Liên minh ma quỷ: Bắc Kinh bắt tay làm ăn với quân đội Miến Điện, đẩy người dân Myanmar vào thảm cản

Liên minh ma quỷ: Bắc Kinh bắt tay làm ăn với quân đội Miến Điện, đẩy người dân Myanmar vào thảm cản

Liên minh ma quỷ: Bắc Kinh bắt tay làm ăn với quân đội Miến Điện, đẩy người dân Myanmar vào thảm cản

Liên minh ma quỷ: Bắc Kinh bắt tay làm ăn với quân đội Miến Điện, đẩy người dân Myanmar vào thảm cản

Liên minh ma quỷ: Bắc Kinh bắt tay làm ăn với quân đội Miến Điện, đẩy người dân Myanmar vào thảm cản
Liên minh ma quỷ: Bắc Kinh bắt tay làm ăn với quân đội Miến Điện, đẩy người dân Myanmar vào thảm cản
Chủ nhật, 26-01-2025 00:26, (GMT+07:00)
Liên minh ma quỷ: Bắc Kinh bắt tay làm ăn với quân đội Miến Điện, đẩy người dân Myanmar vào thảm cảnh
30-08-2021 14:31

Trong lịch sử, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Myanmar đối với hàng loạt các mặt hàng xuất khẩu quan trọng như lâm sản, khoáng sản và đá quý. Phần lớn hoạt động khai thác lâm sản và khoáng sản ở Miến Điện là bất hợp pháp và sử dụng lao động cưỡng bức, dẫn đến các vụ cưỡng hiếp hàng loạt, giết người, giết trẻ em và ép người dân di dời khỏi khu vực khai thác do quân đội thực hiện.

Người đoạt giải Nobel Aung San Suu Kyi từng là niềm hy vọng dân chủ cho Miến Điện (còn được gọi là Myanmar) trong nhiều thập kỷ. Sau nhiều năm bị quản thúc tại gia, Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLDP) của bà cuối cùng đã được phép tham gia vào một cuộc bầu cử dân chủ vào năm 2015, và giành được thắng lợi. Năm 2020, bà Suu Kyi tái đắc cử với tỷ lệ lớn hơn, nhưng bị bắt ngay sau đó, trong một cuộc đảo chính quân sự giành quyền kiểm soát chính phủ. Giờ đây, do thiếu tiền và đối mặt với các lệnh trừng phạt của phương Tây, những người cầm đầu cuộc đảo chính này đang mở rộng hoạt động kinh doanh với Trung Quốc.

Năm 2020, mức độ phá rừng ở Miến Điện tăng vọt, thậm chí Khu bảo tồn Thiên nhiên Tanintharyi cũng không nằm ngoài danh sách bị tàn phá. Các chuyên gia cho rằng khu bảo tồn được chính phủ thành lập để bảo vệ đường ống dẫn khí đốt và kiểm soát lãnh thổ do phiến quân nắm giữ chứ không phải với mục đích bảo tồn thiên nhiên. Theo các nhóm nhân quyền của Dân tộc Karen, các khu bảo tồn thiên nhiên đóng vai trò như một rào cản, ngăn cản những thường dân đã di dời trong chiến tranh không thể trở về ngôi nhà tổ tiên của họ. 

Các nhà giám sát lâm nghiệp cho rằng các công ty nhà nước đang chặt cây với danh nghĩa bảo tồn nhưng thực chất đang tham gia vào việc khai thác vì lợi nhuận, và bán sản phẩm cho Trung Quốc. Kể từ sau cuộc đảo chính, nạn phá rừng diễn ra với tốc độ đáng báo động. Cuộc đảo chính đã gia tăng sự kiểm soát của quân đội đối với các lãnh thổ rừng và các ngành công nghiệp khai thác, bao gồm cả Doanh nghiệp gỗ Myanmar (MTE) thuộc sở hữu nhà nước, đã từng nằm trong danh sách trừng phạt của Hoa Kỳ.

Năm 2019, ĐCSTQ đã bắt giữ 100.000 tấn gỗ lậu dọc biên giới Miến Điện. Vào năm 2020, 850 tấn gỗ tếch bất hợp pháp, chủ yếu xuất sang Trung Quốc, đã bị thu giữ. Chỉ một tỷ lệ nhỏ gỗ lậu bị thu giữ, nhưng tổng số ước tính trị giá đã lên đến hàng trăm triệu USD mỗi năm. Các nhà chức trách Trung Quốc cung tuyên bố đã bán được 500 triệu USD gỗ tếch trong năm 2013.

Nhu cầu xăng dầu và khí đốt tự nhiên của Trung Quốc sẽ được đáp ứng bởi dự án Đường ống Myanmar-Trung Quốc. Dự án này bao gồm 2 đường ống riêng biệt, điều này sẽ giúp giảm đáng kể chi phí năng lượng của Trung Quốc. Các đường ống này chạy qua bang Shan và bang Rakhine của Miến Điện, kết nối với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Nếu không có đường ống, 80% lượng xăng dầu của Trung Quốc phải được vận chuyển qua eo biển Malacca, một khu vực bị nạn cướp biển hoành hành. Việc xây dựng đường ống chạy qua Miến Điện cho phép Trung Quốc tiếp cận Ấn Độ Dương, cho phép họ rút ngắn quãng đường mà xăng dầu phải di chuyển, cũng như tránh được các vùng biển bị cướp biển tấn công và có sự hiện diện của hải quân Hoa Kỳ.

Miến Điện là nơi sinh sống của 135 dân tộc, phần lớn sống ở nông thôn và các khu vực rừng rậm. 7 trong số các nhóm dân tộc — Chin, Kachin, Karen, Karenni, Mon, Rakhine và Shan — có các tiểu bang riêng của họ. Tatmadaw, lực lượng vũ trang của Miến Điện, đã bị Tổ chức Theo dõi Nhân quyền và các tổ chức quốc tế khác buộc tội diệt chủng vì đối xử vô nhân đạo với các dân tộc thiểu số, đặc biệt là người Rohingya. Để lấy tài nguyên rừng hoặc xây dựng đường ống, quân đội đã di dời toàn bộ ngôi làng, thực hiện các hành vi giết người, hãm hiếp và các hành động tàn bạo khác.

Theo bà Khon Ja, một nhà hoạt động lâu năm sống ở khu vực này, nhiều người dân ở Kachin cảm thấy rằng chính phủ của bà Suu Kyi đang
Theo bà Khon Ja, một nhà hoạt động lâu năm sống ở khu vực này, nhiều người dân ở Kachin cảm thấy rằng chính phủ của bà Suu Kyi đang "bán cả đất nước" cho Trung Quốc. (Mark Graham / AFP / Getty Images)

Kể từ sau cuộc đảo chính, 177,000 người đã buộc phải rời bỏ nhà cửa, trở thành những người tản cư trong nước (IDP). Các IDP tìm nơi ẩn náu trong các trại. Mất tất cả mọi thứ, chứng kiến ​​bạo lực, và không thấy kết cục hòa bình trong tương lai, cuộc sống của họ trở nên tuyệt vọng. Phụ nữ trẻ thường bị buôn bán từ các trại này sang Trung Quốc để làm cô dâu. Phụ nữ từ Kachin và các bang phía bắc Shan, không thể làm ruộng hoặc kiếm sống vì mất đất, bị bán cho các gia đình Trung Quốc để ép buộc kết hôn.

Chứng kiến vấn đề bạo lực liên quan đến khai thác gỗ, Liên minh châu Âu và các tổ chức phương Tây khác đã đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với Công ty Liên doanh Lâm sản do nhà nước kiểm soát (FPJVC), đây là công ty giám sát hầu hết hoạt động buôn bán rừng của Miến Điện.

Chính sách của Trung Quốc là chấp nhận và làm ăn với các chính quyền đương nhiệm ở nước ngoài. Điều này có nghĩa là Bắc Kinh sẵn sàng làm ăn với các nhà lãnh đạo đảo chính, không quan tâm đến ý kiến ​​hoặc cảm xúc của các quốc gia phương Tây. Các nhân viên ủng hộ dân chủ của các công ty Miến Điện đã kêu gọi một cuộc tổng đình công, từ chối làm việc với các nhà lãnh đạo đảo chính. Để tránh gián đoạn trong hoạt động kinh doanh với Trung Quốc, chính phủ đã loại bỏ tất cả những người này khỏi các ủy ban phục vụ cho dự án chung của Miến Điện và Trung Quốc.

Những người biểu tình nhận thức được sự hỗ trợ tài chính mà các tướng lĩnh nước này nhận được từ Bắc Kinh, họ kêu gọi tẩy chay các dự án của Trung Quốc hoặc thậm chí các cửa hàng kinh doanh sản phẩm Trung Quốc. Những lời kêu gọi bạo lực đối với các dự án do Trung Quốc tài trợ, bao gồm cả đường ống và cảng, cũng đã xuất hiện.

Các nước phương Tây đã có các biện pháp trừng phạt đối với Miến Điện vì vi phạm nhân quyền, nhưng những biện pháp này không hiệu quả như mong đợi. Các bên khác chỉ cần bước vào để lấp đầy khoảng trống, chẳng hạn như Trung Quốc hoặc Nga, vốn rất ít quan tâm đến các vấn đề nhân quyền ở nước ngoài. Điều này có nghĩa là quân đội Miến Điện sẽ có thể bán tài nguyên thiên nhiên cho Trung Quốc mà không vấp phải bất kỳ sự phản đối nào từ phương Tây. Khi đó, họ rất có thể sẽ làm gia tăng sự suy thoái môi trường cũng như sự áp bức đối với công dân Miến Điện. Ngoài ra, họ sẽ ngày càng trở nên gần gũi hơn với “người bạn” duy nhất đã sát cánh bên họ, trong giờ phút họ cần, cung cấp cho họ dòng tiền liên tục — đó là Trung Quốc.

Tiến sĩ Antonio Graceffo đã có hơn 20 năm làm việc tại Á Châu. Ông tốt nghiệp Đại học Thể thao Thượng Hải và có bằng MBA Trung Quốc của Đại học Giao thông Thượng Hải. Ông Antonio làm giáo sư kinh tế và nhà phân tích kinh tế Trung Quốc, viết cho nhiều phương tiện truyền thông quốc tế. Một số cuốn sách về Trung Quốc của ông bao gồm "Vượt ra ngoài vành đai và con đường: Sự mở rộng kinh tế toàn cầu của Trung Quốc" và "Khóa học ngắn hạn về kinh tế Trung Quốc".

Đức Duy

(Theo NTDVNThe Epoch Times)

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP