Lào sẽ giống Sri Lanka vì khủng hoảng sập bẫy nợ Trung Quốc?

Lào sẽ giống Sri Lanka vì khủng hoảng sập bẫy nợ Trung Quốc?

Lào sẽ giống Sri Lanka vì khủng hoảng sập bẫy nợ Trung Quốc?

Lào sẽ giống Sri Lanka vì khủng hoảng sập bẫy nợ Trung Quốc?

Lào sẽ giống Sri Lanka vì khủng hoảng sập bẫy nợ Trung Quốc?
Lào sẽ giống Sri Lanka vì khủng hoảng sập bẫy nợ Trung Quốc?
Thứ tư, 01-01-2025 19:56, (GMT+07:00)
Lào sẽ giống Sri Lanka vì khủng hoảng sập bẫy nợ Trung Quốc?
11-07-2022 14:12

Với hy vọng mở rộng xuất khẩu sang Trung Quốc và thu hút khách du lịch, Lào đã đồng ý bắt tay với Bắc Kinh để xây dựng tuyến đường sắt Lào - Trung. Tin buồn là, nền kinh tế Trung Quốc đang chững lại; do vậy, Lào có thể phải dùng tài nguyên thiên nhiên của đất nước để trả nợ cho việc Trung Quốc xây dựng tuyến đường sắt này.

 

Khủng hoảng nợ do sập bẫy Trung Quốc, Lào sẽ giống Sri Lanka?

Bức ảnh được chụp hôm 08/02/2020, cho thấy một phần của tuyến đường sắt đầu tiên nối Trung Quốc với Lào thuộc dự án ‘Vành đai và Con đường’ của Bắc Kinh qua sông Mekong, ở Luang Prabang. (Ảnh: Aidan Jones/AFP qua Getty Images)

 

Đường sắt Lào - Trung đã trải qua quá trình xây dựng kéo dài 5 năm và chính thức khai trương vào cuối năm 2021. Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu và đối tác thương mại quan trọng nhất của Lào. 

 

Bản cập nhật về tình hình kinh tế Trung Quốc xuất bản hồi tháng 6 của Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng GDP thực tế của Trung Quốc sẽ chậm lại còn 4,3% trong năm 2022. Điều này có nghĩa là nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc sẽ giảm; và đây chính là một đòn giáng thêm vào tình hình kinh tế vốn đã mong manh của Lào.

 

Hồi tháng 4, Ngân hàng Thế giới báo cáo lạm phát của Lào đã tăng từ dưới 2% trong tháng 02/2021 lên 9,9% trong tháng 04/2022. Đây là mức cao nhất trong hơn một thập niên qua và đang đe dọa đến mức sống của người dân Lào, đặc biệt là các gia đình có thu nhập thấp.

 

Mức nợ công của Lào cũng đã tăng lên đáng kể kể từ năm 2019. Ước tính sơ bộ của Ngân hàng Thế giới cho thấy tổng nợ công và nợ được chính phủ bảo lãnh (PPG) đã tăng từ 68% GDP (12,5 tỷ USD) vào năm 2019 lên 88% GDP (14,5 tỷ USD) vào năm 2021. Khoảng 50% nợ công là từ các chủ nợ Trung Quốc.

 

Từ 2022-2025, mỗi năm, Lào sẽ phải trả trung bình 1,3 tỷ USD nợ nước ngoài, tương đương ½ nguồn thu nội địa dự kiến. Nhưng dự trữ ngoại hối của Lào chỉ là 1,3 tỷ USD tính đến tháng 12/2021.

 

Lào sập bẫy ‘Một Vành đai, một Con đường’ của Trung Quốc

 

Trong những năm gần đây, Lào đã đầu tư rất nhiều vào cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn vay, phần lớn đến từ quỹ ‘Một Vành đai, một Con đường’ (hay còn gọi là ‘Nhất đới, nhất lộ’) của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Tuyến đường sắt Lào - Trung dài 418 km là một trong số đó.

 

Tuyến đường sắt Lào - Trung kéo dài từ thị trấn Boten ở biên giới phía bắc đến thủ đô Viêng Chăn. Hơn 60% tuyến đường này là cầu và hầm với tốc độ vận hành thiết kế là 160 km/giờ. Khoản đầu tư lên đến gần 40 tỷ CNY (khoảng 5,9 tỷ USD), được chia theo tỷ lệ vốn chủ sở hữu 7:3 giữa các doanh nghiệp Trung Quốc và chính phủ Lào.

 

Đã có nhiều công ty Trung Quốc tham gia vào dự án này: từ xây dựng, giám sát, kiểm tra của bên thứ ba đến cung cấp đầu máy toa xe. Những doanh nghiệp này bao gồm: Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc (CREC), Tập đoàn Xây dựng Điện lực Trung Quốc (PowerChina), Công ty Giám sát Xây dựng Kỹ thuật Tân Á Thái Thiên Tân, Viện nghiên cứu Đường sắt Tây Nam Trung Quốc, Công ty Đầu máy và Toa xe Thanh Đảo Tứ Phương CRRC, CRRC Đại Liên.

 

Tuyến đường sắt Lào - Trung sử dụng thiết bị và vật liệu của Trung Quốc, phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật của Trung Quốc. Nó kết nối với một tuyến đường sắt khác dài 595 km ở Trung Quốc đi Côn Minh (tỉnh Vân Nam) - nơi gần với một vài trung tâm tài chính ở Trung Quốc.

 

Tuyến đường sắt Lào - Trung chỉ là bước đầu tiên trong dự án Đường sắt Xuyên Á của ĐCSTQ khi nó được lên kế hoạch kéo dài đến Thái Lan, Bán đảo Mã Lai và Singapore.

 

Rõ ràng, các doanh nghiệp Trung Quốc có thể thu về nguồn lợi khổng lồ từ dự án này. Còn về ĐCSTQ, với việc nắm trong tay 70% cổ phần của dự án, họ có thể kiểm soát hoạt động và doanh thu từ Tuyến đường sắt Lào - Trung cũng như thúc đẩy tham vọng địa chính trị của họ.

 

Trên thực tế, để thực hiện kế hoạch đường sắt này, ĐCSTQ không chỉ đề nghị cung cấp cho Lào một khoản vay, mà còn làm như vậy với thời gian ân hạn 5 năm. Lào không cần bắt đầu trả khoản vay cho đến khi dự án hoàn thành.

 

Theo thỏa thuận, Lào sẽ đóng góp gần 2 tỷ USD vào dự án đường sắt Lào - Trung và 30% vốn ban đầu của dự án cho Trung Quốc. Theo một bài báo trên The News Lens hôm 01/12/2021, hai khoản này gần như đã được chi trả hoàn toàn bởi khoản tiền mà Lào vay từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (Exim Bank of China).

 

Tuy nhiên, Trung Quốc yêu cầu nếu Lào không có khả năng trả nợ thì phải trả bằng tài nguyên thiên nhiên. Bộ trưởng Năng lượng Trung Quốc nói thêm rằng 5 triệu tấn tài nguyên khoáng sản của Lào có thể được sử dụng để trả nợ cho Trung Quốc.

 

Tình hình kinh tế của Lào hiện rất bi quan. Cùng với đó, việc Trung Quốc phong tỏa các khu kinh tế trọng điểm từ tháng 3 đến tháng 5 năm nay, chẳng hạn như Thượng Hải, đã ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế Lào.

 

Dự báo: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc ​​sẽ sụt giảm

 

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới cho thấy ngay cả khi có các biện pháp kích thích kinh tế, lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nề bởi việc các công ty bất động sản giảm tỷ lệ đòn bẩy tài chính trong ngắn hạn.

 

Cam kết cắt giảm khí thải carbon công nghiệp cũng sẽ ảnh hưởng đến dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp Trung Quốc; trong khi các biện pháp “zero COVID” đang làm suy yếu lĩnh vực dịch vụ. Đồng thời, Trung Quốc phải đối mặt với tác động tiêu cực của lực lượng lao động đang suy giảm, lợi nhuận trên vốn (ROC) thấp hơn, nền kinh tế bị bóp méo và dân số già.

 

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Lào, đem lại nguồn thu lớn cho Lào. Từ 2020-2021, xuất khẩu của Lào sang Trung Quốc tăng từ 2 tỷ USD lên 2,6 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chính bao gồm tinh quặng đồng và các khoáng sản kim loại khác, bột giấy, bìa cứng, cao su, trái cây, các loại hạt, gạo, ngô và các loại ngũ cốc khác.

 

Ngân hàng Thế giới dự báo suy thoái kinh tế của Trung Quốc sẽ có tác động tiêu cực đến xuất khẩu và sản xuất ở các nước Đông Á và Thái Bình Dương (EAP), trong đó có Lào, Thái Lan và Việt Nam. Hơn nữa, tác động của cuộc chiến ở Ukraine và lạm phát toàn cầu gia tăng sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP trong khu vực EAP xuống 5% vào năm 2022, từ mức 7,2% của năm ngoái.

 

Suy thoái kinh tế và doanh thu xuất khẩu giảm sẽ làm gia tăng rủi ro vỡ nợ của Lào. Trước đây, Lào từng phải trả một số khoản nợ bằng tài nguyên thiên nhiên.

 

Lào được ban tặng nguồn tài nguyên nước và từ lâu đã muốn chuyên môn hóa thủy điện. Trên thực tế, Lão đã xây dựng nhiều đập thủy điện trên sông Mekong. Nhưng điều này đi kèm với cái giá là những khoản nợ khổng lồ, bao gồm cả khoản nợ từ sáng kiến ​​“Một Vành đai, một Con đường”.

 

Theo Ngân hàng Thế giới, lĩnh vực năng lượng của Lào — do công ty nhà nước Electricité du Laos điều hành — chiếm hơn 30% tổng nợ công và nợ được chính phủ bảo lãnh của nước này vào năm 2021. Khi Electricité du Laos không có khả năng trả nợ, chính phủ Lào đã sử dụng hình thức nợ đổi cổ phần để trao quyền kiểm soát lưới điện của đất nước cho một doanh nghiệp Trung Quốc.

 

Tháng 09/2020, Electricité du Laos đã chuyển nhượng phần lớn cổ phần cho Công ty Lưới điện Phương Nam Trung Quốc. Hai bên đã ký một thỏa thuận trong 25 năm, cho phép Công ty Lưới điện Phương Nam Trung Quốc xây dựng và quản lý hệ thống lưới điện của Lào, bao gồm cả việc xuất khẩu điện sang các nước láng giềng.

 

Việc Trung Quốc yêu cầu các quốc gia khác trả nợ bằng tài nguyên thiên nhiên cũng đã xảy ra ở nhiều nơi khác như Sri Lanka.

 

Tháng 12/2017, Sri Lanka đã buộc phải ký hợp đồng cho thuê 99 năm, bàn giao tài sản và hoạt động của Cảng Hambantota cho Tập đoàn Trung Hoa Chiêu Thương Cục (China Merchants Group), một doanh nghiệp nhà nước hoạt động dưới quyền Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc. Nguyên nhân là Sri Lanka không có khả năng trả khoản nợ lớn phát sinh trong việc xây dựng cảng.

 

Hôm 09/07, hàng trăm người dân Sri Lanka do phẫn nộ cùng cực đã tấn công tự phát vào Dinh Tổng thống. Đất nước Sri Lanka dường như đổ sụp hoàn toàn sau khi tuyên bố vỡ nợ vào tháng 5 năm nay. Phần nhiều trong số các khoản nợ này là nợ Bắc Kinh.

 

Thường có một thỏa thuận bí mật khi ĐCSTQ ký hợp đồng với các quốc gia khác tham gia sáng kiến “Một Vành đai, một Con đường”. Điều này khiến công dân của các quốc gia đó không nhận thức được những rủi ro tiềm ẩn của việc hợp tác với Bắc Kinh. Ông Christoph Trebesch, một học giả người Đức, nói với RFI rằng ĐCSTQ luôn đưa ra các điều kiện nghiêm ngặt nhất nhằm đạt được quyền kiểm soát công việc nội bộ của quốc gia khác.

 

Xem thêm: Vụ ám sát Thủ Tướng Nhật Bản có thế lực của nước ngoài hậu thuẫn? - DBC News

 

 

Lê Minh

Nguồn Anne Zhang - The Epoch Times

Đăng theo NTDVN

 

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP