do biến chủng Delta nguy hiểm.  Tuy nhiên, giới quan sát đặt nghi vấn về con số này khi Trung Quốc có mật độ dân số đông đúc và chính quyền có lịch sử che dấu dịch bệnh.

Hiện dịch được cho bùng phát tại sân bay Lộc khẩu Nam Kinh, tại Giang Tô tới nay đã lan ra 26 thành phố khác, bao gồm ca cộng đồng đầu tiên ghi nhận ở Bắc Kinh trong 6 tháng qua.

Theo Thời báo Hoàn Cầu, ít nhất 29 tỉnh thành tại Trung Quốc đã ra thông báo yêu cầu người dân giảm bớt các chuyến đi liên tỉnh không cần thiết. Một số thành phố ở các tỉnh như Chiết Giang và Phúc Kiến còn yêu cầu giáo viên và học sinh hủy các hoạt động đào tạo, trao đổi bên ngoài tỉnh trong mùa hè.

Hàng nghìn người Pháp biểu tình phản đối chứng chỉ tiêm chủng Covid

RT – Người biểu tình đã tràn ngập các đường phố ở các thành phố và thị trấn trên khắp nước Pháp trong tuần thứ ba liên tiếp, khi người dân tiếp tục phản đối kế hoạch của chính phủ yêu cầu giấy thông hành sức khỏe để tham gia một số hoạt động bình thường.

Đám đông khổng lồ đã xuất hiện ở Paris vào thứ Bảy 31/7 khi cảnh sát chống bạo động cố gắng vây bắt những dòng người biểu tình dường như bất tận lấp đầy các con đường chính của thủ đô. Những người biểu tình hét lên “Tự do!” khi họ đi qua các đường phố của thành phố.

Có thời điểm, ẩu đả nổ ra và cảnh sát đã sử dụng hơi cay.

Bắt đầu từ ngày 9 tháng 8, công dân Pháp sẽ cần thẻ sức khỏe kỹ thuật số do chính phủ cấp để vào quán cà phê hoặc sử dụng một số hình thức giao thông công cộng. Các cá nhân sẽ cần ID để chứng minh rằng họ đã được tiêm phòng đầy đủ, đã được xét nghiệm âm tính với Covid-19 hoặc đã khỏi bệnh. Luật gây tranh cãi cũng khiến nhân viên y tế bắt buộc phải tiêm phòng. 

Kể từ ngày 21/7, chứng chỉ bắt buộc này cũng được yêu cầu khi tham quan bảo tàng, rạp chiếu phim và các địa điểm văn hóa khác với sức chứa hơn 50 người. 

Sau các cuộc biểu tình quy mô lớn vào đầu tháng này, chính phủ Pháp đã nhượng bộ một số quy định hà khắc, bao gồm giảm tiền phạt do vi phạm chế độ ID và đẩy lùi thời điểm chính sách có hiệu lực tại các trung tâm mua sắm.

Thái Lan dùng container lạnh trữ thi thể COVID-19

Reuters – Một nhà xác bệnh viện Thái Lan buộc phải dùng container lạnh trữ người chết do COVID-19 vì quá tải, biện pháp từng sử dụng sau sóng thần năm 2004.

Thái Lan ngày 31/7 báo ca nhiễm hàng ngày cao kỷ lục, với 18.912 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm lên 597.287. Quốc gia này cũng ghi nhận 178 ca tử vong mới. Chính phủ Thái Lan cho hay biến chủng Delta chiếm hơn 60% ca nhiễm cộng đồng và 80% ca nhiễm ở Bangkok.

Nhà xác bệnh viện đại học Thammasat gần thủ đô Bangkok có 10 tủ đông, xử lý khoảng 7 ca tử vong mỗi ngày. Nhưng đợt bùng phát virus corona hiện nay khiến họ phải xử lý hơn 10 thi thể mỗi ngày.

Pharuhat Tor-udom, giám đốc bệnh viện, nói với Reuters rằng: “Chúng tôi không đủ chỗ nên phải mua hai container trữ thi thể”.

Mỗi container giá 7.601 USD. Ông nói thêm gần 20% thi thể không xác định được nguyên nhân tử vong sau đó phát hiện dương tính, khiến nhà xác và nhân viên y tế quá tải.

Vị này nói thêm: “Trong thảm họa sóng thần 2004, chúng tôi từng sử dụng container để trữ xác chờ khám nghiệm tử thi xác định danh tính. Nhưng chúng tôi chưa từng lặp lại điều này cho tới nay”.

Hiện các bệnh viện ở Bangkok và tỉnh lân cận đang hoạt động hết công suất do số ca nhiễm tăng vọt.

Thành viên Đảng Cộng hòa trong Ủy ban Khoa học Hạ viện điều tra nguồn gốc COVID-19

The Epochtimes – Thành viên Đảng Cộng hòa trong Ủy ban Khoa học Hạ viện Mỹ thúc giục điều tra nguồn gốc COVID-19 

Thưa quý vị, các thành viên Đảng Cộng hòa trong Ủy ban Khoa học Hạ viện Mỹ hôm 30/7 đã kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra lưỡng đảng đối với nguồn gốc của COVID-19, với lý do chính quyền Trung Quốc từ chối chia sẻ thông tin chính về sự bùng phát của dịch bệnh.

Trong bức thư kêu gọi điều tra gửi tới Chủ tịch Ủy ban Eddie Bernice Johnson và Chủ tịch Tiểu ban Điều tra và Giám sát Bill Foster, các thành viên Quốc hội viết: “Chúng ta nợ người dân Mỹ và phần còn lại của thế giới, trong việc điều tra nguồn gốc của COVID-19 để chúng ta có thể chuẩn bị tốt hơn để ngăn chặn và ứng phó với các đại dịch trong tương lai”.

Trong tuyên bố, các đại diện Đảng Cộng hòa đã khen ngợi Ủy ban Khoa học về phiên điều trần Quốc hội vào ngày 14/7 về nguồn gốc virus, nhưng nhấn mạnh rằng, “Cần phải làm việc nhiều hơn nữa, đặc biệt là trong bối cảnh Đảng Cộng sản Trung Quốc từ chối chia sẻ thông tin về nguồn gốc của đợt bùng phát”.

Vào tháng 5, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã kêu gọi các quan chức tình báo Mỹ điều tra nguồn gốc của COVID-19, bao gồm khả năng virus có rò rỉ trong phòng thí nghiệm hay không.

Hiện Tổ chức Y tế thế giới WHO đã kêu gọi một cuộc điều tra tiếp theo về nguồn gốc virus, bao gồm các nghiên cứu sâu hơn ở Trung Quốc cùng với các cuộc kiểm tra trong phòng thí nghiệm, điều mà các quan chức Trung Quốc gần đây đã bác bỏ.

Xem thêm:

VIDEO - 9 ‘con đường’ Trung Quốc đưa đại dịch đến với thế giới | Trí thức VN

 

 
Theo ĐKN
Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP