Nghiên cứu cho thấy, cơ chế tạo ra tế bào ung thư chính là căn nguyên của những bất lực trong y học hiện nay và đáng ngạc nhiên hơn là sự “hư hỏng” của một tế bào dẫn đến ung thư – ở mức vi quan – đồng dạng với sự trượt dốc đạo đức của con người tại mức vĩ quan; bắt nguồn từ “sự ích kỷ”. Bởi vậy, lời giải cho căn bệnh ung thư dường như không nằm ở hóa chất, dược phương, mà là ở chính chúng ta…

Đại dịch ung thư – Những con số gây sốc: Trung bình ở Việt Nam cứ một giờ trôi qua có 10 chết vì ung thư!

Ngày nay, ung thư đã trở thành đại dịch của toàn cầu. Chỉ cần đánh từ khóa “ung thư”, google sẽ cho bạn khoảng hơn 80 triệu kết quả chỉ trong vòng 0,32 giây. Ở Việt Nam, danh từ “ung thư” đã trở thành câu cửa miệng mỗi khi đề cập tới vấn đề bệnh tật bởi ung thư xuất hiện trong mỗi gia đình, dòng tộc, cộng đồng, không một nơi nào không xuất hiện đại dịch ung thư. Nó không chỉ càn quét sinh mạng mà còn vắt kiệt tài chính, sức lực của xã hội.

“Mỗi năm cả nước có khoảng 94.000 người chết vì ung thư” – đây là số liệu được công bố trong Hội nghị khoa học thường niên lần thứ 6 của Hội ung thư Việt Nam tổ chức tại Bệnh viện Trung ương Huế ngày 29 – 31/08/2018. Tỷ lệ tử vong do ung thư tại Việt Nam đứng thứ 78/172 quốc gia được điều tra. Bên cạnh đó vấn đề đáng lo ngại là số người mắc bệnh ung thư ở Việt Nam đang có xu hướng ngày một tăng nhanh. Năm 2000 Việt Nam có khoảng 69.000 ca ung thư mắc mới, năm 2015 lên đến 150.000 ca mắc mới. Ước tính đến năm 2020 số ca ung thư mắc mới ở Việt Nam sẽ xấp xỉ 200.000 người.

Theo số liệu mới nhất trên trang Globalcancermap.com, tỷ lệ trường hợp mắc ung thư hàng năm ở Việt Nam là 138,7/100.000 người. Theo đó, Việt Nam đứng ở 105 trên tổng số 179 nước trong bản đồ ung thư quốc tế về tỷ lệ mắc

Cơ chế tạo ung thư xuất phát từ “sự ích kỷ” của tế bào khi nó cố gắng liên tục lách “luật” của hệ thống giám sát tế bào trong cơ thể

Theo NCBI (National Center for Biotechnology Information, Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia – Hoa Kỳ ): Bất thường cơ bản dẫn đến sự phát triển của ung thư là sự gia tăng liên tục không được kiểm soát của các tế bào ung thư. Thay vì phản ứng thích hợp với các tín hiệu kiểm soát hành vi tế bào bình thường, tế bào ung thư phát triển và phân chia theo cách không kiểm soát được, xâm nhập các mô và cơ quan bình thường và cuối cùng lan rộng khắp cơ thể. Sự mất kiểm soát tăng trưởng chung của các tế bào ung thư là kết quả ròng của các bất thường tích lũy trong nhiều hệ thống điều hòa tế bào và được phản ánh trong một số khía cạnh của hành vi tế bào phân biệt các tế bào ung thư với các đối tác bình thường của chúng.

Sự bất thường này là một bí ẩn làm đau đầu các nhà khoa học. Các nhà nghiên cứu ung thư đã biết được rằng phải mất nhiều giai đoạn để một tế bào tích lũy những lỗi protein khác nhau rồi cuối cùng bằng cách nào đó, chúng vô hiệu hóa tất cả các cơ chế bảo vệ quan trọng ở cấp độ tế bào. Sau đó, tế bào ung thư đầy lỗi protein ấy bắt đầu di căn, trong quá trình đó nó lại tiếp tục vi phạm nhiều luật lệ của hệ thống, bao gồm cả các luật của hệ thống miễn dịch. Giống như cảnh sát, thông thường hệ thống miễn dịch sẽ liên tục tra hỏi các hệ thống trong cơ thể để loại bỏ các tế bào bất thường. Vậy tại sao các tế bào có thể xoay sở bám trụ cho đến lúc tích tụ nhiều lỗi đến thế mà không bị loại bỏ; trong khi ở mức vi quan của một tế bào, có nhiều cơ chế bảo vệ đã được đặt ra như một nguyên tắc căn bản của sinh tồn.

Một số nhà sinh vật học tin rằng ung thư là do một số lỗi ở cấp độ gen, khiến cho các vật chất di truyền không ổn định, hay còn gọi là sự bất ổn định về di truyền, dẫn đến sai lệch trên diện rộng ở cấp độ gen. Tuy nhiên, một tế bào bình thường biết cách sửa chữa một lỗi ở mức độ gen và cũng biết kích hoạt chế độ tự hủy khi nó không khắc phục nổi vấn đề. Như vậy, dường như gen không phải là vấn đề thực sự gây ung thư.

Lời thức tỉnh từ thế giới vi quan (P1): Cơ chế hư hỏng của tế bào ung thư.2

Bất thường cơ bản dẫn đến sự phát triển của ung thư là sự gia tăng liên tục không được kiểm soát của các tế bào ung thư. (Ảnh: Ripost)

Tiến sĩ Tongwen Wang – Nhà nghiên cứu về ung thư và các bệnh kháng thuốc – Khoa Miễn dịch học – Trung tâm Nghiên cứu Virginia Mason – Đại học Washington, trong suốt 20 năm nghiên cứu căn bệnh ung thư đã có được những nhận định: “Cũng giống như một đời của con người có sinh – lão – bệnh – tử, đời của một tế bào cũng có một quá trình tương ứng: tăng trưởng – chuyên môn hóa – lão hóa – chết”.

Ở thời kỳ tăng trưởng, một tế bào phải đi qua một số giai đoạn khác nhau, giữa mỗi giai đoạn có một “cánh cửa” sát hạch xem tế bào đó đã đạt những tiêu chuẩn cần thiết để phát triển sang giai đoạn kế tiếp hay không. Những cánh cửa này rất quan trọng, vì nếu một tế bào có gì đó bất ổn, những cánh cửa sẽ khởi tác dụng bảo vệ bằng cách chặn tế bào đó lại ở giai đoạn đó cho đến khi vấn đề được khắc phục bằng cách thức nào đó. Nếu vấn đề không thể được khắc phục, tế bào sẽ kích hoạt hệ thống báo động, dẫn đến một chế độ tự hủy được sắp đặt hoàn hảo đến mức đáng kinh ngạc. Như vậy, một tế bào bình thường sẽ hoạt động phù hợp với hệ thống mà nó thuộc về. Khi có lỗi xảy ra, các tế bào có một cơ chế “hy sinh” bản thân vì lợi ích của chỉnh thể.

Ngược lại, một tế bào ung thư bằng cách nào đó đã “lách” qua các luật tại mỗi cổng kiểm soát giữa các giai đoạn phát triển, qua đó tiếp tục tăng trưởng số lượng. Cơ chế tự hy sinh cũng bị loại bỏ để chúng đạt được sự “bất tử”. Tất nhiên, sự bất tử tạm thời như vậy kéo theo cái chết của cả chỉnh thể. Thú vị thay, điều này phản ánh một “sinh mệnh” rất thiếu hiểu biết mà lại vô cùng ích kỷ.

Sự “dư thừa” làm hệ thống giám sát lỗi protein của tế bào quá tải, sai lệch và không thể hoàn thành sứ mệnh của mình.

Lời thức tỉnh từ thế giới vi quan (P1): Cơ chế hư hỏng của tế bào ung thư.3Một tế bào ung thư bằng cách nào đó đã “lách” qua các luật tại mỗi cổng kiểm soát giữa các giai đoạn phát triển, qua đó tiếp tục tăng trưởng số lượng. Cơ chế tự hy sinh cũng bị loại bỏ để chúng đạt được sự “bất tử”. (Ảnh: GSK)

Nội dung chính của tế bào là protein, bản thân mỗi tế bào tồn tại cơ chế tạo protein mới và cơ chế loại bỏ các protein già, lỗi (rối loạn chức năng) nhằm giữ tế bào được khỏe mạnh.

  • Hệ thống “Ribosome” bao gồm các protein chịu trách nhiệm tạo protein mới.
  • Hệ thống “Proteasome” có trách nhiệm đánh dấu các protein già, lão hóa, hoặc protein rối loạn chức năng để tiêu huỷ và hỗ trợ hầu hết mọi chức năng của tế bào thông qua việc lần lượt loại bỏ các protein để điều chỉnh mức độ của từng loại protein đóng vai trò điều tiết trong tế bào.

Scrofano MM, Jahngen-Hodge J et al (1998) [1] [2] đã đề cập đến mối tương quan giữa kích thước và hoạt động của hệ proteasome với tuổi thọ, trong các thí nghiệm trên chuột. Tiến sĩ Allen Taylor từ Đại học Boston cho biết, khi các nguồn cung cấp thực phẩm bị hạn chế, những con chuột sống lâu hơn và hệ proteasome của chúng sẽ giảm kích thước.

Aubry et al (2002) [3] đã tìm ra được mối tương quan giữa sự tăng cường hoạt động của hệ proteasome với nhiều bệnh khác nhau. Bài viết nói rằng họ đã tìm thấy trong các tế bào ung thư, hệ proteasome đã hoạt động ở mức cao nhất.

Từ những nghiên cứu tỉ mỉ về các quá trình chuyển hóa protein trong tế bào được công bố bởi Yewdell (2001) [4]có vẻ như 1/3 các protein mới bị tiêu hủy ngay sau khi chúng được tạo ra. Do đó, các tế bào phải làm việc trong một tình trạng rất bận rộn và lãng phí.

Như vậy, bức màn bí mật đã được vén mở: với một nguồn cung cấp thực phẩm dồi dào dẫn tới mức dư thừa, sự trao đổi chất của protein trong từng tế bào đạt tới mức siêu tốc thì hệ proteasome sẽ phải làm việc “cật lực” và dễ dàng dẫn đến sự “mệt mỏi”, hệ quả tất yếu sau đó là quá tải. Nếu tất cả các tế bào trong một cơ thể đang trong trạng thái sản xuất hàng loạt, hệ proteasome sẽ có khả năng bị quá tải và không thể tiêu hủy các protein già và bị hỏng, từ đó lại gây ra những lỗi khác, phá vỡ sự cân bằng.

Vì các protein là nhân vật chính trong tất cả các chức năng của tế bào, khi các protein xấu không thể bị loại bỏ, chúng sẽ tiếp tục gây tác hại đến toàn bộ hệ thống cho đến khi cả hệ thống bị mất kiểm soát. Dù các tế bào có cố gắng tăng số lượng sản xuất proteasome đến mấy, nếu sự chuyển hóa tiếp tục gia tăng, các tế bào cuối cùng sẽ không quản lý nổi nữa. Mức tăng proteasome được tìm thấy trong các tế bào ung thư phản ánh một trận chiến cuối cùng của các tế bào nhằm cố giành lại sự cân bằng.

Một câu hỏi được đặt ra là : Phải chăng những căn bệnh mà người hiện đại đang mắc phải là hậu quả của lối sống hiện đại mà người ta gọi là sống gấp, truy cầu hưởng thụ, sùng bái vật chất. Tất cả đều có thể, thông qua hệ thống pyschoneuroendocrine độc đáo của con người, truyền đến cấp độ tế bào yêu cầu gia tăng sự trao đổi chất của tế bào, cho đến khi nó làm các hệ thống proteasome quá tải, dẫn đến sự tích tụ của những lỗi sai của tế bào, và cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống cơ thể. Nói sâu hơn, phải chăng sự ham muốn bất tận đối với tiền của, vật chất, danh lợi và quyền lực cũng gắn liền với nhiều căn bệnh của xã hội?

Nguyên nhân tạo tế bào ung thư của cơ thể và nguyên nhân gây sụp đổ một xã hội, một quốc gia, một dân tộc là giống nhau: ích kỷ và tham lam!!

Có mối tương quan kỳ lạ giữa cơ chế “hư hỏng” của tế bào ung thư và xã hội loài người. Nếu dùng hình ảnh để liên tưởng thì ở mức vi quan, mỗi tế bào của cơ thể có thể ví như một cá thể độc lập giống như mỗi cá nhân con người; và toàn bộ cơ thể có thể so sánh với một xã hội, một cộng đồng tương tự như xã hội nhân loại hiện nay thì ta sẽ phát hiện một thực trạng: các tế bào khỏe mạnh với tốc độ siêu trao đổi chất dần dần biến hóa trở thành những tế bào ung thư, ung thư di căn cũng tức là sự lan truyền rộng rãi của các tế bào ung thư trong cơ thể sẽ dẫn đến sự tử vong của con người, từ đó suy rộng ra ở mức vĩ mô của xã hội nhân loại.

Lời thức tỉnh từ thế giới vi quan (P1): Cơ chế hư hỏng của tế bào ung thư.4Một người, hai người trở nên suy đồi đạo đức, và rồi khi tất cả các thành viên trong toàn bộ xã hội đều trở nên sa đọa thì tất yếu sẽ đi đến diệt vong của toàn bộ xã hội nhân loại. (Ảnh: TinhHoa)

Với lối sống buông thả, đạo đức trượt dốc, các tệ nạn xã hội ngày càng nhiều: hút hít ma túy, mại dâm, … cuộc sống công nghiệp với những lối sống xô bồ và phương châm mặc sức hưởng thụ, con người ngày càng trở nên bại hoại tương tự như những tế bào ung thư. Một người, hai người trở nên suy đồi đạo đức, và rồi khi tất cả các thành viên trong toàn bộ xã hội đều trở nên sa đọa thì tất yếu sẽ đi đến diệt vong của toàn bộ xã hội nhân loại.

Trong lịch sử văn minh nhân loại đã xuất hiện không ít những câu chuyện đau lòng về sự hủy diệt của các nền văn minh. Câu chuyện về sự biến mất chỉ sau một đêm của kinh thành tửu sắc Pompeii là câu chuyện mà ai đã từng nghe không khỏi bàng hoàng sửng sốt.

Pompeii được xây dựng vào thế kỷ thứ 6 TCN, bởi người Oscan, một sắc dân sinh sống ở miền Trung nước Italia vào thời ấy. Đây là một thành phố cảng xinh đẹp tràn đầy ánh Mặt trời và khí hậu dễ chịu, là nơi giao thương giữa La Mã và Hy Lạp, nơi sinh sống của những người La Mã giàu có và quyền quý.

Thành cổ Pompeii có diện tích 1,8km2. Thành được xây dựng tráng lệ với tường thành và những con đường bằng đá. Hai bên đường là rất nhiều các quán rượu, kỹ viện, phòng tắm, xưởng chế tác vàng bạc, tiệm bánh, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng dầu ô liu, cửa hàng trứng cá muối, cửa hàng vải dệt, xưởng gốm,… Pompeii giàu có và phồn hoa, dường như không thiếu thứ gì.

Cuộc sống sa đọa của cư dân thành Pompeii được thể hiện qua các loại bức bích họa rất khó coi, quan hệ tập thể loạn tính có thể thấy ở khắp nơi trên các bức tường của nhà xưởng, cửa hàng, nhà nghỉ … Pompeii có 20.000 nhân khẩu mà có tới 25 tòa kỹ viện lớn nhỏ khác nhau dành cho giới quý tộc và thương nhân sống một cuộc sống xa hoa, ăn chơi, hưởng lạc, phóng túng dâm dục.

Ngược đãi nô lệ thảm hại vô nhân tính cũng là một tội ác lớn của Pompeii. Phần quan trọng nhất tạo nên sự giàu có của người Pompeii khi giao thương mậu dịch với bên ngoài không phải là hàng hóa, mà chính là nô lệ. Trong các gia đình giàu có, người nô lệ phải lao động cực nhọc.

Tàn ác hơn tất cả, nô lệ còn bị mang ra đấu trường để tỉ thí với những con thú hoang dã, hung tợn. Người ta chứng kiến những người nô lệ bị thú dữ cắn xé thân xác mà phấn khích tột cùng, hò hét và vui mừng thưởng thức. Trong các “cuộc đấu” ấy là tiếng hú ghê rợn của thú vật và tiếng khóc thảm thiết của người nô lệ. Đấu trường thành Pompeii là một trong những đấu trường lâu đời nhất trên thế giới. Nó có thể chứa đựng 12.000 người, mà lúc ấy tính cả nô lệ thì dân số Pompeii mới chỉ có 20.000 người.

Lời thức tỉnh từ thế giới vi quan (P1): Cơ chế hư hỏng của tế bào ung thư.5

Núi lửa Vesuvius ở bờ biển phía đông của miền Nam Italia phun trào, chỉ trong mười mấy tiếng, thành Pompeii xa hoa mỹ lệ và thị trấn Herculaneum đã biến mất không dấu tích. (Ảnh: Rfviet)

Nếu sự trao đổi chất siêu tốc ở các tế bào ung thư được xem như việc các tế bào “phóng túng, ăn chơi, bại hoại” sẽ dẫn đến cái chết của một cơ thể thì mỗi con người sa đọa, trụy lạc, suy đồi đạo đức cũng có thể được ví như những con người “ung thư” và tất yếu sẽ dẫn đến sự diệt vong của một xã hội.

Và rồi cái gì đến nó sẽ phải đến: buổi trưa ngày 24/8/79, núi lửa Vesuvius ở bờ biển phía đông của miền Nam Italia phun trào, nham thạch phun lên trời, khói đen rợp trời dậy đất, tro bụi cuồn cuộn bao phủ, chỉ trong mười mấy tiếng, thành Pompeii xa hoa mỹ lệ và thị trấn Herculaneum đã biến mất không dấu tích… Các thị trấn, vùng đất nông nghiệp của Pompeii đã từng rất nhộn nhịp nằm dưới chân núi Vesuvius, nhưng thật không may, thảm kịch đã xảy ra khi ngọn núi lửa Vesuvius phun trào và nhấn chìm toàn bộ thành phố trong tro tàn của dòng nham thạch cao hơn 6m.

Thảm họa ập xuống quá nhanh và bất ngờ đã khiến nhiều công trình xây dựng cùng với 16.000 cư dân bị chôn vùi vĩnh viễn. Sau thảm họa kinh hoàng được ví như “Khúc dạo đầu của ngày tận thế” đó, những tàn tích về Pompeii đã bị lãng quên cho đến khi nó được khám phá bởi các nhà khảo cổ học vào năm 1738.

Sự biến mất của Pompeii đã khiến nhiều người suy ngẫm: “Phải chăng một xã hội dâm loạn, bại hoại đạo đức tất yếu sẽ đi đến diệt vong?

Sự hủy diệt chỉ sau một đêm của kinh thành tửu sắc Pompeii chỉ là một hiện tượng trong rất nhiều hiện tượng các nền văn minh cổ đại đã bị xóa sổ sau một thời kỳ phát triển một cách thác loạn của văn minh loài người. Ai Cập cổ đại, Babylon cổ đại, La Mã cổ đại … đã sớm bị diệt vong cũng vì một trong những nguyên nhân chính là dâm loạn, suy đồi đạo đức.

Hãy tận hưởng cuộc sống này đi, ngày mai khó mà đoán trước” – câu này được khắc vào cốc uống nước bằng bạc tìm thấy ở thành cổ Pompeii, nghĩa là người dân Pompeii thời đó chỉ nhìn trước mắt, phóng túng không tính đến hậu quả, khiến người ta không ngừng sa đọa, xuống dốc nghiêm trọng về đạo đức đến mức như vậy. Rất nhiều người cho rằng, nguyên nhân dẫn đến sự diệt vong của Pompeii cũng là nguyên nhân khiến nhiều nền văn minh bị diệt vong, chính là có quan hệ với sự bại hoại về đạo đức.

Chúng ta muốn lịch sử văn minh của nhân loại tồn tại bao lâu? Chúng ta muốn sống trong một xã hội như thế nào? Tất cả tùy thuộc vào quyết định chọn lựa hành vi của bản thân mỗi con người chúng ta. Trong đống đổ nát di lưu lại của kinh thành Pompeii, người ta đã tìm thấy dòng chữ mà có người trước khi chết đã dùng đá viết lên tường di ngôn vội vàng để cảnh tỉnh hậu thế: “Tội ác dẫn đến diệt vong!”  Vậy tội ác nào đã dẫn đến diệt vong? Đó chính là tội ác phát sinh từ ích kỷ và tham lam của con người.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK9963/

[1] Scrofano MM, Jahngen-Hodge J, Nowell TR Jr, Gong X, Smith DE, Perrone G, Asmundsson G, Dallal G, Gindlesky B, Mura CV, Taylor A. Ảnh hưởng của quá trình lão hóa và hạn chế calorie về mức độ dinh dưỡng trong plasma trên chuột đực và cái Emory. Mech Ageing Dev. 15 tháng 9 năm 1998; 105 (1-2): 31-44

 

[2] Scrofano MM, Shang F, Nowell TR Jr, Gong X, Smith DE, Kelliher, Minnesota M, J Dunning, Mura CV, Taylor A. Lão hóa, hạn chế calo và ubiquitin phụ thuộc vào sự phân giải protein ở gan của chuột Emory. Mech Ageing Dev. 01 tháng tư năm 1998; 101 (3): 277-96.

 

[3] Dutaud D, L Aubry, Henry L, Levieux D, Hendi KB, Kuehn L, Cục JP, và Ouali A. Phát triển và đánh giá của một chiếc bánh sandwich ELISA để định lượng các proteasome 20S trong huyết tương người. J. của miễn dịch. Meth. 2002; 260: 183-193.

 

[4] Yewdell JW. Không như một khoa học ảm đạm: kinh tế tổng hợp protein, gấp, suy thoái và xử lý kháng nguyên. Xu hướng in Cell Bio. năm 2001; 11 (7): 294-297.

 

Theo Tinh Hoa