Liệu Bắc Kinh có đánh chiếm Đại Loan? Câu trả lời của các nhà lịch sử học là “Có”

Liệu Bắc Kinh có đánh chiếm Đại Loan? Câu trả lời của các nhà lịch sử học là “Có”

Liệu Bắc Kinh có đánh chiếm Đại Loan? Câu trả lời của các nhà lịch sử học là “Có”

Liệu Bắc Kinh có đánh chiếm Đại Loan? Câu trả lời của các nhà lịch sử học là “Có”

Liệu Bắc Kinh có đánh chiếm Đại Loan? Câu trả lời của các nhà lịch sử học là “Có”
Liệu Bắc Kinh có đánh chiếm Đại Loan? Câu trả lời của các nhà lịch sử học là “Có”
Thứ tư, 01-01-2025 20:17, (GMT+07:00)
Liệu Bắc Kinh có đánh chiếm Đại Loan? Câu trả lời của các nhà lịch sử học là “Có”
14-09-2021 14:45

Việc Mỹ đột ngột rút khỏi Afghanistan và công chúng Mỹ nhanh chóng mất dần sự ủng hộ đối với các nỗ lực quân sự ở Trung Đông, có thể gửi thông điệp sai đến Bắc Kinh và thúc đẩy nước này hành động ở Đài Loan, nhà sử học Niall Ferguson nói trong một cuộc phỏng vấn với tờ Nikkei Asia.

Ông Ferguson, một thành viên cấp cao tại Viện Hoover tại Đại học Stanford, cho biết các cuộc chiến tranh lớn thường xảy ra khi kẻ xâm lược "nghĩ rằng thời gian không đứng về phía mình và tốt hơn là nên hành động sớm hơn là ngồi đợi". Ông Ferguson nói, việc chính quyền Biden từ bỏ Afghanistan có thể được hiểu là Mỹ không muốn can thiệp vào các cuộc chiến tranh ở nước ngoài - điều này có thể thay đổi những phép tính rủi ro trong “ván cờ” thôn tính Đài Loan của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Chỉ trong vòng 1 tuần ngắn ngủi, Mỹ đã kết thúc quá trình 20 năm ròng rã, không chỉ hạ bệ các chế độ thù địch, mà còn thực sự xây dựng các quốc gia ở ở Afghanistan và Iraq.

Theo ông Ferguson, từ 20 năm trước, các nhà sử học đã nhìn trước sự thất bại chắc chắn này. Lý do khiến Mỹ không thể trở thành một đế chế thành công ở nước ngoài chủ yếu đến từ nội bộ Hoa Kỳ với 3 khoản thâm hụt lớn:

Thứ nhất, thâm hụt nhân lực. Người Mỹ không muốn sống ở những nơi như Iraq và Afghanistan. Ngay cả quân đội cũng chỉ thực hiện các chuyến công tác ngắn hạn, có thể là 6 tháng.

Thứ hai, thâm hụt tài khóa vốn đã là một vấn đề cách đây 20 năm nhưng nay đã trở thành một vấn đề rất lớn. 

Thứ ba và quan trọng nhất, sự phân tâm. Dư luận Mỹ rất phẫn nộ sau vụ 11/9, nhưng sau 4 năm, sự phẫn nộ đó đã giảm dần. Sự ủng hộ của người dân đối với cuộc chiến chống khủng bố cũng đã mất dần. Tất cả những điều này hoàn toàn có thể đoán được ngay từ đầu.

Rõ ràng, người Mỹ đã thiếu cảnh giác trước thực tế rằng Chiến tranh Lạnh vẫn chưa kết thúc. Lý do nó chưa kết thúc là lịch sử chưa kết thúc vào năm 1989, và bây giờ vấn đề lớn nhất của họ chính là sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Một máy bay chiến đấu F-16V do Hoa Kỳ sản xuất với vũ khí trang bị được trưng bày trong cuộc tập trận tại một căn cứ quân sự ở Gia Nghĩa, miền nam Đài Loan, vào ngày 15/01/2020 (Ảnh của Sam Yeh /AFP qua Getty Images)
Một máy bay chiến đấu F-16V do Hoa Kỳ sản xuất với vũ khí trang bị được trưng bày trong cuộc tập trận tại một căn cứ quân sự ở Gia Nghĩa, miền nam Đài Loan, vào ngày 15/01/2020 (Ảnh của Sam Yeh /AFP qua Getty Images)

Chiến tranh Lạnh vẫn chưa kết thúc, nhưng các bên tham chiến thì đã thay đổi. Ông Ferguson cho biết, khi cuộc chiến mạng 5G của Huawei bắt đầu, ông nhận thấy một bản đồ thế giới mới đang được thiết lập, trên đó chỉ có một ranh giới: một bên là các quốc gia cho phép Huawei tham gia, một bên là các quốc gia còn lại.

Hầu hết người Mỹ và Châu Âu có lẽ đều phủ nhận thực tế này, cho đến khi đại dịch xảy ra. Và chỉ đến năm ngoái, họ mới đột nhiên bắt đầu nhìn thấy bản chất thực sự của Trung Quốc dưới quyền cai trị của Tập Cận Bình.

Người Mỹ đầu tiên để ý là cựu Tổng thống Donald Trump. Ông Trump là chính trị gia Mỹ đầu tiên nói: "Trung Quốc là gốc rễ của mọi vấn đề". Lời phát biểu này giống như thể cho phép người Mỹ thù địch với Trung Quốc. Điều này đã góp phần rất lớn giúp ông thành công trong cuộc bầu cử, bởi vì nước Mỹ trung lưu đã ngấm ngầm cảm thấy rằng họ đang bị Bắc Kinh bủa vây suốt bao nhiêu năm nay.

Nhưng sau đó, tất cả giới tinh hoa chính trị, cả đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa, nhận thấy rằng họ đang đồng ý với ông Trump. Và như vậy, theo một cách rất đặc biệt, Tổng thống Trump đã tạo ra một sự thay đổi lớn trong thái độ của người Mỹ đối với Trung Quốc. Đó cũng là thời điểm mà người Mỹ bắt đầu nhận ra rằng họ đang ở trong cuộc "Chiến tranh Lạnh thứ II".

Trong "Chiến tranh Lạnh I", có một khoảng thời gian rất ngắn diễn ra cuộc chiến tranh nóng ở Triều Tiên. Vì vậy, rất có thể là "Chiến tranh Lạnh thứ II" cũng có một giai đoạn tương tự, địa điểm là ở Đài Loan. Điều này rất có thể sẽ xảy ra khá sớm.

Vấn đề là, liệu ông Tập sẵn sàng đánh cược để tiến hành các hành động quân sự đến mức nào? Ông ta hẳn biết rằng đối đầu với Hoa Kỳ là cực kỳ rủi ro, nhưng cũng nhận thấy rằng đây có lẽ là thời điểm tốt nhất để khai cuộc, vì Mỹ không có biện pháp răn đe  đáng tin cậy đối với Đài Loan.

Các cuộc chiến tranh lớn thường xảy ra khi kẻ xâm lược nghĩ rằng thời gian không ủng hộ mình và nên hành động sớm hơn là ngồi đợi. Việc chính quyền Biden từ bỏ Afghanistan là một tín hiệu cho thấy họ có thể sẽ không tranh giành. Cũng như sự việc xảy ra gần đây ở Crimea, chính quyền Biden, giống như chính quyền Obama trước đó, sẽ chỉ thực hiện các biện pháp trừng phạt tài chính và rồi để đó.

Vì vậy, nếu Trung Quốc chấp nhận gánh chịu đòn này, họ sẽ bắt đầu thôn tính Đài Loan. Trong trường hợp này, nó thực sự không phải là thôn tính bởi vì Bắc Kinh đã tuyên bố rằng Đài Loan là của Trung Quốc và Mỹ, về cơ bản, đã chấp nhận điều đó kể từ những năm 1970. 

Vì vậy, giả sử nếu năm sau, có một cuộc xâm lược Đài Loan bất ngờ, chính quyền Biden sẽ làm gì?

Theo ông Ferguson, với chính quyền Biden, họ có thể sẽ động binh, bởi vì giải pháp thay thế sẽ là từ bỏ ưu thế ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Người Trung Quốc có thể sẽ đánh cược rằng Mỹ không hành động, nhưng thực tế sau đó Hoa Kỳ lại lựa chọn hành động, và cuối cùng một cuộc chiến tranh thực sự lớn sẽ nổ ra. 

chiến tranh nhận thức
Trung Quốc đang thúc đẩy “chiến tranh nhận thức” nhắm vào Đài Loan. (Hình ảnh cờ Đài Loan bên trái và cờ Trung Quốc bên phải). (PATRICK LIN/AFP/Getty Images)

Rất nhiều người cho rằng đây là thời kỳ "Hoa Kỳ suy tàn, Trung Quốc đi lên, thế kỷ châu Á đã bắt đầu". Nhưng theo nhà sử học nổi tiếng Niall Ferguson, tất cả đều sai.

Cũng giống như Liên Xô, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cuối cùng là một đế chế không bền vững, trong đó việc tập trung quyền lực vào tay một số ít cá nhân, thiếu đi trách nhiệm pháp lý của các bên đã tạo ra những kết quả có thể dự đoán được - đó là tham nhũng và cuối cùng là mô hình kinh tế sẽ đổ vỡ.

Và quốc gia này đang tự sụp đổ. Tình trạng nhân khẩu học khủng khiếp, cơ cấu nợ khủng khiếp, và vì thế, tính hợp pháp của hệ thống này ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào một bộ máy giám sát khổng lồ và tuyên truyền ngày càng thô bạo.

Ông Ferguson đặt cược rằng, trong vòng 20 năm tới, sẽ có một cuộc khủng hoảng đối với hệ thống cai trị của Trung Quốc, và đồng thời sẽ có sự trỗi dậy của Hoa Kỳ, chủ yếu dựa trên vấn đề nhập cư.

Chỉ cần Hoa Kỳ nhập cư những cá nhân có năng lực, đem tài năng vào, thì họ sẽ giành thắng lợi. Nó chiến thắng trí tuệ nhân tạo, nó chiến thắng điện toán lượng tử, chỉ chiến thắng vì họ có tài năng, họ có nguồn nhân tài toàn cầu, và Trung Quốc chỉ có đội ngũ tài năng của Trung Quốc.

Điều có thể ngăn cản kết quả đó là những vấn đề nội tại của giới tinh hoa Mỹ. Nhưng có lẽ đó chỉ là một loại điên rồ tạm thời mà cuối cùng sẽ không phá hủy xã hội mở, giống như cách mà sức mạnh của các công ty Big Tech đang ảnh hưởng đến tự do ngôn luận: Với sự ra đời của tài chính phi tập trung và thế hệ tiếp theo của Internet, sức mạnh của nền tảng này sẽ giảm dần.

Vì vậy, cỏ vẻ như 20 năm tới sẽ giống như 20 năm trước năm 1989. Có nghĩa là, dường như Mỹ đang gặp rắc rối lớn và Bắc Kinh sẽ chiến thắng, và mọi người sẽ hô hào rằng tất cả đã kết thúc, và sau đó hóa ra điều đó không đúng bởi vì Hoa Kỳ đã tự đổi mới, khắc phục vấn đề của chính mình, và các chế độ toàn trị thì lại mâu thuẫn nội bộ đến mức tự tan rã. 

Lê Minh

Theo Nikkei Asia

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP