Lở đất ở Tứ Xuyên: 10 hộ bị chôn vùi, ít nhất 7 người thiệt mạng

Lở đất ở Tứ Xuyên: 10 hộ bị chôn vùi, ít nhất 7 người thiệt mạng

Lở đất ở Tứ Xuyên: 10 hộ bị chôn vùi, ít nhất 7 người thiệt mạng

Lở đất ở Tứ Xuyên: 10 hộ bị chôn vùi, ít nhất 7 người thiệt mạng

Lở đất ở Tứ Xuyên: 10 hộ bị chôn vùi, ít nhất 7 người thiệt mạng
Lở đất ở Tứ Xuyên: 10 hộ bị chôn vùi, ít nhất 7 người thiệt mạng
Chủ nhật, 26-01-2025 01:47, (GMT+07:00)
Lở đất ở Tứ Xuyên: 10 hộ bị chôn vùi, ít nhất 7 người thiệt mạng
22-08-2020 13:22

Gần đây, các trận mưa lớn vẫn không ngừng dội xuống Tứ Xuyên. Sáng sớm ngày 21/8, một vụ sạt lở đất đã xảy ra tại huyện Hán Nguyên, thành phố Nhã An tỉnh Tứ Xuyên khiến 7 người chết và 2 người mất tích. Người dân địa phương cho biết, chính quyền thông báo thời gian sơ tán quá muộn, khoảng 10 gia đình đã bị chôn vùi, chính quyền vẫn chưa bố trí nơi cứu hộ cho người dân, do vậy họ phải tự tìm chỗ trọ.

Sáng sớm ngày 21/8, một vụ sạt lở đất nghiêm trọng đã xảy ra tại huyện Hán Nguyên, thành phố Nhã An, Tứ Xuyên khiến 7 người chết, 2 người mất tích. (Tổng hợp ảnh chụp màn hình video).

Truyền thông đại lục đưa tin, khoảng 3:50 sáng ngày 21/8, một vụ sạt lở đất đã xảy ra tại tổ 6 thôn Trung Hải, thị trấn Phú Tuyền, huyện Hán Nguyên, thành phố Nhã An, với tổng khối lượng khoảng 800.000 mét khối đất, khiến giao thông trên Tỉnh lộ 435 bị đình trệ. Bước đầu đã xác định được khoảng 9 người từ 3 hộ gia đình mất tích. Tính đến 8 giờ chiều cùng ngày, đã tìm thấy 7 người, nhưng 3 người đã chết, 4 người nữa không kịp cấp cứu nên cũng đã tử vong, vẫn còn 2 người mất tích.

Trả lời phỏng vấn của phóng viên Epoch Times vào chiều ngày 21/8, ông Chu, chủ nhà hàng ở thôn Trung Hải cho biết, trong làng có khoảng 200 – 300 hộ gia đình, sau trận lở đất, khoảng 10 hộ đã bị chôn vùi, nhưng chưa rõ con số chính xác.

“Những người bị đất vùi có cả trẻ nhỏ vài tuổi cho đến ông bà lão bảy mươi”, ông Chu nói, “Có gia đình có 4 người đều bị đất vùi hết, hai đứa trẻ nhỏ với hai ông bà già, trẻ nhỏ mới có mấy tuổi. Nhìn thấy xót mà không biết làm sao. Vùi dưới đất rồi cũng không sống sót nổi.”

Gia đình ông Chu có 4 người, 2 vợ chồng và 2 đứa con; may mắn là, hai ngày trước cả nhà đã đến chơi nhà anh cả. Nhưng điều không mà không may đó là ngôi nhà ông Chu bỏ ra khoảng 3 triệu nhân dân tệ xây cất mới đã bị chôn vùi, nhà hàng, gia súc và hơn 200 con chim bồ câu nuôi lấy trứng đều bị chôn vùi trong đất hết.

“Tổn thất rất nghiêm trọng, giờ không biết làm sao.” Ông Chu nói, “Bây giờ tôi đang rất hoang mang, để tôi bình tĩnh rồi sẽ nói tiếp”.

Nhưng điều khiến ông Chu phẫn nộ hơn cả là việc chính quyền địa phương phát thông báo sơ tán quá muộn, dẫn đến thiệt hại lớn về tài sản.

Ông cho biết, vào ngày 20/8, trên huyện Hán Nguyên có cử các chuyên viên xuống địa phương để xem xét tình hình, nhưng sau đó cũng không thấy báo gì cho dân làng hay. Trưa hôm đó, các chuyên viên này còn dùng bữa tại nhà của ông Chu, nhưng họ chỉ căn dặn qua loa không nên ở trong nhà vào ban đêm nếu trời mưa to. Tuy nhiên, mặc dù tuần trước ngày nào cũng mưa, nhưng khi xảy ra trận lở đất vào sáng ngày 21/8, trời lại không mưa. Mãi đến khoảng 9 giờ tối ngày 20/8, dân làng mới được thông báo di tản.

“Thông báo quá trễ, ai nấy đều nghĩ chắc hôm đó chưa sạt lở đâu, ai ngờ nó ập đến ngay trong đêm.” Ông Chu nói, “Nhà tôi chôn vùi dưới đất hết rồi. Hôm ấy lại vào giờ tối khuya nên không vơ theo được gì ngoài mỗi bộ quần áo. Một số hộ vẫn còn chưa kịp sơ tán.”

Ông Chu than thở, nếu thông báo sơ tán vào chiều ngày 20/8 thì mọi người đã kịp chuẩn bị, tuy nhiên do vội vàng nên cũng chỉ cầm được ít tiền bán hàng trong ngày rồi vội rời đi. “Đến tận tối mới thông báo, làm sao có thể kịp sơ tán? Ngày hôm trước không báo, ban ngày cũng không không báo, chờ đến tối muộn rồi mới thông báo thì có tác dụng gì…”

Do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, việc kinh doanh nhà hàng năm nay rất chật vật, chỉ có thể tự trang trải chi phí và tiền công cho công nhân. Giờ nhà cửa cũng không còn, ông Chu cảm thấy rất đau lòng. Ông tâm sự, nếu xây lại nhà mới, ông không còn khả năng xây được căn nhà như vậy nữa. “Nói thêm buồn, một lão nông dân bây giờ cũng đã hơn nửa đời người, còn có thể bươn chải được bao nhiêu năm nữa, cũng chỉ có thể nhìn tới nhìn lui mà thêm buồn”.

Một điều nữa khiến ông Chu thất vọng, là việc chính quyền địa phương đã không bố trí địa điểm cứu hộ cho dân làng sau trận lở đất. Vì không có điểm sơ tán, nên dân làng đành phải “tự túc”. Gia đình ông Chu tìm được chỗ trọ cách nhà khoảng hơn cây số.

“Đến giờ chính quyền vẫn chưa bố trí chỗ ở. Chúng tôi đã tự tìm chỗ trọ.” Ông Chu nói, “Bây giờ giao thông bị hỏng. Chúng tôi không thể quay lại làng, cũng không thể đi đâu cả. Chúng tôi hiện đang bị cô lập với bên ngoài.

Ông cho biết thêm, sáng ngày 21, dân làng được thông báo đến nhận lều vải, nhưng lại không cho địa điểm dựng lều. “Tai nạn cũng đã xảy ra. Hôm qua (chính quyền) đang làm gì?” “Hiện trường đã hoàn toàn bị phong tỏa (làng không vào được, đường cũng bị chặn), muốn đi lấy lều vải cũng không đi được.”

Ông Chu còn cho biết, khu vực ông ở đã 10 năm nay chưa từng xảy ra sạt lở đất.

Ngoài ra, theo video chia sẻ trên mạng, có nhiều công trình nhà dân xung quanh nơi sạt lở đất, núi lở làm giao thông bị gián đoạn. Một người dân địa phương đã quay video và thông báo rằng một bệnh viện ở thị trấn đã bị vùi lấp và có thể có người bị chôn vùi trong đó.

Ngoài Tứ Xuyên ra, vào lúc 9h30 ngày 21/8, tại K1477 + 500 thuộc quốc lộ G108, đoạn thôn Lục Hợp, thị trấn Trần Hà, huyện Châu Chí, tỉnh Thiểm Tây đã xảy ra một vụ sạt lở đất, với diện tích sạt lở khoảng 2.000m2, khiến giao thông bị gián đoạn. Mưa lớn liên tục gây sạt lở núi kéo theo đất đá rơi xuống đồng thời cũng phát ra tiếng động bất thường.

Lâm Tông Văn - Theo Tri Thức VN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP