Lật lại các án oan từng bôi nhọ Tần Thủy Hoàng: Hậu thế vẫn lầm tưởng về 3 điều này

Lật lại các án oan từng bôi nhọ Tần Thủy Hoàng: Hậu thế vẫn lầm tưởng về 3 điều này

Lật lại các án oan từng bôi nhọ Tần Thủy Hoàng: Hậu thế vẫn lầm tưởng về 3 điều này

Lật lại các án oan từng bôi nhọ Tần Thủy Hoàng: Hậu thế vẫn lầm tưởng về 3 điều này

Lật lại các án oan từng bôi nhọ Tần Thủy Hoàng: Hậu thế vẫn lầm tưởng về 3 điều này
Lật lại các án oan từng bôi nhọ Tần Thủy Hoàng: Hậu thế vẫn lầm tưởng về 3 điều này
Thứ bảy, 04-01-2025 13:30, (GMT+07:00)
Lật lại các án oan từng bôi nhọ Tần Thủy Hoàng: Hậu thế vẫn lầm tưởng về 3 điều này
16-05-2022 13:36

Liệu Tần Thủy Hoàng có thực sự là một bạo quân khát máu như trong hình dung của hậu thế hay không?

 

Lật lại các án oan từng bôi nhọ Tần Thủy Hoàng: Hậu thế vẫn lầm tưởng về 3 điều này

 

Tần Thủy Hoàng (259 TCN – 210 TCN), tên thật là Doanh Chính, là người sáng lập ra vương triều nhà Tần và cũng được xem như vị Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc thống nhất.

 

Dù được mệnh danh là "thiên cổ nhất đế", thế nhưng mỗi khi nhắc tới tên tuổi của vị vua này, nhiều người sẽ nhắc tới những tính từ tiêu cực như tàn bạo, độc ác, khát máu… Thế nhưng liệu Tần Thủy Hoàng có thực sự là một bạo quân khét tiếng như hậu thế vẫn thường nghĩ hay không?

 

Để làm sáng tỏ những nghi án đã từng "bôi nhọ" thanh danh của nhân vật lịch sử nổi tiếng này, một số học giả đã đưa ra những luận điểm dựa trên các căn cứ lịch sử dưới đây.

 

Vén màn giai thoại "đốt sách chôn Nho": Chỉ là một nửa của sự thật

 

 Lật lại các án oan từng bôi nhọ Tần Thủy Hoàng: Hậu thế vẫn lầm tưởng về 3 điều này - Ảnh 1.

"Đốt sách chôn Nho" là một trong những giai thoại bị hiểu lầm nhiều nhất và gây ảnh hưởng đến thanh danh của Tần Thủy Hoàng. (Tranh minh họa: Nguồn Baidu).

 

Một trong những giai thoại làm nên tiếng xấu bạo ngược của Tần Thủy Hoàng phải kể tới câu chuyện "đốt sách chôn nho". Theo đó, vị Hoàng đế này vì một lần bất bình mà đã thiêu hủy nhiều tư liệu Nho học kinh điển và hạ lệnh tàn sát hàng loạt Nho sĩ.

 

Phiên bản phổ biến nhất của giai thoại "đốt sách chôn nho" cụ thể như sau:

 

Sau khi thống nhất thiên hạ, Tần Thủy Hoàng vì muốn hoàn thiện thể chế chính trị quốc gia nên đã lấy chủ trương của Lý Tưởng làm lý niệm trị quốc, tiến hành thay đổi chế độ phân phong (phân đất phong hầu) thành phân chia quận huyện.

 

Phương án cải cách này vấp phải sự phản đối kịch liệt của đa số các Nho sinh và du sĩ, đặc biệt là trường phái Nho gia do Thuần Vu Việt đứng đầu.

 

Sau nhiều lần can gián không thành, một số Nho sinh vì bất bình nên đã dùng lời của các bậc Thánh hiền khi xưa để phê bình chuyện chính trị, phản đối cải cách.

 

Tần Thủy Hoàng biết tiên liền nổi giận, hạ lệnh thiêu hủy các điển tịch của Nho gia, trong đó có "Thi", "Thư", phàm là người lấy lời xưa để phê phán việc nay đều sẽ bị xử tử.

 

Bấy giờ, công tử Phù Tô và Thừa tướng Vương Quán cũng kịch liệt phản đối cách làm của Doanh Chính, đề nghị lấy tư tưởng Nho học của Khổng Tử làm nền tảng trị quốc.

 

Tần Thủy Hoàng cương quyết không nghe, vì muốn răn đe tầng lớp Nho sinh nên đã tiến hành chôn sống nhiều người có học.

 

Thế nhưng câu chuyện được lưu truyền nhiều đời nói trên thực chất mới chỉ là một nửa của sự thật. Theo các tài liệu lịch sử, Tần Thủy Hoàng quả thực có thiêu hủy điển tịch Nho gia, nhưng ông không chôn sống Nho sĩ mà là chôn sống các thuật sĩ.

 

Về sự kiện này, "Sử ký" của Tư Mã Thiên từng đề cập: Thủy Hoàng khi về già một mực tin tưởng vào thuật trường sinh bất lão nên đã ủy thác cho Lư Sinh và Hầu Sinh đi tìm tiên dược. Tuy nhiên hai đạo sĩ này lại dối gạt Hoàng đế, thậm chí còn đem theo nhiều tiền của bỏ chạy khỏi kinh thành.

 

Sau khi nghe tin, Tần Thủy Hoàng vô cùng phẫn nộ, hạ lệnh đem tất cả các thuật sĩ trong kinh thành bắt lại và đưa đi chôn sống.

 

Bấy giờ, cách gọi của thuật sĩ có đồng âm với cách gọi nho sĩ (ngày nay không còn đồng âm), hai từ này lại thường bị dùng lẫn lộn cho nên hậu thế mới hiểu nhầm thành Tần Thủy Hoàng chôn sống Nho sinh.

 

Quyết không lạm sát công thần, Tần Thủy Hoàng còn nhân từ hơn nhiều minh quân

 

 Lật lại các án oan từng bôi nhọ Tần Thủy Hoàng: Hậu thế vẫn lầm tưởng về 3 điều này - Ảnh 2.

Khác nhau về xuất thân đã trở thành lý do khiến Tần Thủy Hoàng có cách hành xử với công thần khác xa so với những vị Hoàng đế như Lưu Bang hay Chu Nguyên Chương. (Ảnh minh họa).

 

Sau khi thống nhất lục quốc, Tần Thủy Hoàng cũng có thể xem như đã không bạc đãi các trọng thần có công.

 

Ví dụ tiêu biểu phải kể tới trường hợp của Thừa tướng Vương Quản – người kế nhiệm vị trí của Lã Bất Vi và từng trụ vững ở ngôi vị hàng đầu trong văn võ bá quan suốt 20 năm.

 

Sinh thời, Vương Quán là một trong những người đặc biệt ủng hộ chủ trương duy trì chế độ phân phong. Quan điểm của ông hoàn toàn ngược lại với chủ trương chia thành quận huyện của Tần Thủy Hoàng.

 

Thế nhưng dù có bất đồng trên phương diện quan điểm chính trị, Doanh Chính cũng không tiến hành bất kỳ hình thức trừng phạt nào đối với đại thần họ Vương.

 

Động thái trách phạt hiếm hoi của ông chỉ dừng lại ở việc thiêu hủy một số điển tịch, lấy đó làm điều để răn đe những người bất đồng ý kiến với mình.

 

Năm xưa, một tướng quân bên cạnh Thủy Hoàng tên Lý Tín từng tuyên bố nội trong hai đến ba tháng là có thể thu về nước Sở, kết cục bị Hạng Yến đánh cho đại bại.

 

Sau thất bại lần này, Doanh Chính tuy giao nhiệm vụ cho lão tướng Vương Tiễn, nhưng Lý Tín vẫn được cất nhắc làm chức vị Phó soái. Hành động tín nhiệm bại tướng như vậy phần nào cho thấy Tần Thủy Hoàng không hề có tư chất của một bạo quân.

 

Về phần Vương Tiễn, ông được mệnh danh là một trong tứ đại danh tướng nổi danh từ thời Chiến quốc, được xem như cánh tay phải đắc lực của Tần Thủy Hoàng trong công cuộc nhất thống thiên hạ, vai trò và cống hiến có thể so sánh với chiến thần Hàn Tín của Lưu Bang sau này.

 

Khi thiên hạ đã quy về một mối, cha con Vương Tiễn vẫn rất được Doanh Chính trọng vọng. Kết cục được an hưởng tuổi già của ông cũng trái ngược hẳn so với Hàn Tín thời nhà Hán.

 

Mặc dù là người có công giúp Lưu Bang đánh đông dẹp bắc, lập nên Hán triều, nhưng sau khi vị quân chủ này lên ngôi, Hàn Tín dần bị nghi ngờ, cuối cùng vẫn tránh không khỏi kết cục đầu rơi máu chảy.

 

Nhìn lại những thảm án tru diệt công thần diễn ra như cơm bữa trong lịch sử Trung Hoa, không thể phủ nhận sự thật là Tần Thủy Hoàng quả thực quá nhân từ nếu đem so sánh với những vị vua như Câu Tiễn, Lưu Bang, Chu Nguyên Chương…

 

Thu phục lục quốc, thống nhất Trung Hoa nhưng chưa từng tiến hành thảm sát

 

 

 Lật lại các án oan từng bôi nhọ Tần Thủy Hoàng: Hậu thế vẫn lầm tưởng về 3 điều này - Ảnh 3.

Nếu so với việc Hạng Võ chôn sống 20 vạn hàng binh nước Tần hay Bạch Khởi giết hại 40 vạn hàng binh nước Triệu, Tần Thủy Hoàng vẫn có thể coi là một vị quân chủ khoan hòa với bách tính. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).

 

Theo nhận định của học giả, trong công cuộc thống nhất lục quốc, số bách tính bị thương vong dù có nhưng không ở mức quá nhiều. Đó là bởi Doanh Chính chủ yếu thi hành chính sách dụ dỗ, chiêu hàng, phàm là địa phương có thể thu phục bằng biện pháp hòa bình thì gần như không hề phải trải qua nạn binh đao. Tề quốc chính là ví dụ tiêu biểu.

 

Ngoài ra, thái độ của Tần Thủy Hoàng đối với dân chúng lục quốc cũng có thể xem là khoan dung. Điều này thể hiện rõ nhất trong cuộc chiến chinh phạt nước Yên.

 

Năm xưa, Yên Thái tử Đan từng phái Kinh Kha đi ám sát Tần vương nhưng bất thành. Không lâu sau đó, quân của Doanh Chính đánh hạ nước Yên.

 

Thế nhưng sự thực là sau khi lật đổ tập đoàn thống trị tại đây, Doanh Chính không hề vì mối tư thù năm xưa mà tiến hành thảm sát. Thiết nghĩ nếu ông quả thực là một bạo quân lấy việc giết người làm thú vui, dân chúng ở kinh đô nước Yên lúc ấy có lẽ khó tránh khỏi kết cục bi thảm.

 

Trong khi đó, nhân vật từng được hậu thế ca tụng như Tây Sở Bá vương Hạng Vũ lại có cách hành xử hoàn toàn trái ngược.

 

Năm xưa khi dấy quân khởi nghĩa phản Tần, ông từng bắt được 20 vạn hàng binh nước Tần, ông từng ép họ đào một hố lớn và khiến họ bị chôn sống ngay tại thành Tân An. Sự kiện này vẫn thường được xem là một trong những vụ thảm sát tàn bạo và ghê rợn nhất trong lịch sử Trung Hoa.

 

Chưa dừng lại ở đó, sau khi dẫn đại quân đánh vào kinh đô Hàm Dương, Hạng Vũ lại đốt trụi cung A Phòng khiến lửa cháy rừng rực suốt ba tháng mới tắt.

 

Dù vậy, danh tiếng của vị Tây Sở Bá vương này vẫn được xem là tốt đẹp hơn Tần Thủy Hoàng. Tên tuổi của ông còn trở thành biểu trưng cho hình tượng của bậc nam tử Hán, bậc đại anh hùng.

 

Vào cuối thời nhà Đường, một cuộc thảm sát khác cũng đã xảy ra tại Quảng Châu – một trong những trung tâm buôn bán thời bấy giờ.

 

Khi đó, Hoàng Sào đã đứng lên khởi nghĩa và công chiếm Phúc Châu vào tháng 3 năm 879. Sau khi tiến quân công hãm thành Quảng Châu vào tháng 9 cùng năm, lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa này đã hạ lệnh tàn sát 12 vạn người chủ yếu là thương nhân trong thành, khiến nơi này gần như bị san thành bình địa.

 

Trong khi đó, sự thực là sau khi thống nhất lục quốc, Tần Thủy Hoàng không hạ lệnh giết vương tộc của 6 nước mà đem họ tới kinh đô Hàm Dương giam lỏng, coi như cho họ một con đường sống. Đây là điều mà rất nhiều vị Hoàng đế khai quốc sau này không làm được.

 

Minh quân bỗng hóa bạo quân: Đâu là lý do khiến Thủy Hoàng mang tiếng oan ngàn năm?

 

 Lật lại các án oan từng bôi nhọ Tần Thủy Hoàng: Hậu thế vẫn lầm tưởng về 3 điều này - Ảnh 4.

Hình tượng Tần Thủy Hoàng trong mắt hậu thế khó tránh khỏi có sự lệch lạc và sai khác so với con người thật của ông. (Tranh minh họa: Nguồn Internet).

 

Dù đã trải qua hơn hai thiên niên kỷ, danh tiếng của Tần Thủy Hoàng vẫn không thoát khỏi hai chữ "bạo quân". Điều này phần nào bắt nguồn từ các tác phẩm văn học lâu đời mà ở trong đó, Doanh Chính thường bị xây dựng thành nhân vật phản diện.

 

Một nguyên nhân khác khiến thanh danh của ông bị hủy hoại lại có liên quan tới điều kiện lịch sử thời bấy giờ.

 

Tình trạng chia rẽ loạn lạc tồn tại từ thời Xuân Thu – Chiến Quốc đã khiến cho suy nghĩ hình thành một suy nghĩ thâm căn cố đế: Thiên hạ vốn đang chia năm xẻ bảy, người có thể thống nhất các nước chắc chắn không phải kẻ bình thường.

 

Hơn nữa, dân chúng ở mỗi nước thường có cảm tình và nảy sinh sự phụ thuộc đối với người thống trị tại quê hương của mình. Họ chỉ muốn an cư lạc nghiệp chứ không có nguyện vọng nhất thống thiên hạ.

 

Cũng chính từ những suy nghĩ cố định trên, khái niệm "thống nhất" bị nhiều người nhìn nhận thành "xâm lược".

 

Vì vậy, dân chúng trong thiên hạ đã hiểu nhầm và đem lòng căm ghét Tần Thủy Hoàng khi cho rằng ông chính là người đem tới nạn binh đao, khiến nhiều gia đình nhà tan cửa nát, khiến nhiều người dân mất nước và trở thành nô lệ.

 

Từ những nguyên nhân cụ thể nói trên, hình tượng Tần Thủy Hoàng không tránh khỏi bị bóp méo và dần gắn liền với hai chữ tàn bạo. Thậm chí danh hiệu "thiên cổ nhất đế" dùng để ca ngợi sự ưu tú của ông từng bị châm biếm và gọi thành "thiên cổ bạo quân" trong sự nhìn nhận có phần lệch lạc của hậu thế...

 

Xem thêm video về nỗi oan của Tần Thủy Hoàng

Theo Lishi

 

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP