Luật pháp bất minh thì không phải là luật pháp: Hãy chấp dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công kéo dài 21

Luật pháp bất minh thì không phải là luật pháp: Hãy chấp dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công kéo dài 21

Luật pháp bất minh thì không phải là luật pháp: Hãy chấp dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công kéo dài 21

Luật pháp bất minh thì không phải là luật pháp: Hãy chấp dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công kéo dài 21

Luật pháp bất minh thì không phải là luật pháp: Hãy chấp dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công kéo dài 21
Luật pháp bất minh thì không phải là luật pháp: Hãy chấp dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công kéo dài 21
Thứ bảy, 28-12-2024 15:24, (GMT+07:00)
Luật pháp bất minh thì không phải là luật pháp: Hãy chấp dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công kéo dài 21 năm
31-07-2020 16:26

Các nhà lãnh đạo chính trị Úc đã tham gia một cuộc biểu tình trực tuyến vào ngày 20/7 lên án Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và cuộc đàn áp Pháp Luân Công đang diễn ra. Ngày này đánh dấu 21 năm ĐCSTQ khơi mào chiến dịch đàn áp tàn bạo, hòng tận lực “toàn diệt” các học viên Pháp Luân Công.

Cuộc biểu tình có sự tham gia của 18 diễn giả bao gồm các chính trị gia liên bang và tiểu bang, các chuyên gia, nhà hoạt động và những người ủng hộ Pháp Luân Công. Tất cả cùng tham gia tưởng niệm những sinh mạng đã mất dưới tay ĐCSTQ.

Trong buổi họp mặt này, bà Sophie York đã có bài phát biểu chia sẻ về nhân quyền, về sự ngưỡng mộ đối với các học viên Pháp Luân Công cũng như chia sẻ với những nỗi đau của các nạn nhân trong cuộc bức hại tàn bạo của ĐCSTQ. Bà đồng thời cũng kêu gọi thế giới cần có nhận thức rõ ràng về tội ác phi nhân tính mà ĐCSTQ đang thực hiện khi đàn áp các học viên Pháp Luân Công. 

Bà Sophie York là một luật sư, một giảng viên luật đại học, một diễn giả, một tác giả, và là mẹ của 4 đứa trẻ. Trong số các vai trò của mình, York là thành viên của Hội đồng Dự trữ Pháp lý Hải quân Hoàng gia Úc và là Giảng viên khoa học pháp lý tại Đại học Sydney.

Dưới đây là bài phát biểu của bà:

“Thưa quý vị,

Cảm ơn các bạn đã tập hợp trực tuyến hôm nay cho cuộc biểu tình quan trọng này, đánh dấu 21 năm những người tu  luyện Pháp Luân Công tại Trung Quốc phải chịu đựng áp bức và thống khổ.

Đó là vinh dự của tôi khi được quen biết với những học viên Pháp Luân Công.

Điều khiến tôi luôn trăn trở là tại sao lại có bất kỳ chính phủ nào trên địa cầu này muốn đàn áp một nhóm người như vậy. Rõ ràng họ là những người mang lại điều tốt nhất cho người dân của mình: luôn tìm kiếm những đức tính cao thượng Chân - Thiện - Nhẫn; họ sống, ăn uống và tu luyện tốt.

Nhưng điều đó thậm chí không phải là vấn đề! [Sự tồn tại] của chính phủ là để bảo vệ các quyền tự nhiên của con người. Theo đuổi chủ nghĩa cộng sản không có nghĩa là chính phủ Trung Quốc được miễn trừ trách nhiệm này.

Câu châm ngôn “Lex Inuista Non Est Lex” có nguồn gốc từ nhà triết học vĩ đại Augustine of Hippo, có nghĩa là “Pháp luật bất công không phải là luật pháp”. Câu châm ngôn này không hề ủng hộ chủ nghĩa vô chính phủ, nhưng nó ủng hộ những nỗ lực thay đổi những điều luật bất công. Nếu chính quyền không cho phép thay đổi luật pháp thông qua các quy trình hợp pháp, thì bạn có nghĩa vụ đạo đức không tuân theo luật pháp đó.

 
Khoảng năm 420 trước Công nguyên" Saint Augustine, còn được gọi là Augustine thành Hippo (354-430), người cha vĩ đại nhất của Giáo hội Latinh. Ông trở thành Giám mục thành Hippo năm 396. (Ảnh của Hulton Archive / Getty Images)

Vì vậy, những người tìm cách gây áp lực cho chính phủ Trung Quốc thay đổi bất kỳ luật nào cho phép những cuộc đàn áp áp bức như vậy đều đã trở thành nguyên lý.

Và trong bối cảnh này, nếu chính phủ không sẵn lòng thay đổi luật pháp, những người từ chối tuân theo điều luật đó là tuân theo nguyên lý trên.

Làm thế nào Trung Quốc có thể tự gọi mình là “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” nếu người dân Trung Quốc đang bị áp bức một cách vô nhân đạo?

Tất cả mọi người đều có quyền có chủ kiến, lương tâm, đức tin của riêng mình; quyền được tự do, được tự do liên kết, sinh sản, sở hữu một tài sản riêng, v.v. Con người là hữu hình, có trí tuệ, vâng, và họ cũng là những sinh mệnh.

Việc con người có một đức tin là điều tự nhiên nhất trên đời này! Pháp Luân Công không hề làm điều gì bất thường hay sai trái.

Mỗi một người đều có quyền được đối xử với nhân phẩm và không bị tổn hại hay bị giết.

Ngay cả khi ĐCSTQ cảm thấy bị đe dọa bởi số lượng tín đồ ngày càng tăng, hoặc muốn mọi người tuân theo chủ nghĩa vô thần, hoặc chỉ đơn giản là tin vào chủ nghĩa Cộng sản, thì những sự bất an và ham muốn này không phải là lý do chính đáng để chà đạp lên Pháp Luân Công. Đó là một thất bại lớn trong vai trò của một chính phủ.

Chúng tôi nhớ lại vào ngày hôm nay rằng: 21 năm trước, vào giữa năm 1999, văn phòng 610 man rợ đã được thành lập. Mục đích của nó là giám sát việc phối hợp và thực hiện cuộc đàn áp chính thức đối với Pháp Luân Công.

Kể từ năm đó, nhiều công dân chính trực của Trung Quốc đã bị theo dõi, bắt giữ, bị kết án cải tạo trong các trại lao động, hoặc bị bỏ tù.

Hàng trăm ngàn người. Họ là những người vô tội.

Và sự bất công và phẫn nộ không dừng lại ở đó. Không hề!

Như Tòa án độc lập ở Anh do Ngài Geoffrey Nice QC chủ tọa vào năm 2018 đã cho thấy, cuộc đàn áp này “vượt xa mọi nghi ngờ” về vấn nạn thu hoạch nội tạng vô nhân đạo từ các học viên Pháp Luân Công vẫn đang diễn ra.

Ngài Geoffrey Nice QC, chủ tọa Tòa án độc lập về Trung Quốc (Courtesy of the China Tribunal and the Victims of Communism Memorial Foundation)
Ngài Geoffrey Nice QC, chủ tọa Tòa án độc lập về Trung Quốc (Courtesy of the China Tribunal and the Victims of Communism Memorial Foundation)

Thượng viện Liên bang Úc đã nhất trí ủng hộ một kiến ​​nghị do Thượng nghị sĩ John Madigan đề xuất, để hỗ trợ các sáng kiến ​​của Liên hợp quốc (LHQ) và Hội đồng châu Âu nhằm phản đối hành vi khủng bố mổ cướp nội tạng [của ĐCSTQ].

Thưa quý vị, tất cả các nỗ lực tuyệt vời đã bắt đầu với:

Một sứ mệnh cao cả, và

Những con người có lòng quyết tâm, những con người không bao giờ bỏ cuộc.

Những thay đổi trong lịch sử vốn khó có thể đạt được, thậm chí đó luôn là những điều mà mọi người nghĩ là không thể tránh khỏi và luôn tiếp diễn, ví như chiến tranh hay chế độ nô lệ.

Chiến tranh luôn xảy ra thường xuyên và tàn khốc. Có rất ít luật lệ và rất ít lòng trắc ẩn. Một người đàn ông đã phải nỗ lực không ngừng nghỉ, một doanh nhân người Thụy Sĩ tên là Jean Henri Dunant, để mang lại sự thay đổi.

Ông Dunant là lý do chúng ta hiện có Công ước Geneva.

Ông Dunant là lý do chúng ta đưa tội phạm chiến tranh ra công lý. Và giờ đây, tại Tòa án Hình sự Quốc tế, [ông là lý do] tại sao chúng ta có thể xét xử thủ phạm gây ra tội ác chống lại loài người.

Ngày 20 tháng 12 năm 1888: Chính trị gia người Anh William Wilberforce (1759-1833) nỗ lực không ngừng để xóa bỏ chế độ nô lệ, bảo đảm luật pháp cấm buôn bán nô lệ và là người sáng lập Hội chống nô lệ. Chế độ nô lệ đã bị bãi bỏ ở Anh một tháng sau khi ông qua đời. (Ảnh bởi Rischgitz / Getty Images)
Ngày 20 tháng 12 năm 1888: Chính trị gia người Anh William Wilberforce (1759-1833) nỗ lực không ngừng để xóa bỏ chế độ nô lệ, bảo đảm luật pháp cấm buôn bán nô lệ và là người sáng lập Hội chống nô lệ. Chế độ nô lệ đã bị bãi bỏ ở Anh một tháng sau khi ông qua đời. (Ảnh bởi Rischgitz / Getty Images)

Mọi người từng nghĩ không thể bãi bỏ chế độ nô lệ. Rằng ai đó có thể sở hữu, kiểm soát và ngược đãi một người khác. Hiện tại loài người biết rằng chế độ nô lệ hoàn toàn sai trái về mặt đạo đức. Nó đã trở thành bất hợp pháp trên toàn cầu. Tuy nhiên, phải cần đến sáng kiến ​​và sự kiên trì của một người đầy nhiệt huyết - một nghị sĩ Anh tên là William Wilberforce, để có thể bãi bỏ chế độ này.

Ngay cả trong các luật lệ cổ xưa, chẳng hạn như điều luật thành Ur và điều luật Hammurabi có từ hàng ngàn năm trước Công nguyên, đều đã đề cao giá trị bản nguyên của sinh mệnh con người.

Bao gồm tất cả các tôn giáo lớn trên thế giới!

Và các hệ thống pháp luật hiện đại cũng vậy.

Năm 1948, sau cuộc Thế chiến thứ hai kinh hoàng, “Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền” đã được soạn thảo như một lời nhắc nhở!

Ngày nay, không có lý do gì để bao biện cho bất kỳ sự vi phạm nhân quyền nào. Không phải bởi ĐCSTQ, không phải bởi bất cứ ai.

Và không phải để chống lại bất kỳ nhóm nào! Không phải Pháp Luân Công, không phải người Duy Ngô Nhĩ, không phải Kitô giáo! Không phải người Tây Tạng, không phải người Hong Kong!

Trong một cuộc biểu tình ôn hòa có sự tham gia của hàng nghìn học viên Pháp Luân Công, những người biểu tình tham gia vào một buổi diễn tại Đài Bắc, Đài Loan vào ngay 23/4/2006. (Patrick Lin/AFP/Getty Images)
Trong một cuộc biểu tình ôn hòa có sự tham gia của hàng nghìn học viên Pháp Luân Công, những người biểu tình tham gia vào một buổi diễn tại Đài Bắc, Đài Loan vào ngay 23/4/2006. (Patrick Lin/AFP/Getty Images)

Như William Wilberforce đã nói: “Bạn có thể chọn cách nhìn đi chỗ khác, nhưng bạn không bao giờ có thể nói là bạn không biết”.

Một số người nói: “Đừng can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc”. Theo logic này, chúng ta sẽ không thể ngăn chặn chủ nghĩa phát-xít. Chúng ta sẽ không thể đi vào Rwanda. Chúng ta sẽ không thể bãi bỏ chế độ nô lệ.

Tất cả các quốc gia cần phải hành động có đạo đức, đồng thời khuyến khích các quốc gia khác làm điều tương tự.

Trung Quốc là một đất nước có nền văn minh cổ đại vĩ đại.

Đất nước này hiện đang chịu sự cai trị của một chính phủ tin theo hệ thống chính trị của chủ nghĩa Cộng sản. [Chính phủ] Trung Quốc rõ ràng khao khát được làm lãnh đạo của các quốc gia khác. Tuy nhiên, họ lại thất bại ngay từ bài thử nghiệm đầu tiên về việc liệu họ có thể đối xử với chính nhân dân của mình bằng lòng nhân nghĩa.

Trung Quốc sẽ không bao giờ là một quốc gia thực sự vĩ đại trừ khi họ tôn trọng con người!

Sự lãnh đạo của [ĐCSTQ] sẽ không bao giờ mang lại sự tôn trọng thực sự trên phạm vi quốc tế, cũng như trong nước, nếu như họ còn tiếp tục lạm dụng sự tàn bạo [trong chế độ cai trị của mình].

Nếu phương thức cưỡng bức mổ cướp nội tạng tàn bạo này được biết đến rộng rãi hơn, thì những người Úc thực thụ sẽ thấy ghê rợn. Kinh tởm. Họ sẽ không còn cảm thấy thoải mái khi mua các sản phẩm đóng dấu “Made-In-China”.

Chúng ta không nên cho phép những tiến bộ vĩ đại của phương Tây bị ác quỷ lợi dụng.

Vì vậy, Úc không nên trợ giúp trong các khóa đào tạo phẫu thuật mà có nghi ngờ liên quan đến mổ cướp nội tạng bất hợp pháp.

Không hỗ trợ đào tạo về công nghệ giám sát mà sau đó được sử dụng ở Trung Quốc để theo dõi và bức hại các nhóm thiểu số.

Bệnh viện và trường đại học của chúng ta phải đứng lên chống lại tất cả những điều này.

Thưa quý vị, sự trớ trêu lớn trong buổi hội nghị trên mạng hôm nay, là vì nó xuất phát từ một đại dịch, do những sai phạm của ĐCSTQ trong việc xử lý một loại chủng virus corona mới đã gây ra [thảm họa đại dịch] COVID-19; sức khỏe và sự an toàn của toàn thế giới đang bị đe dọa.

Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục đổ lỗi cho nước khác là nơi bắt nguồn của virus Corona (COVID-19) chứ không phải là thành phố Vũ Hán.
Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục đổ lỗi cho nước khác là nơi bắt nguồn của virus Corona (COVID-19) chứ không phải là thành phố Vũ Hán. (Ảnh: Youtube NTD)

Hàng triệu người đã bị nhiễm bệnh. Hàng trăm ngàn người đã chết. Nhiều người nữa sẽ chết. Người dân mất sinh kế và những người thân yêu của họ.

Nghị quyết ngày 18/5/2020 tại Hội nghị Y tế Thế giới lần thứ 73 được hơn 140 quốc gia trên thế giới đồng ý, kêu gọi một cuộc điều tra đánh giá công bằng, độc lập và toàn diện về WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) và các mốc thời gian quan trọng liên quan đến đại dịch. Nếu tình cảnh khó khăn, lạnh lẽo của đại dịch này không thể thức tỉnh thế giới về sự cứng đầu, vô nhân đạo của [ĐCSTQ], thì CÁI GÌ có thể?

Thưa quý vị, dù rất buồn khi không thể hòa nhập với nhau trong một cuộc gặp mặt thật sự, tôi xin bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với lòng quyết tâm của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp và tất cả mọi người tham gia ngày hôm nay, những người sẽ không để đại dịch đè bẹp quyết tâm của họ để đánh dấu ngày khởi đầu của cuộc bức hại.

Gửi đến tất cả những người Úc gốc Trung Quốc và người dân ở Trung Quốc có thể theo dõi hội nghị này, bằng cách nào đó - những người có người thân đã mất, hoặc người đã phải chịu đựng thống khổ theo bất kỳ phương diện nào, trái tim tôi hướng về các bạn. Không ai trong chúng ta sẽ nghỉ ngơi cho đến khi có một sự CHẤM DỨT  cuộc đàn áp Pháp Luân Công kinh khủng này.

Một ngày nào đó nó sẽ chấm dứt, và đó sẽ là do những nỗ lực không ngừng nghỉ của những người tốt. Những người Không bao giờ Từ Bỏ.

Chúng ta sẽ không bao giờ bỏ cuộc!

Cảm ơn mọi người.”

Quan điểm thể hiện trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả Sophie York và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam.

Du Miên

Theo The Epoch Times

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP