“Lòng hiếu thảo kiểu mới” đang hủy hoại truyền thống đạo đức con người như thế nào

“Lòng hiếu thảo kiểu mới” đang hủy hoại truyền thống đạo đức con người như thế nào

“Lòng hiếu thảo kiểu mới” đang hủy hoại truyền thống đạo đức con người như thế nào

“Lòng hiếu thảo kiểu mới” đang hủy hoại truyền thống đạo đức con người như thế nào

“Lòng hiếu thảo kiểu mới” đang hủy hoại truyền thống đạo đức con người như thế nào
“Lòng hiếu thảo kiểu mới” đang hủy hoại truyền thống đạo đức con người như thế nào
Thứ bảy, 28-12-2024 15:14, (GMT+07:00)
“Lòng hiếu thảo kiểu mới” đang hủy hoại truyền thống đạo đức con người như thế nào
06-08-2020 18:36

Hiếu thảo từ xưa đến nay vẫn luôn được coi là đức tính tốt đẹp nhất trong trăm ngàn điều thiện. Dẫu sao thì, cha mẹ đã làm việc chăm chỉ cả đời để nuôi dạy con cái, vì vậy, khi cha mẹ già, con cái có nghĩa vụ phụng dưỡng để họ có thể an hưởng tuổi già.

 

“Lòng hiếu thảo kiểu mới” đang hủy hoại truyền thống đạo đức con người như thế nào. (Ảnh qua bilibili)

Nhưng ngày nay, trong thâm tâm của nhiều thế hệ trẻ, họ nghĩ rằng miễn là có thể cho cha mẹ đủ tiền, hoặc đưa cha mẹ đến sống cùng đã là hiếu thảo lắm rồi. 

Thật ra việc chăm sóc nếu không xuất phát từ tình yêu thương thì có khi còn dễ làm tổn thương cha mẹ và gây ra nhiều vấn đề khác nhau.

1. Nhất định phải giúp đỡ chăm sóc con cháu

 

Ngày nay, do công việc ngày càng bận rộn, dẫn đến nhiều bạn trẻ thường nhờ cha mẹ chăm sóc con cái. Điều này vừa có thể tiết kiệm được chi phí bảo mẫu sau khi sinh, mặt khác còn có thể yên tâm hơn nếu con cái được ông bà chăm sóc. 

Thế nhưng việc đồng ý giúp đỡ chăm sóc con cái hay không, phụ thuộc vào ý nguyện riêng của cha mẹ và không thể bị ép buộc. Vì dẫu sao cha mẹ cũng có kế hoạch sống của riêng mình, và rõ ràng con cái nên biết ơn mỗi khi cha mẹ nguyện ý giúp đỡ, hoặc kể cả khi họ không thể đáp ứng được thì cũng là chuyện bình thường.

Tuy nhiên, ngày nay nhiều người trẻ lại nghĩ rằng, nếu cha mẹ không giúp đỡ chăm sóc con cái cho họ thì họ cũng không cần phải chăm cha mẹ khi về già. Do đó, nhiều phụ huynh buộc mình phải giúp đỡ con cái chứ không xuất phát từ sự vui vẻ tự nguyện. “Lòng hiếu thảo kiểu mới” này đã dần trở thành điều thường thấy trong xã hội.

2. Cha mẹ giúp đỡ chăm sóc con cái, nhưng lại chê bai đủ đường

Trong thời đại ngày nay, có nhiều bậc cha mẹ không thể thích nghi kịp với sự đổi mới của xã hội. Họ vẫn còn giữ nhiều thói quen sống truyền thống và đạm bạc từ thời còn nhỏ của mình.

Tuy nhiên, khi đời sống vật chất ngày càng thuận tiện hơn, nhiều gia đình lại mong muốn cho con cái có được mọi thứ tốt nhất. Họ luôn lo sợ rằng đứa trẻ sau này phải chịu khổ. Chính vì lẽ đó mà dẫn đến nhiều sự bất đồng về nuôi dạy con cái giữa hai thế hệ: Con cái và cha mẹ. Thậm chí động một chút con cái còn mỉa mai, chê bai cha mẹ.

Ví dụ, có những bậc cha mẹ vì cảm thấy quần áo cũ mà họ hàng hay bạn bè đã qua sử dụng vẫn còn mới. Vì muốn tiết kiệm một khoản tiền cho con nên thường xin về cho cháu dùng lại. Tuy nhiên, những người trẻ tuổi thì không hề nghĩ vậy, họ sẽ cảm thấy rằng không thể đối xử tệ bạc với con cái của chính mình, từ đồ ăn, áo mặc và các nhu yếu phẩm hàng ngày khác đều phải là đồ mới, từ chối hàng hóa đã qua sử dụng.

Ngoài ra, nhiều người trẻ thường chê bai cha mẹ của họ, luôn cảm thấy rằng cha mẹ làm điều này không tốt, điều kia không vừa ý. Nhưng việc cha mẹ đang giúp đỡ họ chăm sóc con cái không hề tính công mà còn phải chịu đựng mọi sự vất vả thì lại không tính đến. 

Những người trẻ tuổi chỉ trích cha mẹ quá đà, lại để cha mẹ nghe thấy những điều này thật khiến người ta đau lòng.

3. Quá nuông chiều con cái, không biết trên dưới

Nhiều cha mẹ quá nuông chiều con cái. (Ảnh qua hiamag)

Ngày nay, hầu hết trẻ em trong xã hội hiện đại đều được cha mẹ và người lớn nuông chiều thái quá, điều này đã gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực. 

Chẳng hạn, khi trẻ có thái độ vô lễ với người lớn tuổi, cha mẹ thường chỉ mắt nhắm mắt mở mà không có bất kỳ giáo huấn nào. Theo thời gian, tính cách của trẻ này dần trở nên kiêu ngạo, thiếu sự đồng cảm, không biết suy nghĩ cho người khác và tự cho mình là trung tâm.

Khi những đứa trẻ như vậy lớn lên, chúng sẽ không thể hiếu thảo với cha mẹ, và chỉ coi cha mẹ như người hầu trong nhà.

Ảnh hưởng tiêu cực của “lòng hiếu thảo kiểu mới”

Cha mẹ là những người có ơn nuôi dưỡng chúng ta từ khi con nhỏ cho đến lúc trưởng thành. Do đó khi về già, họ thật sự không còn đủ sức khỏe để chịu đựng mọi sự giày vò của chúng ta đối với họ. 

Khi về già, cha mẹ thật sự không còn đủ sức để chịu đựng mọi sự giày vò của chúng ta đối với họ. (Ảnh qua kknews)

Tuy nhiên, một số người trẻ chỉ coi cha mẹ như những người giữ trẻ hoặc người hầu, khiến cha mẹ làm việc quá sức. Điều này cũng sẽ khiến cơ thể của cha mẹ bị quá tải, thậm chí lâu ngày còn sinh thêm nhiều bệnh tật.

Hơn nữa, “lòng hiếu thảo kiểu mới” này vốn dĩ đã không hề đúng đắn, mà còn gây ra bất lợi cho sự phát triển sau này của con trẻ. Sau khi quan sát việc đối xử của cha mẹ với ông bà trong một thời gian dài, trẻ em sẽ không cảm nhận được thế nào là sự biết ơn. Khi chúng lớn lên, chúng cũng sẽ quay lại đối xử với cha mẹ mình đúng y như vậy.

Chúc Di - Theo Tinh Hoa

Cha mẹ làm việc vất vả để nuôi dạy chúng ta lớn khôn. Nếu khi chúng ta lớn lên, không thể để cha mẹ an nhàn tuổi già, mà còn làm ra những chuyện khiến cha mẹ khó xử như vậy, thì lẽ nào cha mẹ lại không cảm thấy đau lòng hay sao.

 
 
Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP