Lũ lụt Trung Quốc gây lở đất, nhấn chìm đường sắt sang Việt Nam

Lũ lụt Trung Quốc gây lở đất, nhấn chìm đường sắt sang Việt Nam

Lũ lụt Trung Quốc gây lở đất, nhấn chìm đường sắt sang Việt Nam

Lũ lụt Trung Quốc gây lở đất, nhấn chìm đường sắt sang Việt Nam

Lũ lụt Trung Quốc gây lở đất, nhấn chìm đường sắt sang Việt Nam
Lũ lụt Trung Quốc gây lở đất, nhấn chìm đường sắt sang Việt Nam
Chủ nhật, 29-12-2024 22:36, (GMT+07:00)
Lũ lụt Trung Quốc gây lở đất, nhấn chìm đường sắt sang Việt Nam
15-08-2020 16:09

Đường sắt ở tỉnh Vân Nam dùng để chở hàng xuất khẩu sang Việt Nam, đã bị nhấn chìm bởi đất đá và mưa lũ.

Mưa lớn gây lở bùn đất hôm 13/8 khiến một đoạn đường sắt ở tỉnh Vân Nam phải ngừng hoạt động, theo truyền thông nhà nước Trung Quốc.

Công ty Đường sắt Côn Minh (Trung Quốc) cho biết, trận lở đất ập vào ga Lahadi trên tuyến đường sắt Côn Minh - Hà Khẩu vào khoảng 3h20 sáng ngày 13/8. Bùn đất đã nhấn chìm một số đoàn tàu đậu tại nhà ga và làm gián đoạn liên lạc đường sắt.

Tất cả 48 nhân viên và gia đình của họ tại nhà ga đã phải sơ tán, đồng thời một đoạn đường sắt phải ngừng hoạt động. Công ty đang huy động công nhân để sửa chữa đường sắt.

Tuyến đường sắt này là nơi xử lý hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc sang Việt Nam. Hiện nay, các chuyến tàu hàng phải chuyển hướng sang một tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn khác.

Hồi cuối năm 2017, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã khai trương tàu chở chuyên tuyến từ Hải Phòng đi Khai Viễn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc và ngược lại. Mục tiêu là vận chuyển trên 1 triệu tấn hàng hóa trong năm 2018 trên tuyến vận tải đường sắt Côn Minh - Hà Khẩu - Lào Cai - Hải Phòng, trong khi năm 2017 đạt khoảng 650.000 tấn.

Hơn một tháng trước, mưa lớn cũng diễn ra liên tiếp tại tỉnh Vân Nam, khiến mực nước sông Bạch Thủy (Baishui) tại đây dâng cao 8,24 mét chỉ trong 1 đêm, gây ra lũ lụt và lở đất nghiêm trọng.

Đập Tam Hiệp chuẩn bị đón lũ đợt 4

Theo dự báo Bộ Thuỷ lợi Trung Quốc, lưu lượng nước chảy vào hồ chứa đập Tam Hiệp sẽ đạt hơn 50.000 mét khối mỗi giây sau khi mưa lớn liên tục ập vào thượng nguồn sông Dương Tử.

Hồ chứa đập Tam Hiệp đã xả nước 2 lần vào ngày 11-12/8 để chuẩn bị đón đợt lũ thứ 4 trong năm nay.

Nước lũ dâng tới chân tượng Lạc Sơn Đại Phật ở Tứ Xuyên. Ảnh: Taiwan News.
Nước lũ dâng tới chân tượng Lạc Sơn Đại Phật ở Tứ Xuyên. (Ảnh: Taiwan News)

Hiện nước lũ đã dâng tới chân pho tượng Phật khổng lồ Leshan Giant Buddha hay Đại tượng Phật Lạc Sơn ở Tứ Xuyên - bức tượng Phật tạc trong núi đá lớn nhất và cao nhất thế giới, theo Taiwan News.

Khu vực bị lũ lụt nặng nề nhất là thành phố Mi Sơn, tỉnh Tứ Xuyên. Mi Sơn gần như đã ngập hoàn toàn trong nước lũ, khiến 21.000 người bị ảnh hưởng. Các làng mạc, thị trấn và đất đai nông nghiệp dọc sông Mân, chi lưu của sông Dương Tử, cũng bị lũ lụt trên diện rộng.

Nước lũ dâng tới chân Lạc Sơn Đại Phật ở Tứ Xuyên, Trung Quốc. Ảnh: Taiwan News.
Nước lũ dâng tới chân Lạc Sơn Đại Phật ở Tứ Xuyên, Trung Quốc. (Ảnh: Taiwan News)

Các tỉnh và thành phố dọc sông Dương Tử, bao gồm Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Hồ Bắc và Thiểm Tây được yêu cầu phải tăng cường dự báo lũ lụt và cảnh báo sớm, đồng thời tập trung vào việc kiểm soát lũ của các sông vừa và nhỏ.

Trong khi đó, mưa lớn tiếp tục trút xuống nhiều tỉnh thành Trung Quốc. Từ sáng 12/8 đến sáng 13/8, thủ đô Bắc Kinh, thành phố Thiên Tân và tỉnh Hà Bắc đã xảy ra đợt mưa lớn nhất kể từ đầu mùa lũ đến nay.

Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP