Lãnh đạo Trung Nam Hải công khai mâu thuẫn, đẩy nhanh tốc độ tan rã của ĐCSTQ

Lãnh đạo Trung Nam Hải công khai mâu thuẫn, đẩy nhanh tốc độ tan rã của ĐCSTQ

Lãnh đạo Trung Nam Hải công khai mâu thuẫn, đẩy nhanh tốc độ tan rã của ĐCSTQ

Lãnh đạo Trung Nam Hải công khai mâu thuẫn, đẩy nhanh tốc độ tan rã của ĐCSTQ

Lãnh đạo Trung Nam Hải công khai mâu thuẫn, đẩy nhanh tốc độ tan rã của ĐCSTQ
Lãnh đạo Trung Nam Hải công khai mâu thuẫn, đẩy nhanh tốc độ tan rã của ĐCSTQ
Chủ nhật, 12-01-2025 12:18, (GMT+07:00)
Lãnh đạo Trung Nam Hải công khai mâu thuẫn, đẩy nhanh tốc độ tan rã của ĐCSTQ
27-07-2020 19:13

Gần đây, Trung Quốc đã liên tiếp nhận phải những đòn tấn công từ thế giới phương Tây mà người dẫn đầu chính là Tổng thống Mỹ Trump. Trong khi đó, giới lãnh đạo cao nhất Trung Nam Hải là Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường đang công khai mâu thuẫn. Các chuyên gia tin rằng tình hình trong nước và quốc tế đang đẩy nhanh tốc độ tan rã của chính quyền ĐCSTQ.

 

Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường đang công khai mâu thuẫn, đẩy nhanh tốc độ tan rã của chính quyền ĐCSTQ.
Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường đang công khai mâu thuẫn, đẩy nhanh tốc độ tan rã của chính quyền ĐCSTQ. (Ảnh: Epoch Times)

Tập Cận Bình đã không xuất hiện trên tin tức thời sự trong gần 20 ngày nay, tuy nhiên vừa mới đây ông đã tổ chức một diễn đàn doanh nhân tại Bắc Kinh vào ngày 21/7. Diễn đàn còn có sự tham dự của Uông Dương và Hàn Chính. Tuy nhiên Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, người phụ trách về kinh tế, đã không đến tham dự. Nhiều bình luận cho rằng Tập và Lý trong vấn đề kinh tế đang có bất đồng ý kiến nghiêm trọng.

Giáo sư Phùng Sùng Nghĩa, một chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc tại Đại học Kỹ thuật Sydney, chia sẻ với tờ Epoch Times rằng, mâu thuẫn giữa 2 quan chức cấp cao nhất Trung Nam Hải là Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường đã được công khai kể từ khi bùng phát dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán.

Ông nói rằng trong lúc dịch bệnh đang hoành hành tại Vũ Hán, Tập Cận Bình đã trao riêng cho Lý Khắc Cường danh hiệu trưởng ban “Tổ công tác lãnh đạo của Trung ương ĐCSTQ để đối phó với tình hình dịch bệnh viêm phổi do virus coronavirus mới gây ra”. Sau khi Lý Khắc Cường trở thành trưởng ban, tình hình dịch bệnh bắt đầu được kiểm soát, nhưng sau đó Tập Cận Bình bắt đầu lộ diện và tự nhận rằng chính Tập đã trực tiếp triển khai và chỉ đạo công tác phòng chống dịch. 

Điều này không khác gì một cú tát thẳng vào mặt Lý Khắc Cường. Như thế dù Lý có làm trưởng ban thì cũng không có tác dụng gì, và đằng sau kết quả của công tác phòng chống dịch này cũng không hề có sự đóng góp của Lý.

Ông Phùng phân tích rằng vì Tập Cận Bình đã bãi bỏ hệ thống nhiệm kỳ tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 19 của ĐCSTQ, điều đó tương đương với việc Tập Cận Bình muốn làm chủ tịch nước trọn đời. 

“Vậy nên nếu (Tập) muốn thành công trong Đại hội Đảng lần thứ 20, ông ta phải rêu rao rằng mình đã thành công trong việc thực hiện kế hoạch ‘kinh tế bậc trung’. Mà Lý Khắc Cường là người chủ đạo về kinh tế, Lý rất nhạy cảm đối với những con số cho nên ông ta (Lý) biết rằng nhiệm vụ này sẽ không thể hoàn thành được, ngay cả làm giả cũng không làm được, đây thực sự là một điều đáng mất mặt”.

Giáo sư Phùng cũng nói thêm rằng tất nhiên Lý Khắc Cường không thể nêu ra những điều này trong báo cáo của chính phủ. Do đó, do đó Lý đã sử dụng cơ hội tại cuộc họp báo để tát một cú tát để trả thù Tập Cận Bình, Lý nói rằng vẫn còn 600 triệu người có thu nhập hàng tháng dưới 1.000 nhân dân tệ tại Trung Quốc. 

Điều này trái ngược hẳn với mục tiêu chung của Tập Cận Bình là “xây dựng một xã hội bậc trung”, với chỉ tiêu là trong năm nay, GDP cùng thu nhập bình quân đầu người của người dân thành thị và nông thôn sẽ tăng gấp đôi so với năm 2010. Như vậy cho thấy con số thực tế của Lý Khắc Cường so với chỉ tiêu của Tập Cận Bình là không nhất quán với nhau. 

Lý Khắc Cường tin rằng mục tiêu của Tập Cận Bình là không thể đạt được. Điều này đã khiến Tập cận Bình khó chịu, nó không khác gì với việc trực tiếp tát vào mặt ông ta (Tập), cũng đồng nghĩa với việc nói ông Tập sử dụng điều này như là thành tựu chính trị nhằm tìm cách tái đắc cử tại Đại hội Đảng lần thứ 20, cũng tương đương với việc vạch trần ra bộ mặt thật trong nội bộ Đảng.

Phùng Sùng Nghĩa tin rằng động thái này của Lý Khắc Cường đã khiến Tập Cận Bình rất không hài lòng. “Thông qua tạp chí ‘Cầu Thị’, ông ta (Tập) đã ngay lập tức viết một bài báo nói rằng về cơ bản chúng ta đã đạt được chỉ tiêu về một xã hội khá giả, tuy nhiên lại không đề cập đến số liệu cụ thể. Có thể thấy mâu thuẫn giữa 2 người đã trở nên công khai, ngươi một quyền, ta một cước, đá qua đá lại đến cả các quan chức cấp cao cùng dân thường đều nhận thấy điều này một cách rất rõ ràng”.

Vào ngày 15/7, tại Hội nghị thường vụ của Quốc vụ viện, Lý Khắc Cường đã đề cập trong bài phát biểu của mình rằng Trung Quốc vẫn là một quốc gia đang phát triển, do đó làm bất kể điều gì cũng cần phải nỗ lực hết mình.

Phùng Sùng Nghĩa tin rằng lời nói của Lý Khắc Cường đang có ý ám chỉ việc Tập Cận Bình đã rải tiền khắp nơi và đã chi tiêu rất “thoáng” trên toàn thế giới kể từ khi nắm quyền lực đến nay. Ông Phùng nhấn mạnh: “Khi Lý Khắc Cường nói điều này, mọi người trong giới quan trường cũng đều nghe rất rõ, biết rằng ông ta đang nhắm đến ai, tất nhiên Tập Cận Bình cũng nghe và hiểu là chỉ vào ai. Mâu thuẫn của bọn họ thực sự đã công khai rồi!”.

 

Ông Phùng tin rằng Lý Khắc Cường là người kế vị được Hồ Cẩm Đào đào tạo vào thời điểm đó, nhưng sau này Lý đã bị “phế bỏ” và cảm thấy rất uất ức khi phải làm thủ tướng. Theo thông lệ trong vài thập kỷ qua, các vấn đề kinh tế cụ thể phải thuộc phạm vi công việc của thủ tướng và thủ tướng sẽ là người trực tiếp đưa ra các hành động cụ thể. Thế nhưng bây giờ các vấn đề tài chính đều nằm dưới sự kiểm soát của Lưu Hạc. Các công tác cụ thể về chỉ tiêu công nghiệp và chỉ tiêu biên chế là do Hồ Xuân Hoa và một số người khác đảm nhận, mà không có sự góp mặt của Lý Khắc Cường.

Lý Khắc Cường có xu hướng tư duy và định hướng thị trường kinh tế không phù hợp với cách của Tập Cận Bình, điều này đã khiến 2 bên mâu thuẫn và đã dần phát triển thành một cuộc đấu tranh quyền lực.
Lý Khắc Cường có xu hướng tư duy và định hướng thị trường kinh tế không phù hợp với cách của Tập Cận Bình, điều này đã khiến 2 bên mâu thuẫn và đã dần phát triển thành một cuộc đấu tranh quyền lực. (Ảnh: Nikkei Asian Review)

Theo phân tích của Phùng Sùng Nghĩa, nền kinh tế Trung Quốc hiện không có dữ liệu công bố cụ thể, nhưng xem ra trước mắt là đang vô cùng khó khăn. Thế nhưng, nền kinh tế càng khó khăn, thì chính phủ lại càng tăng cường sự kiểm soát, bọn họ càng lo lắng rằng dân chúng sẽ phản kháng, trong đó bao gồm cả Hồng Kông và nhiều nơi khác. 

ĐCSTQ sẽ không vì nền kinh tế có vấn đề mà trở nên nhượng bộ và nới lỏng quản chế, mà hoàn toàn làm ngược lại. “Nền kinh tế càng khó khăn, sự lãnh đạo của đảng càng siết chặt, nhân viên an ninh công cộng càng trấn áp mạnh mẽ hơn”, ông Phùng nói.

Ông Phùng lấy trường học làm ví dụ, các trường đại học đã mất hoàn toàn các chức năng của trường đại học, và không có chỗ cho tư duy, lời nói hay học thuật. “Bởi vì bây giờ là thời bình, lớp học đầy máy quay, còn sắp đặt cả học sinh nằm vùng chuyên nhiệm vụ tố cáo, chế định ra rất nhiều quy định, nào là không được nói cái này, không được nói cái kia, toàn bộ bầu không khí học tập hoàn toàn ngột ngạt”.

Ông nhấn mạnh rằng chế độ ĐCSTQ hiện tại đang lâm vào nguy khốn, mâu thuẫn trùng trùng, tuy nhiên ĐCSTQ vẫn không nỡ buông bỏ quyền lực trong tay. Nó nhấn mạnh đến cái gọi là sự lãnh đạo của đảng và ràng buộc mọi người với đảng. Chỉ sợ rằng ai theo nó rồi sẽ trở thành vật bồi táng cùng với nó, ai đi với nó rồi sẽ cùng phải chết theo nó.

Ngô Đặc – Nhà bình luận độc lập về Trung Quốc cũng nói với Epoch Times rằng, Tập và Lý từng được nhiều người coi là đồng minh về chính trị, tuy nhiên đó chỉ là khi bọn họ cùng hợp tác để đối phó với kẻ thù chung là các phe cánh của Giang Trạch Dân. Giờ đây, khi Tập Cận Bình đã nắm quyền lực độc nhất trong tay, mà Lý Khắc Cường lại có xu hướng tư duy và định hướng thị trường kinh tế không phù hợp với cách của Tập Cận Bình, điều này đã khiến 2 bên mâu thuẫn và đã dần phát triển thành một cuộc đấu tranh quyền lực. 

Đầu tiên, Tập Cận Bình thành lập một nhóm các đội (sau đó chuyển thành ủy ban) để né tránh Lý Khắc Cường, sau đó Lý Khắc Cường lại liên tiếp vạch trần sự thật nền kinh tế của ĐCSTQ để trả đũa Tập, giữa 2 bên chắc chắn đã rạn nứt hoặc thậm chí chuyển sang đấu đá quyết liệt là điều khó tránh khỏi. Điều này càng làm phức tạp thêm cuộc đấu tranh quyền lực của Trung Nam Hải. Một khi chính biến bộc lộ rõ ràng hơn, người ta dự đoán rằng Tập và Lý sẽ có những động thái khác nhau làm tăng nhanh tốc độ tan rã của chế độ cộng sản Trung Quốc.

Gia Hưng (Theo Tinh Hoa)

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP