Loạn bằng khen: Xã hội trọng sự chân thực sẽ không có bệnh hình thức

Loạn bằng khen: Xã hội trọng sự chân thực sẽ không có bệnh hình thức

Loạn bằng khen: Xã hội trọng sự chân thực sẽ không có bệnh hình thức

Loạn bằng khen: Xã hội trọng sự chân thực sẽ không có bệnh hình thức

Loạn bằng khen: Xã hội trọng sự chân thực sẽ không có bệnh hình thức
Loạn bằng khen: Xã hội trọng sự chân thực sẽ không có bệnh hình thức
Thứ sáu, 27-12-2024 18:37, (GMT+07:00)
Loạn bằng khen: Xã hội trọng sự chân thực sẽ không có bệnh hình thức
17-06-2019 20:17

 

 

Mấy ngày vừa qua, cộng đồng mạng xôn xao bởi những tấm giấy khen. Nào là giấy khen tiên tiến, xuất sắc cho các cháu mẫu giáo, rồi bức ảnh cậu bé duy nhất trong lớp không có giấy khen để giơ cao chụp hình lưu niệm như các bạn.

Chuyện cười ra nước mắt từ tấm giấy khen

Nhiều người đã thắc mắc, các bé mẫu giáo đến chữ còn chưa biết thì đưa chúng giấy khen để làm gì? Hơn nữa, nội dung ghi trên đó lại là “học sinh tiên tiến” hay “học sinh xuất sắc”, và việc “học tập” của các bé chỉ là ăn uống đúng giờ, ngủ đủ giấc, vận động lành mạnh.

Còn với bức ảnh về cậu bé duy nhất trong lớp không có giấy khen, nhiều người đã bình luận rằng trông cậu thật lẻ loi và tội nghiệp. Người ta cho rằng cô giáo hay người chụp ảnh thật vô tâm khi bắt cả lớp giơ cao tấm bằng khen trong khi cậu chẳng có gì mà giơ. Sao không chụp ảnh cả lớp đơn giản là đứng cùng nhau, vui cười để lưu giữ kỷ niệm một thời? Thậm chí, khắt khe hơn, người ta so sánh việc này với một sự sỉ nhục tập thể, mà trong đó cậu bé tỏ ra rất thờ ơ. Nhưng ai mà biết được, đằng sau đó có thể là cả một sự tổn thương, một thái độ muốn khẳng định bản thân, ghen ghét, muốn chống đối đang ngầm nhen nhóm.

Đã có biết bao em học sinh, vì những thành tích của lớp mà bị phân biệt hay mang tâm phân biệt, vì những kết quả học tập mà thành “tội đồ” trong gia đình và lớp học. Chúng dần căm ghét việc học và những người giỏi hơn mình. Chúng muốn vượt lên người khác ở lĩnh vực khác, bằng một khả năng khác, và nhiều người trong số chúng đã lựa chọn phương cách sai lầm, làm hại chính bản thân mình và xã hội.

Bức ảnh được lan truyền trên mạng xã hội thời gian gần đây và được rất nhiều các tờ báo đăng tải lại.

Bệnh thành tích từ đâu mà ra?

Người ta bảo tất cả là do cái bệnh thành tích, thế bệnh thành tích thì do cái gì mà sinh ra?

Có phải vì mọi quyền lợi đều xét trên thành tích mà phân phối? Và một khi quyền lợi quá nhiều và quá dễ dàng để đạt được một cách không chân chính, người ta sẽ làm mọi cách để có thành tích giả?

Khi quyền lợi nhiều mà không cần bỏ ra công sức tương xứng, sẽ sinh ra những nhóm lợi ích thao túng quyền lực. Khi đó, họ không thể dựa trên năng lực thật sự của mỗi người để chia sẻ quyền lợi, vì như thế quyền thao túng của họ cũng chẳng còn.

Cơ chế chọn người vào vị trí cao tại các tổ chức, cơ quan dựa trên quan hệ, “đường dây”, hay bè phái đã khiến người có quyền lựa chọn nhân viên cấp dưới cũng chẳng có đủ năng lực và sự tự tin hay thậm chí sự tự do để đánh giá. Thế là những thứ hình thức được thế chỗ cho sự đánh giá thực lực – vốn đòi hỏi sự hiểu biết, năng lực cao hơn nữa và sự tử tế, công bằng.

Người ta lấy cái giả (giả dối) để thay thế cho cái Chân (chân thực), và thế là người ta đã chà đạp lên lợi ích của người xứng đáng hơn, cũng có nghĩa là lấy cái ác thay thế cho cái Thiện. Từ đó, mầm bệnh thành tích tích lũy dần và lan tràn tới cả cơ sở căn bản nhất của xã hội – trường học.

Có người nói bệnh thành tích là tàn dư của Nho giáo, khi phải thi cử khoa bảng thì mới được ra làm quan. Nhưng chúng ta lại bỏ sót một điều khi so sánh, rằng nội dung học tập, cách ra đề thi cũng như đánh giá thời đó là khác. Nó hoàn toàn không có “đề cương ôn tập”, giới hạn tác phẩm, dạng bài như thời nay, càng rất khó có những gì gọi là “lộ đề” hay “nâng điểm”. Những gì một học trò phải học là rất rộng lớn, đề thi cũng cho phép người ta thể hiện được văn phong, tư duy, chí hướng, phẩm hạnh và khí phách. Việc học ngày xưa đi kèm với việc phát triển nhân cách và đạo đức, nên một bài thi cũng có thể đánh giá được năng lực nhất định của thí sinh. Vậy thì, đó cũng là một biện pháp hiệu quả có thể áp dụng đại trà để đánh giá năng lực của sĩ tử. Đó cũng lại là dựa trên năng lực, chứ nào phải là cái bệnh thành tích ngày nay?

Chính nhà Nho nổi tiếng thời xưa, Mạnh Tử đã nói: “Có tước vị của Trời, có tước vị của người. Nhân, Nghĩa, Trung, Tín, vui trong điều Thiện không mỏi mệt, những thứ đó là thiên tước. Công, khanh, đại phu, những thứ đó là tước vị của người.

Người xưa tu sửa thiên tước của mình, mà nhân tước theo đến. Người thời nay tu sửa thiên tước của mình để yêu cầu nhân tước. Đã được nhân tước thì phế bỏ thiên tước của mình, đó là điều mê lầm nặng nề vậy. Cuối cùng cũng là mất hết mà thôi”.

Theo “Tứ Thư bình giải” của Lý Minh Tuấn, “người xưa” mà Mạnh Tử nói tới là chỉ các bậc hiền nhân quân tử thời Nghiêu, Thuấn, Hạ Vũ, Thành Thang… Các bậc hiền nhân thời ấy coi việc hàng ngày tu sửa tâm tính của mình để gìn giữ thiên tước là điều đương nhiên phải làm. Khi thiên tước đã rõ ràng và sáng tỏ, tiếng thơm được dân chúng tung hô mà lan xa, thì nhà vua sẽ tìm đến mời ra làm quan giúp nước và trao nhân tước cho.

“Người thời nay” chỉ đa số trí thức ở thời Xuân Thu Chiến Quốc. Họ cũng tu sửa thiên tước nhưng là để lấy tiếng, để cầu các tước công, khanh, đại phu… Nhưng khi đã được các chức tước đó rồi, họ lại hạ thấp những tiêu chuẩn Nhân, Nghĩa, Trung, Tín… tức là bỏ thiên tước của mình.

Câu chuyện này có lẽ vẫn còn đúng tới thời nay. Khi nhiều người đã đạt được chức tước, địa vị nào đó trong xã hội, vì quyền lợi, quyền lực và đổ cho là cả “vì thời thế”, họ đã loại bỏ hết thiên tước của mình, trở thành bất Nhân, bất Nghĩa, bất Trung, bất Tín…

Mạnh Tử cho rằng đó là điều mê cực lớn. Bởi vì bản chất của họ là giả dối, học hành cho cao, cuối cùng cũng cốt là để cầu công danh lợi lộc cho mình mà thôi. Họ có biết đâu một khi họ loại bỏ thiên tước, trở thành một viên quan tham nhũng, trụy lạc, bất lương, thì dân chúng không còn tín nhiệm, ủng hộ nữa. Sớm muộn gì họ cũng phải trả giá, và cuối cùng họ mất cả thiên tước lẫn nhân tước.

Hệ lụy của sự giả dối lan tràn trong xã hội

Sự giả dối, không thực chất đó không chỉ tác động tới những người trong cuộc, nó còn khiến phong trào chuộng bằng cấp lan rộng khắp xã hội.

Người nghèo không được học hành hay không có quan hệ sẽ căm ghét những người có điều kiện hơn mình. Người có điều kiện thì bám víu vào những thứ hình thức đó mà bỏ quên sự tu dưỡng năng lực tự thân. Những người yếu thế sẽ không từ thủ đoạn để leo lên, dù có phải chà đạp lên người khác. Mua bằng, chạy điểm, chạy chức chạy quyền sẽ trở thành điều hiển nhiên mà ai muốn thành công cũng phải lựa chọn một lần trong đời.

Đó là một xã hội thiếu niềm tin, thiếu thiện tâm với nhau, nên sẽ trở thành trường đua, sở thú, vì người ta tin rằng kẻ mạnh sẽ chiến thắng. Một xã hội đề cao Giả (ngược với Chân), Ác (ngược với Thiện) và Đấu (ngược với Nhẫn) thì sao có thể là một môi trường tốt để con người sinh sống, để sự tử tế được nhân rộng và đạo đức được hồi sinh?

Đã đến lúc dẹp bỏ những tấm bằng khen vô nghĩa, đề cao ý nghĩa và năng lực thật sự của mỗi cá nhân và hành động xứng đáng. Đó không chỉ là dẹp bỏ những chuyện vô bổ, hài hước, mà còn là để đạo đức được thăng hoa trở lại.

Trương Thanh - Theo dkn.tv

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP