Lộ tin chính quyền Trung Quốc mật lệnh trữ lương thực cho 3-6 tháng, nhiều nơi người dân ồ ạt tích g

Lộ tin chính quyền Trung Quốc mật lệnh trữ lương thực cho 3-6 tháng, nhiều nơi người dân ồ ạt tích g

Lộ tin chính quyền Trung Quốc mật lệnh trữ lương thực cho 3-6 tháng, nhiều nơi người dân ồ ạt tích g

Lộ tin chính quyền Trung Quốc mật lệnh trữ lương thực cho 3-6 tháng, nhiều nơi người dân ồ ạt tích g

Lộ tin chính quyền Trung Quốc mật lệnh trữ lương thực cho 3-6 tháng, nhiều nơi người dân ồ ạt tích g
Lộ tin chính quyền Trung Quốc mật lệnh trữ lương thực cho 3-6 tháng, nhiều nơi người dân ồ ạt tích g
Thứ tư, 08-01-2025 02:12, (GMT+07:00)
Lộ tin chính quyền Trung Quốc mật lệnh trữ lương thực cho 3-6 tháng, nhiều nơi người dân ồ ạt tích gạo (video)
02-04-2020 20:14

Nhiều nơi tại Trung Quốc bùng phát làn sóng đổ xô mua gạo (ảnh Internet)

Virus Corona Vũ Hán đang hoành hành trên khắp thế giới. Nhiều quốc gia rất cảnh giác và liên tiếp thi nhau cấm xuất khẩu ngũ cốc nhằm bảo vệ an ninh lương thực quốc gia. Vài ngày trước, một làn sóng ồ ạt tranh mua gạo đã xảy ra ở Trung Quốc. Chính quyền khẩn trương "dẹp tin đồn", tuyên bố rằng “dự trữ trong kho vẫn đủ”. Tuy nhiên, cùng lúc đó, trên mạng phơi bày một văn kiện cho thấy chính quyền đang đẩy mạnh động viên "cán bộ đảng viên tích trữ lương thực".

Theo video được đăng tải lên Twitter cho thấy: vào ngày 31/3, cư dân thành phố Hoàng Thạch, tỉnh Hồ Bắc tranh giành mua gạo và dầu ăn. Một số người mua 4-5 thùng dầu, 5-6 bao gạo cùng một lúc. Siêu thị Wal-Mart áp dụng các biện pháp hạn chế mua hàng và một phiếu chỉ có thể mua một túi gạo.

Hoàng Cương, Nghi Xương, Ngạc Châu và những nơi khác ở tỉnh Hồ Bắc cũng xuất hiện làn sóng hoảng loạn tranh mua ngũ cốc, dầu và thực phẩm. Một cư dân mạng trên Twitter bình luận: "Các cửa hàng dầu, gạo ở thành phố Ngạc Châu, tỉnh Hồ Bắc, buộc phải đóng cửa không bán hàng. Xin vui lòng chỉ giúp điều này nói lên điều gì?". Cư dân mạng này cũng đăng lại một video ở địa phương cho thấy tất cả các cửa hàng ngũ cốc và dầu ăn đều đã đóng cửa.

Trong khi đó, Ngạc Châu, Hoàng Cương và những nơi khác khẩn trương công bố "lập tức bác bỏ tin đồn", nhấn mạnh rằng ngũ cốc và dầu ăn của thành phố "dự trữ trong kho còn đủ" và kêu gọi người dân "không chạy theo xu hướng tranh mua lương thực và dầu".

Ngoài ra còn có tin tức lan truyền về tình trạng thiếu lương thực trong dân chúng ở Trùng Khánh, họ nhắc nhở nhau rằng do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều quốc gia sẽ không xuất khẩu thực phẩm, nên để đề phòng cần tích trữ thêm đồ.

Ngày 01/04, chính quyền Trùng Khánh cũng khẩn trương cải chính tin đồn rằng, "Nhìn chung, sản xuất ngũ cốc và dầu của Trùng Khánh là bình thường và lượng dự trữ vẫn đủ..."

Tại Lan Châu, tỉnh Cam Túc, hiện tượng người dân tranh nhau mua mì gạo cũng lan sang thành phố Bình Lương. Trên mạng lan truyền video cho thấy vào khoảng ngày 28/3, một số công dân đã tụ tập để đi đến siêu thị và các cửa hàng để mua gạo và dầu.

Vào ngày 29/3, trên wechat đã đưa ra thông báo khẩn cấp nói rằng thị trường dầu, gạo ở châu tự trị Lâm Hạ thuộc tỉnh Cam Túc được dự trữ tốt và giá cả ổn định, người dân nên mua số lượng hợp lý, không cần phải cố tình tích trữ.

Tuy vậy, trên mạng lại lan truyền một văn kiện mật do đảng ủy châu tự trị Lâm Hạ ban hành về “triển khai an ninh lương thực”, đã tiết lộ thông tin ngược lại.

Tài liệu được ban hành vào ngày 1/4 cho thấy rằng: "Vào ngày 17/3, Đảng ủy Lâm Hạ đã tổ chức một cuộc họp đặc biệt về công tác an ninh lương thực". Trong đó, đề cập tới việc các đơn vị huyện thị cần “thông qua nhiều kênh, làm mọi cách có thể để vận chuyển ngũ cốc, thịt bò, thịt cừu, dầu và muối… Đồng thời, nên "hướng dẫn người dân có ý thức tự giác trữ lương thực và đảm bảo mỗi hộ gia đình dự trữ lương thực đủ cho 3 đến 6 tháng chuẩn bị lúc cần thiết". Tài liệu này đánh dấu ngày 28/3/2020.

Kênh “路德时评” (Lộ Đức thời sự) đã bình luận rằng văn kiện được đánh dấu "bí mật" này, mặc dù nội dung ghi là "hướng dẫn người dân tích trữ lương thực", nhưng trên thực tế thông tin chỉ giới hạn trong các cán bộ đảng viên dự trữ đồ cho ít nhất 3-6 tháng: "Các đảng viên và cán bộ này có thông tin biết trước và họ sẽ tích đồ từ cuối tháng 3". Trên thực tế, họ đã tích trữ đồ trước, cũng để sau này bán lại với giá cao hơn.

Đối với việc đổ xô đi mua gạo ở nhiều nơi, các kênh truyền thông chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã trích dẫn lời ông Vương Liêu Vệ (Wang Liaowei), một nhà kinh tế cao cấp tại Trung tâm Thông tin Thực phẩm Quốc gia rằng: "Về cơ bản Trung Quốc đã đạt được khả năng tự cung trong ngũ cốc và an ninh tuyệt đối trong khẩu phần lương thực, hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu tiêu thụ hàng ngày của người dân”.

Tuy nhiên, một bình luận của cư dân mạng tiết lộ: "Tình trạng thiếu lương thực đang đến rất nhanh, lương thực chuẩn bị cho chiến tranh của Tân Cương đã được chuyển đến nội địa, một số khu vực đã xảy ra hạn hán và thảm họa châu chấu đang trên đường tới.... Lương thực của Trung Quốc không thể tự cung mà đủ, hơn nữa lại là quốc gia nhập khẩu lương thực lớn nhất. Hiện nhiều nước đã cấm xuất khẩu lương thực. Trung Quốc có thể sớm gặp phải tình trạng thiếu lương thực và quay trở lại hệ thống phân phối, vì vậy mọi người đều đang dự trữ lương thực".

Tổng hợp các tin tức truyền thông, kể từ khi dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát ở Trung Quốc và nhanh chóng lan rộng trên khắp thế giới, nhiều quốc gia đã cấm xuất khẩu ngũ cốc để đảm bảo an ninh lương thực. Ví dụ, Việt Nam tuyên bố sẽ cấm xuất khẩu gạo từ ngày 24/3. Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới sau Ấn Độ và Thái Lan và là nhà cung cấp gạo lớn nhất cho Trung Quốc.

Mặc dù Thái Lan, nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới, hiện chưa đưa ra hạn chế xuất khẩu gạo, nhưng đã có thông tin rằng giá gạo ở quốc gia này đã tăng 10% chỉ sau một tháng.

Cả nhà cung cấp gạo lớn thứ ba cho Trung Quốc - Pakistan, và nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới - Ấn Độ, đều bị nạn dịch châu chấu, dự kiến ​​sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng ngũ cốc của Ấn Độ và Pakistan trong năm nay.

Năm 2012, nhập khẩu gạo của Trung Quốc đã vượt qua Nigeria và trở thành nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới, chiếm hơn 10% tổng lượng gạo nhập khẩu của thế giới. Việt Nam, Thái Lan và Pakistan là ba nhà cung cấp gạo lớn nhất cho Trung Quốc.

Kyrgyzstan cũng tuyên bố cấm xuất khẩu 11 mặt hàng, bao gồm ngũ cốc, trong vòng 6 tháng; Kazakhstan cấm xuất khẩu lúa mì, cà rốt và các sản phẩm nông nghiệp khác; Nga đã xem xét việc hạn chế xuất khẩu lúa mì, lúa mì đen, lúa mạch và ngô; Serbia đã ngừng xuất khẩu dầu hạt hướng dương và các hàng hóa khác; Malaysia cũng đã đưa ra các hạn chế đối với xuất khẩu ngũ cốc.

Ngày 27/3, kênh tài chính Sina chỉ ra rằng Trung Quốc là nước nhập khẩu lương thực lớn nhất thế giới, trong đó gần 80% đậu nành phụ thuộc rất lớn vào Hoa Kỳ, Brazil, Argentina và các nước khác. Vì vậy, ngoại giới phán đoán rằng vấn đề khủng hoảng lương thực ở Trung Quốc đang đến rất gần.

Ngoài ra, một đội quân hàng trăm triệu con châu chấu sa mạc đã tiếp cận biên giới Trung Quốc và "sát thủ ngũ cốc" sâu ăn tạp (Spodoptera litura) đã xâm chiếm Trung Quốc và các cánh đồng Trung Quốc đang đối mặt với mối đe dọa nghiêm trọng. Hơn nữa, trận lụt năm ngoái ở trung và hạ lưu sông Dương Tử ở Trung Quốc, hạn hán ở miền bắc, có thể nói rằng vụ thu hoạch ngũ cốc năm nay sẽ bị ảnh hưởng.

Bộ Tài nguyên nước của ĐCSTQ cũng tuyên bố rằng cần chuẩn bị kế hoạch phòng chống lũ đạt tiêu chuẩn, và việc thu hoạch lương thực không được lạc quan.

 Minh Thanh

Theo Sound of Hope

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP