Liên minh ma quỷ Trung Quốc - Taliban: Hành quyết, phanh thây nạn nhân trước cú bắt tay vì “hòa bình

Liên minh ma quỷ Trung Quốc - Taliban: Hành quyết, phanh thây nạn nhân trước cú bắt tay vì “hòa bình

Liên minh ma quỷ Trung Quốc - Taliban: Hành quyết, phanh thây nạn nhân trước cú bắt tay vì “hòa bình

Liên minh ma quỷ Trung Quốc - Taliban: Hành quyết, phanh thây nạn nhân trước cú bắt tay vì “hòa bình

Liên minh ma quỷ Trung Quốc - Taliban: Hành quyết, phanh thây nạn nhân trước cú bắt tay vì “hòa bình
Liên minh ma quỷ Trung Quốc - Taliban: Hành quyết, phanh thây nạn nhân trước cú bắt tay vì “hòa bình
Thứ bảy, 04-01-2025 13:51, (GMT+07:00)
Liên minh ma quỷ Trung Quốc - Taliban: Hành quyết, phanh thây nạn nhân trước cú bắt tay vì “hòa bình”?
06-08-2021 22:13

Không phải ngẫu nhiên mà Afghanistan được gọi là “nghĩa địa” của các đế chế như Alexander Đại đế, đế chế Anh, Liên Xô và giờ là nước Mỹ. Tất cả đều thất bại trong nỗ lực chinh phục mảnh đất khắc nghiệt này.

Khi cuộc chiến kéo dài tròn 20 năm của Mỹ dần kết thúc trước ngày 31/8, Trung Quốc đã nhanh chóng thò cả 2 chân vào mảnh đất này để khởi đầu cho một dự án tân đế quốc đầy ma qủy của mình.

Video:

Cú bắt tay đầy lông lá

Tờ Mirror.co.uk ngày 5/8 vừa tiết lộ rằng ĐCSTQ đã bí mật hỗ trợ một cuộc nổi dậy tàn bạo của Taliban trên khắp Afghanistan để giúp đàn áp quân nổi dậy người Duy Ngô Nhĩ. Chính sự hỗ trợ của ĐCSTQ đã tạo cho Taliban một động lực lớn lao trong nỗ lực giành quyền kiểm soát Afghanistan, cùng với sự hậu thuẫn từ Nga, Pakistan và các nước láng giềng khác.

Trong khi ngoại trưởng Vương Nghị bắt tay với thủ lĩnh Taliban theo nghi lễ ngoại giao long trọng nhất ở Bắc Kinh, thì nhiều thường dân vô tội và các nhà báo quốc tế tại Afghanistan đã bị bắt giữ, bị đem ra hành quyết, chặt đầu, phân thây.  

Vì sao Taliban lại lộng hành đến như vậy ngay trước cú bắt tay với ĐCSTQ?

Vì sao một tổ chức khủng bố man rợ như thế lại được một “siêu cường” mới nổi như Trung Quốc thừa nhận? 

Nguyên nhân gì khiến Trung Quốc ve vãn tổ chức khủng bố Taliban?

Taliban hành quyết dân thường vô tội vạ

Hàng loạt thường dân vô tội đã bị hành quyết vô nhân tính từ "người bạn" mà Trung Quốc ca ngợi ngay trước thềm cuộc gặp ngoại giao giữa hai nước. 

Trong bối cảnh Mỹ đang gấp rút điều chuyển quân ra khỏi Afghanistan, Taliban đã tích cực thực hiện nhiều cuộc tấn công vào quân đội chính phủ và dân thường. 

Theo New York Times, phóng viên Siddiqui (38 tuổi) của hãng Reuters đã bị Taliban sát hại vào sáng ngày 16 tháng 7, trong một cuộc phục kích ở huyện biên giới Spin Boldak. Đến tối cùng ngày, Taliban đã bàn giao thi thể của anh cho Hội Chữ thập đỏ quốc tế. Nhưng thật kinh hoàng, thi thể của vị phóng viên này đã bị cắt xẻo thành nhiều mảnh. 

Phóng viên Siddiqui (38 tuổi) của hãng Reuters đã bị Taliban sát hại vào sáng ngày 16 tháng 7, trong một cuộc phục kích ở huyện biên giới Spin Boldak. (Ảnh chụp qua màn hình video)
Phóng viên Siddiqui (38 tuổi) của hãng Reuters đã bị Taliban sát hại vào sáng ngày 16 tháng 7, trong một cuộc phục kích ở huyện biên giới Spin Boldak. (Ảnh chụp qua màn hình video)

Ngoài ra, hàng chục nghìn phiên dịch viên người Afghanistan cũng lâm vào  cảnh ngàn cân treo sợi tóc, vì lo sợ sẽ bị Taliban hành quyết chặt đầu khi nhóm khủng bố này tái chiếm đất nước.

Taliban cũng không phủ nhận việc đưa các phiên dịch viên vào danh sách cần hành quyết hàng loạt, vì cho rằng họ là những kẻ phản bội, đã hợp tác với liên quân do Mỹ đứng đầu tại Afghanistan. Hiện cả Mỹ và Anh đang đẩy nhanh kế hoạch di tản các cựu nhân viên người Afghanistan từng làm việc cho họ.

Có lẽ đây không phải là lời đe dọa suông, vì ngay sau khi Taliban chiếm được một số khu vực tại Kandahar, thành phố lớn thứ hai của Afghanistan, tổ chức khủng bố này đã hành quyết nam diễn viên hài nổi tiếng Khasha Zwan. 

Các nguồn tin cho biết, Taliban đã bắt nam diễn viên tại nhà riêng và tra tấn anh tàn bạo trước khi hành quyết, vì cho rằng Zwan làm việc cho cảnh sát Afghanistan. Tuy nhiên, điều tra cho thấy Khasha Zwan chỉ là một diễn viên đơn thuần, và không có mối liên hệ gì với chính quyền nước này.

Có thể nói, Afghanistan đang rối ren trước ngã 3 đường đầy toan tính của các lực lượng cả trong và ngoài nước.  

Joe Biden nhường cơ hội cho Trung Quốc?

Chiến sự tại Afghanistan ngày một leo thang khiến tình trạng mất an ninh ngày càng gia tăng, ngay sau khi ông Joe Biden chốt thời gian rút quân Mỹ khỏi nước này vào ngày 31/8.  

Ngay khi Mỹ rút quân, Taliban được cho là đã chiếm tới một nửa lãnh thổ Afghanistan, bao gồm các cửa khẩu biên giới với Iran và Pakistan. Tổng thống Afghanistan, ông Ashraf Ghani cho rằng, chính quyết định rút quân đột ngột của chính quyền Joe Biden đã khiến tình hình an ninh nước này ngày càng xấu đi. 

Được biết dưới thời Tổng thống Trump, các quan chức Mỹ và đại diện Taliban đã ký hiệp định hòa bình vào ngày  29/2/2020, mở đường cho việc Mỹ và NATO rút dần quân đội khỏi Afghanistan trong thời gian khoảng 14 tháng, đồng thời Taliban phải cam kết không sử dụng lãnh thổ nước này làm bàn đạp đe dọa an ninh Mỹ, cũng như buộc phải ngừng bắn vĩnh viễn và toàn diện.

Phóng viên theo chân lính Mỹ ra chiến trường: Quân đội Trung Quốc không phải là đối thủ

Việc chính quyền Joe Biden rút quân đột ngột đã khiến Afghanistan rơi vào hỗn loạn. (Getty)

Do vậy, có thể nói việc chính quyền Joe Biden rút quân đột ngột đã khiến Afghanistan rơi vào hỗn loạn. Tổng thống Ashraf Ghani tuyên bố: "Lý do khiến chúng tôi rơi vào tình cảnh hiện nay là quyết định rút quân được đưa ra quá đột ngột". Ông cảnh báo thêm rằng, việc rút quân của Mỹ sẽ gây ra nhiều "hậu quả" nghiêm trọng. 

Tổng thống Ghani cũng thừa nhận Taliban không còn là "phong trào rời rạc và thiếu kinh nghiệm" khi ông tuyên bố: "Chúng ta đang phải đối mặt với một nhóm có khả năng chỉ huy và tổ chức, được hậu thuẫn bởi một liên minh khủng bố quốc tế xấu xa và các thế lực hỗ trợ".  

Vậy thế lực hỗ trợ đứng sau Taliban này là ai? 

Câu trả lời dường như không quá khó. 

Ngày 28/7 vừa qua, lãnh đạo Taliban là Mullah Abdul Ghani Baradar đã bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc hai ngày và gặp Ngoại trưởng Vương Nghị. Đây là lần đầu tiên một thành viên cấp cao của Taliban tới Trung Quốc kể từ khi nhóm Hồi giáo khủng bố này tuyên bố chiếm được một nửa lãnh thổ Afghanistan. 

Điều này không có gì ngạc nhiên khi Trung Quốc cũng từng mở rộng cửa đón chào phái đoàn 9 thành viên Taliban tới Bắc Kinh vào năm 2019. 

Một tổ chức khủng bố man rợ như thế, lại được ĐCSTQ long trọng nghênh đón.

Vì sao Trung Quốc lại tổ chức một nghi lễ ngoại giao chính thức chào đón thủ lĩnh Taliban?

Và thực hư câu chuyện này thế nào, cần phải nhìn từ cả 3 phía: Mỹ, Trung Quốc và Taliban.

Mỹ: Rút quân để dồn sức ứng phó với Trung Quốc?

Kể từ khi Joe Biden lên nắm quyền Nhà Trắng, mọi quyết định của chính quyền Mỹ dường như cho thấy đều có vẻ làm “hài lòng” Bắc Kinh. Trong đó, Tổng thống Joe Biden đã hủy gần 100 lệnh hành pháp của chính quyền tiền nhiệm, mà nhiều trong số đó mang tính răn đe, trừng phạt và kiềm chế Trung Quốc.  

Lấy lý do quân đội Mỹ bị dàn trải trong “các cuộc chiến không hồi kết” suốt 20 năm tại Afghanistan, chính quyền Joe Biden cho biết việc rút quân một phần là để giải phóng các nguồn lực nhằm ứng phó với các thách thức từ Trung Quốc. 

Liệu sự thật có phải vậy? 

Sự rút quân vội vã của chính quyền Joe Biden đã tạo ra một khoảng trống quyền lực “vô chủ”, và đây chả khác gì nhường “miếng bánh” Afghanistan cho Taliban, mà người đứng sau “thưởng thức” chính là ĐCSTQ. 

Cần lưu ý, Afghanistan có trữ lượng đồng, than, sắt, khí đốt, coban, thủy ngân, vàng, lithium và thorium chưa được khai thác lớn nhất thế giới, với giá trị ước tính khoảng 1.000 tỷ USD. 

Cũng cần phải nhìn nhận rằng, Bắc Kinh luôn lo ngại về sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Afghanistan như là một phần trong kế hoạch bao vây và kiềm chế Trung Quốc. 

Vì vậy, sự rút lui chóng vánh của quân đội Mỹ và khả năng tái lập quyền kiểm soát của Taliban tại Afghanistan đã khiến Trung Quốc mở cờ trong bụng, còn ngoài mặt thì cực kỳ hoan nghênh.

Quân đội Mỹ quay lại với các hoạt động tác chiến quy mô lớn, chẳng hạn như chiếm giữ sân bay của kẻ địch, và tiêu diệt các lực lượng của kẻ thù xung quanh sân bay.
Quân đội Mỹ với khả năng tác chiến quy mô lớn luôn là mối đe dọa đối với kẻ thù. (Getty)

Chính các cơ quan tình báo Mỹ cũng tin rằng, chính quyền do Mỹ hậu thuẫn ở Kabul có thể sụp đổ trong vòng 6 tháng sau khi Mỹ rút quân, tạo cơ hội cho Taliban nắm quyền trở lại, và chính thức đưa Trung Quốc trở thành quốc gia có vị thế quan trọng tại đây.

ĐCSTQ toan tính gì?

Chính quyền Bắc Kinh đang hy vọng sẽ mở rộng dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trong Sáng kiến Vành đai và Con đường của mình từ dự án chính ở Pakistan nối dài tới Afghanistan. Nhưng mong muốn là một chuyện, việc triển khai dự án lại là một thách thức lớn đối với Trung Quốc, khi Afghanistan luôn ẩn chứa đầy sự rủi ro bởi chiến tranh và khủng bố.  

Thêm nữa, các dự án xây dựng đường bộ, đường sắt, cầu cảng… thường không mang lại công ăn việc làm cho người dân nước sở tại, mà chủ yếu lại dành cho các công nhân Trung Quốc. Vì vậy, có khá nhiều cuộc biểu tình phản đối xảy ra tại một số  quốc gia mà ĐCSTQ đổ tiền đầu tư.

Việc ĐCSTQ bức hại người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương cũng là một trong số các nguyên nhân khiến nhiều nhà thầu Trung Quốc bị các lực lượng Hồi giáo tấn công ở Pakistan. Và nguy cơ này hiển nhiên sẽ càng lớn hơn ở Afghanistan, vốn là cái nôi chứa chấp khủng bố và là đại bản doanh của Taliban.

Tất nhiên, cái giá phải trả cho “sinh mệnh chính trị” của Tập Cận Bình là rất lớn, nếu các công nhân Trung Quốc trở về quê hương trong các túi đựng xác. Nên hiển nhiên Trung Quốc đã ve vãn Taliban, và thậm chí còn đề nghị cung cấp tiền đầu tư cơ sở hạ tầng và các dự án tái thiết Afghanistan cho nhóm khủng bố này.  

Giáo sư Yan Wei chuyên về Quan hệ quốc tế tại Đại học Tây Bắc (Trung Quốc) đã bình luận về mối quan hệ giữa Trung Quốc và Taliban như sau: 

"Taliban có thể kiềm chế một số tổ chức khủng bố ở Afghanistan. Trung Quốc có thể thông qua Taliban đưa ra những ràng buộc nhất định đối với các tổ chức khủng bố”. 

Vậy thực chất tổ chức khủng bố này là ai? 

Mối quan hệ mờ ám giữa Trung Quốc và Taliban 

Ngày 30/12/2020,  tờ Axios đưa tin rằng, chính quyền Tổng thống Trump đang giải mật các thông tin tình báo chưa kiểm chứng về việc Trung Quốc đã đề nghị trả tiền để các “tổ chức phi chính phủ” ở Afghanistan tấn công binh lính Mỹ tại khu vực này. 

Thông tin được tiết lộ sau khi Tổng thống Trump tuyên bố sẽ gây áp lực với Trung Quốc. Nhiều tháng trước đó, truyền thông đưa tin rằng, phía Nga đã bí mật treo tiền thưởng cho các tay súng Taliban để sát hại lính Mỹ ở Afghanistan. 

Một quan chức trong chính quyền Tổng thống Trump khi ấy tuyên bố: "Mỹ có bằng chứng cho thấy nước [Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa] đã cố gắng tài trợ cho các tổ chức phi chính phủ ở Afghanistan [để tổ chức] các cuộc tấn công nhắm vào quân đội Mỹ, thông qua các ưu đãi tài chính hoặc 'tiền thưởng'". 

Từ lâu, Trung Quốc đã có những chính sách ngoại giao bí mật với Afghanistan, khi nước này mời các thủ lĩnh Taliban cùng các quan chức Afghanistan đến Bắc Kinh để họp bàn về thỏa thuận hòa bình, cũng như khuyến khích một giải pháp do Afghanistan lãnh đạo mà không cần có Mỹ.  

Trong khi ngoại trưởng Vương Nghị bắt tay với thủ lĩnh Taliban theo nghi lễ ngoại giao long trọng nhất ở Bắc Kinh, thì nhiều thường dân vô tội và các nhà báo quốc tế tại Afghanistan đã bị bắt giữ, bị đem ra hành quyết, chặt đầu, phân thây.
Trong khi ngoại trưởng Vương Nghị bắt tay với thủ lĩnh Taliban theo nghi lễ ngoại giao long trọng nhất ở Bắc Kinh, thì nhiều thường dân vô tội và các nhà báo quốc tế tại Afghanistan đã bị bắt giữ, bị đem ra hành quyết, chặt đầu, phân thây. (Ảnh chụp qua màn hình)

Ngoài ra, các nhà quan sát đang đặt nghi vấn về các nguồn tài chính và vũ khí từ Trung Quốc, đang tiếp lửa cho các cuộc xung đột tại Afghanistan, Syria và tại dải Gaza.

Giờ hãy xem tổ chức khủng bố Taliban tỏ thái độ như thế nào với Trung Quốc?

Taliban hoan nghênh “người bạn” Trung Quốc

Phát ngôn viên của tổ chức khủng bố Taliban là Suhail Shaheen vừa tuyên bố:

"Trung Quốc là một quốc gia thân thiện. Chúng tôi rất hoan nghênh họ tái thiết và phát triển Afghanistan". 

"Chúng tôi hoan nghênh họ. Nếu họ đầu tư, tất nhiên chúng tôi sẽ đảm bảo an toàn cho họ. Chúng tôi rất coi trọng sự an toàn của họ".

Tuyên bố của Taliban được đưa ra trong bối cảnh nhóm khủng bố này cho biết đang kiểm soát khoảng 85% lãnh thổ Afghanistan, và hứa sẽ đảm bảo an toàn cho các nhà đầu tư cùng công nhân Trung Quốc nếu nước này đổ tiền đầu tư tái thiết.  

Một tổ chức khủng bố man rợ như Taliban lại được một “siêu cường” mới nổi như Trung Quốc thừa nhận. (Ảnh chụp qua màn hình)
Một tổ chức khủng bố man rợ như Taliban lại được một “siêu cường” mới nổi như Trung Quốc thừa nhận. (Ảnh chụp qua màn hình)

Phát ngôn viên Suhail Shaheen còn nói thêm rằng, Taliban sẽ không tiếp tục cho phép người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương vào Afghanistan, vốn đã và đang tìm cách xin tị nạn tại Afghanistan nhằm thoát khỏi các cuộc đàn áp tàn bạo của ĐCSTQ. 

Điều này càng bộc lộ rõ bản chất của Taliban, khi nhóm này từng ủng hộ lời kêu gọi “Thánh chiến” trước cuộc diệt chủng đối với cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi của ĐCSTQ. 

Tất nhiên, Trung Quốc không từ bỏ bất cứ cơ hội nào để gia tăng ảnh hưởng của mình trong khu vực này, không chỉ vì kinh tế. Trung Quốc cần tìm kiếm thêm tiếng nói ủng hộ từ Trung Đông, để lấp liếm các vi phạm nhân quyền, các tội ác chống lại loài người mà chính quyền này đã, và đang gây ra với người dân Trung Quốc.

Có trùng hợp hay không khi truyền thông dòng chính trên thế giới mới đây đã đồng loạt truyền tải thông điệp rằng, Trung Quốc muốn đem lại hòa bình tại Afghanistan và chấm dứt việc các tổ chức khủng bố đào tạo người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ đe dọa lợi ích an ninh của Trung Quốc. 

Thực tế thì thế nào?

Liên Hợp Quốc ước tính rằng hơn một triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ đã bị giam giữ trong các trại tập trung ở Tân Cương. Những người sống sót trong các trại này cho biết, họ đã bị tra tấn, hãm hiếp và bị cưỡng ép nghe tuyên truyền chính trị của ĐCSTQ trong thời gian bị giam giữ. Người dân ở Tân Cương cũng bị giám sát, kiểm soát và thu thập dữ liệu với một hệ thống mạng lưới camera an ninh gắn ở khắp mọi nơi.

Chính quyền Tổng thống Trump cũng từng liệt 37 công ty Trung Quốc và các tổ chức của ĐCSTQ vào danh sách đen thương mại, do liên quan đến các vi phạm nhân quyền và giám sát người dân tại Tân Cương.

Tháng 6 vừa qua, chính quyền Joe Biden cũng mở rộng danh sách đen dưới thời Tổng thống Trump, khi cấm các công ty Mỹ đầu tư vào 59 công ty quốc phòng và công nghệ của Trung Quốc do có liên quan đến “việc phát triển hoặc sử dụng công nghệ giám sát của Trung Quốc giúp đàn áp hoặc bức hại nhân quyền nghiêm trọng”.

Câu hỏi đặt ra là: Vậy ai mới thật sự là khủng bố và đâu là quốc gia đang nuôi dưỡng, bao che khủng bố? Taliban hay Trung Quốc hay cả hai? 

Xuân Trường - Thanh Đoàn

Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP