Lo sợ Nam Trung Hải chính biến, ông Tập có động thái lớn để “ghì chặt cương”

Lo sợ Nam Trung Hải chính biến, ông Tập có động thái lớn để “ghì chặt cương”

Lo sợ Nam Trung Hải chính biến, ông Tập có động thái lớn để “ghì chặt cương”

Lo sợ Nam Trung Hải chính biến, ông Tập có động thái lớn để “ghì chặt cương”

Lo sợ Nam Trung Hải chính biến, ông Tập có động thái lớn để “ghì chặt cương”
Lo sợ Nam Trung Hải chính biến, ông Tập có động thái lớn để “ghì chặt cương”
Chủ nhật, 12-01-2025 07:52, (GMT+07:00)
Lo sợ Nam Trung Hải chính biến, ông Tập có động thái lớn để “ghì chặt cương”
15-10-2020 19:08

Phiên họp toàn thể lần thứ năm của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khóa 19 sắp diễn ra, cuộc tranh giành quyền lực ở Trung Nam Hải cũng ngày càng trở nên gay gắt. Truyền thông Pháp bình luận rằng, gần đây ông Tập Cận Bình đã có hai động thái lớn nhằm "ghì chặt dây cương".

Mục đích là nhằm ngăn chặn những thay đổi trong nhóm người ‘hồng nhị đại’ (những hậu duệ của thế hệ cách mạng đầu tiên của ĐCSTQ) và các lãnh đạo cấp cao của đảng. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng, những biện pháp này lại cho thấy ông Tập Cận Bình đang rất bất an và lo lắng về bất ổn quyền lực. Trong nội bộ ĐCSTQ, ông Tập “phóng mắt nhìn quanh, đâu đâu cũng thấy kẻ thù”.

Tập Cận Bình kiểm soát chặt chẽ ‘hồng nhị đại’

Phiên họp toàn thể lần thứ năm của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ sẽ được tổ chức vào cuối tháng Mười. Cuộc họp này có thể liên quan đến cuộc chiến sắp đặt ứng cử viên kế nhiệm, điều này chắc chắn sẽ dẫn đến các cuộc tranh giành quyền lực gay gắt trong đảng. Thời gian gần đây, chính quyền của ông Tập Cận Bình thường xuyên có những hành động, ngoại giới cho rằng điều này cho thấy cuộc tranh giành quyền lực giữa các phái trong đảng có thể đã bắt đầu.

Ngày 11/10, các kênh truyền thông chính thống của ĐCSTQ bất ngờ ồ ạt đăng lại bài viết "Nhìn nhận về hành vi tham nhũng của lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước Nhậm Chí Cường" của tờ Bắc Kinh Nhật báoĐài phát thanh quốc tế Pháp (RFI) phân tích rằng, động thái của truyền thông ĐCSTQ là "bên ngoài thơn thớt nói cười, bên trong nham hiểm giết người không dao". ‘Hồng nhị đại’ là tầng lớp vừa có thể liên thủ hợp tác, lại vừa có thể vào những thời điểm quan trọng trở giáo hại người của mình, điều này khiến ông Tập phải đề cao cảnh giác.

Trùm bất động sản Nhậm Chí Cường là mục tiêu đầu tiên bị tấn công trong tầng lớp ‘hồng nhị đại’. Ông Nhậm đã chỉ trích ĐCSTQ là không có khả năng xử lý dịch bệnh và gọi ông Tập là một tên hề lột sạch quần áo muốn trở thành hoàng đế. Ông Nhậm bị kết án 18 năm vì tội tham nhũng và các tội danh khác.

Ngoại giới cho rằng, sự kiện Nhậm Chí Cường đánh dấu sự chia rẽ công khai giữa ‘hồng nhị đại’ trong đảng và ông Tập Cận Bình. Bạn tốt của ông Nhậm và cũng thuộc thế hệ ‘hồng nhị đại’ là bà Thái Hà (Cai Xia) nói với The New York Times rằng, ban lãnh đạo đã đàn áp ông Nhậm Chí Cường "để cảnh cáo tất cả mọi người, giết một người răn trăm người cho toàn đảng xem, cụ thể là nhằm vào nhóm người ‘hồng nhị đại’ ".

Ngoài ông Nhậm và bà Thái Hà, gần đây có không ít các ‘hồng nhị đại’ khác cũng yêu cầu cải cách chính trị trong đảng và ‘bức vua thoái vị’. Vào đầu tháng Chín, ‘hồng nhị đại’ Mã Hiểu Lực (Ma Xiaoli), đã công khai ký tên và phản đối việc chính quyền đàn áp người dân Nội Mông Cổ. Hồi tháng Ba, ‘hồng nhị đại’ Trần Bình (Chen Ping) đã chuyển một đề xuất lên các quan chức cấp cao của ĐCSTQ và yêu cầu bàn bạc về vấn đề đi hay ở lại của ông Tập. Đến tháng Bốn, có thông tin trên Internet cho rằng đề xuất đó là do ông Đặng Phác Phương (Deng Pufang), con trai của cựu lãnh đạo Đặng Tiểu Bình, gửi đến các đại biểu tham dự Lưỡng Hội ĐCSTQ, chĩa thẳng mũi giáo vào ông Tập.

RFI nhận xét rằng, việc đàn áp Nhậm Chí Cường cho thấy ông Tập Cận Bình đã quyết tâm bình định ‘hồng nhị đại’.

Kiềm chế toàn diện các ủy viên trung ương

Ngoài việc kiểm soát chặt chẽ ‘hồng nhị đại’, lãnh đạo ĐCSTQ cũng áp đặt các hạn chế đối với tất cả các thành viên Ủy ban Trung ương. Phiên họp toàn thể lần thứ năm sắp tới sẽ xem xét "Quy chế làm việc của Ủy ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc". Quy chế này đã được thông qua tại cuộc họp Bộ Chính trị ĐCSTQ ngày 28/9. Các quy định nhấn mạnh việc duy trì vững chắc “Thể chế Tập Cận Bình”, hay còn được gọi là “Tập hạch tâm” - tức là Ủy ban Trung ương ĐCSTQ với đồng chí Tập Cận Bình làm nòng cốt, và đưa ra "quy định toàn diện" đối với các lãnh đạo của Ủy ban Trung ương.

Gần đây, một nhà bình luận chính trị giấu tên ở Bắc Kinh đã nói với Hãng Thông tấn Trung ương (CNA) của Đài Loan rằng, tầm quan trọng của ‘Quy chế’ này được xếp ngang hàng với Điều lệ Đảng và có thể trực tiếp ảnh hưởng tới hơn 200 ủy viên Ủy ban Trung ương và hơn 100 ủy viên dự khuyết.

Ngoại giới cho rằng, quy chế này là một bước tiến xa hơn của ông Tập Cận Bình trong việc nắm chắc quyền hành của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ. Một số nhà quan sát mô tả rằng, ông Tập đang thay thế “đảng quy” (nội quy trong đảng) bằng “gia quy” nhằm ngăn chặn các cuộc tranh giành quyền lực trong nội bộ đảng gia tăng trong thời gian diễn ra Phiên họp toàn thể lần thứ năm sắp tới. Liệu Trung Nam Hải có xảy ra “chính biến tháng Mười”?

Một học giả độc lập người Trung Quốc cho biết, trong ‘gia pháp’ của ĐCSTQ, hiệu lực pháp lý của các điều lệ và quy chế trong đảng chỉ đứng sau Điều lệ Đảng, điều này cho thấy rằng “đảng không có quyền ngăn cản ông Tập hành động theo ý mình”.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng việc ĐCSTQ đưa ra ‘Quy chế’ này trước thềm Phiên họp toàn thể lần thứ năm và đột nhiên kêu gọi bảo vệ "Tập hạch tâm" đã gửi đi tín hiệu cho thấy quyền lực của ông Tập đang bất ổn định.

Vị học giả độc lập người Trung Quốc nói trên cũng đồng ý với quan điểm này, ông cho rằng việc ông Tập đưa ra bộ “gia quy” này cũng phản ánh rằng ông Tập thực sự rất bất an về tình hình và quyền lực hiện tại, ông ấy không tự tin. Trong nội bộ ĐCSTQ, ông Tập “nhìn đâu cũng thấy kẻ thù”.

Trong ba năm qua, các vấn đề nội bộ và ngoại giao của ông Tập Cận Bình đều tả khuynh, khiến cho kinh tế Trung Quốc trở nên sa sút, ngoại giao quốc tế thất bại và quan hệ Mỹ - Trung xấu đi nhanh chóng. Chính quyền Cộng sản Trung Quốc mưa gió bão bùng không ngớt, và phải đối mặt với nguy cơ tứ bề.

Nhà bình luận về vấn đề thời sự Vương Hách (Wang He) chỉ ra rằng, nguy cơ sụp đổ hiện nay của ĐCSTQ là trước nay chưa từng có: lấy việc truy cứu trách nhiệm làm cớ, coi việc chọn người kế nhiệm làm công việc chủ yếu, các phái chính trị thì thi nhau vây khốn ông Tập. Tuy nhiên, điều mà họ khó có thể nghĩ đến là, việc đấu đá nội bộ có thể chính là cách để khiến ĐCSTQ giải thể.

Quan điểm thể hiện trong bài viết là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam.

Đông Phương - Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP