“Lu” chống ngập tại Nhật Bản thực ra là gì?

“Lu” chống ngập tại Nhật Bản thực ra là gì?

“Lu” chống ngập tại Nhật Bản thực ra là gì?

“Lu” chống ngập tại Nhật Bản thực ra là gì?

“Lu” chống ngập tại Nhật Bản thực ra là gì?
“Lu” chống ngập tại Nhật Bản thực ra là gì?
Chủ nhật, 29-12-2024 22:38, (GMT+07:00)
“Lu” chống ngập tại Nhật Bản thực ra là gì?
16-07-2019 08:24

Rất nhiều công trình chống ngập khác ở các thành phố trên thế giới đều là những đường hầm, bể chứa khổng lồ, rất dài và rất lớn.

Hệ thống đường hầm thoát nước tại Tokyo, Nhật Bản với 5 bồn chứa nước

Trong phiên thảo luận chiều 13/7 về giải pháp chống ngập cho TP HCM, PGS.TS. Phan Thị Hồng Xuân – Trưởng Khoa Đô thị học (Trường đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia TP.HCM) đã có đóng góp về giải pháp chống ngập do mưa. Theo bà, chính quyền thành phố – bên cạnh các giải pháp công trình, phi công trình thì có thể ứng dụng từ văn hóa bản địa, trang bị cho mỗi nhà dân hoặc một cộng đồng những cái lu to, có tính thẩm mỹ để bà con phấn khởi, để có thể hứng bớt lượng mưa, điều đó góp phần giảm ngập do mưa.

Sau khi bị cộng đồng mạng phản ứng, đại biểu Xuân cho biết kinh nghiệm này từ Nhật Bản, Philippines, đã được áp dụng rất thành công tại Tokyo.

Vậy, những cái ‘lu” chống ngập ở Tokyo thực ra là gì?

Hệ thống đường hầm thoát nước tại Tokyo, Nhật Bản

Được gọi là đường hầm thoát nước hay đường hầm chống ngập, hệ thống Metropolitan Area Outer Underground Discharge Channel của Nhật được xây dựng tại Kasukabe, Bắc Tokyo. Đây là công trình xả nước ngầm lớn nhất thế giới, được xây dựng để giảm thiểu tràn nước của các kênh lạch và sông lớn của thành phố trong mùa mưa và bão.

Dự án này mất tới 14 năm xây dựng (1992 – 2006) và tốn khoảng 2 tỷ USD. Nó gồm 5 bồn chứa nước bê tông, mỗi bồn cao 65m, đường kính 32m, chuyển nước dọc theo một đường hầm dài 6,4km để chứa lượng nước mưa vượt khả năng chịu đựng của thành phố bên trên. 

Ngoài hệ thống bồn chứa này, công trình còn có thêm một bể chứa trung tâm dài 177m, rộng 78m và cao 25m với 59 trụ cột khổng lồ được kết nối với một tổ hợp 4 máy bơm sức mạnh tương đương động cơ máy bay Boeing 737, có thể bơm tới 200 tấn nước mỗi giây ra sông Edo.

Từ khi được hoàn thành vào năm 2006 cho đến nay, Tokyo chưa bao giờ bị ngập.

Những trụ cột khổng lồ tại Hệ thống chứa nước ngầm Tokyo (Ảnh: Wikipedia)

Khi hệ thống này không hoạt động, nó trở thành một điểm tham quan du lịch. Du khách đặt chỗ trước có thể tham gia vào tour miễn phí trong vòng 60-90 phút để được giới thiệu về lịch sử, lý do hình thành và cách thức vận hành của hệ thống. Tour sẽ có 3 lần trong ngày (từ thứ Hai đến thứ Sáu) và chỉ dành cho 25 người/ tour. 

Người dân và du khách có thể tới tham quan hệ thống này khi nó không hoạt động (Ảnh: Matcha JP)

Rất nhiều công trình chống ngập khác ở các thành phố trên thế giới đều là những đường hầm, bể chứa khổng lồ, rất dài và rất lớn.

Như tại Kuala Lumpur (Malaysia), đường hầm Stormwater Management and Road Tunnel, như tên gọi của nó, là một công trình kết hợp giữa nhiệm vụ thoát lũ và hầm đường bộ. Đường hầm dài 9,7km và rộng 13m được thiết kế làm hai tầng. Khi không có mưa, hai tầng công trình đều là đường cao tốc để xe cộ qua lại. Khi mưa vừa, tầng dưới của đường hầm sẽ hạn chế xe cộ, chuyển sang nhiệm vụ dẫn nước khỏi thủ đô Kuala Lumpur. Khi có mưa lớn, toàn bộ đường hầm sẽ làm nhiệm vụ thoát nước.

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP