Lãnh đạo EVN: Giảm huy động điện mặt trời, điện gió vì thừa điện

Lãnh đạo EVN: Giảm huy động điện mặt trời, điện gió vì thừa điện

Lãnh đạo EVN: Giảm huy động điện mặt trời, điện gió vì thừa điện

Lãnh đạo EVN: Giảm huy động điện mặt trời, điện gió vì thừa điện

Lãnh đạo EVN: Giảm huy động điện mặt trời, điện gió vì thừa điện
Lãnh đạo EVN: Giảm huy động điện mặt trời, điện gió vì thừa điện
Thứ bảy, 04-01-2025 12:01, (GMT+07:00)
Lãnh đạo EVN: Giảm huy động điện mặt trời, điện gió vì thừa điện
07-04-2021 20:43

Mới đây, lãnh đạo EVN cho biết, trong năm 2021 này sẽ có khoảng 1,3 tỉ kWh điện năng lượng tái tạo bị cắt giảm do quá tải đường dây và nhu cầu về tiêu dùng điện xuống thấp, khiến điện bị dư thừa. 

Công nhân thi công tại một dự án nhà máy điện mặt trời ở tỉnh Ninh Thuận. (Ảnh qua vnexpress)

Báo VnExpress đưa tin, ngày 5/4 Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) đưa ra cảnh báo và dữ liệu dự kiến sẽ cắt giảm nguồn huy động từ năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió).

Sau nhiều năm thiếu hụt điện, từ năm 2020 tới nay, ngành điện đã có công bố chính thức về việc nguồn cung cấp điện bị dư thừa. Có lúc ngành điện phải sa thải bớt công suất của các nhà máy điện năng lượng tái tạo vì lượng điện cung cấp ban ngày xài không hết.

Để khắc phục việc dư thừa điện, thời gian qua Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã dừng mua điện từ nước ngoài, điều tiết cắt giảm công suất phát các nguồn điện theo quy định, đẩy mạnh cải tạo và nâng cấp hệ thống truyền tải…

Dù vậy, lãnh đạo EVN cho hay, trong năm 2021 này sẽ vẫn có khoảng 1,3 tỉ kWh điện năng lượng tái tạo bị cắt giảm. Trong đó hơn 500 triệu kWh giảm do thừa nguồn điện mặt trời vào buổi trưa và quá tải đường dây 500 kV.

Liên quan đến thông tin trên, nhiều doanh nghiệp điện năng lượng tái tạo cho biết, đây không phải lần đầu các nhà máy điện nhận được thông báo cắt giảm công suất phát, tình trạng này đã kéo dài từ cuối năm ngoái đến nay. Không chỉ những nhà máy điện mới đi vào hoạt động, nhiều nhà máy hoạt động lâu năm cũng phải chịu cảnh tương tự. 

Đây là khó khăn mà các doanh nghiệp điện phải đối mặt khi mỗi tháng phải bù lỗ số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng, chưa kể tiền trả lãi vay ngân hàng. Trong đó, sự thiếu tính toán đồng bộ ở các khâu nguồn, lưới và tỷ trọng nguồn năng lượng tái tạo gia tăng quá nhanh với công suất vượt xa quy hoạch dẫn tới dư thừa nguồn, trong khi nhu cầu tiêu thụ điện thấp và quá tải lưới cục bộ được cho là nguyên nhân dẫn tới hiện trạng này.

Theo số liệu của Tập đoàn EVN, tỷ trọng năng lượng tái tạo cấp cho hệ thống hiện chiếm gần 23,5%. Do ảnh hưởng của Covid-19, năm vừa qua mức tăng nhu cầu tiêu thụ điện giảm gần 5 lần so với mức bình quân hàng năm. 

Đặc tính của năng lượng tái tạo là tức thời, nhất là điện mặt trời có tính phụ thuộc lớn vào thời gian trong ngày, nên việc đảm bảo cung cầu điện vẫn phụ thuộc nhiều vào các nguồn truyền thống như nhiệt điện, thuỷ điện, than, khí,…. Điều này đồng nghĩa với việc hệ thống điện phải có nguồn dự phòng tương ứng để ứng phó những thay đổi bất thường từ nguồn năng lượng tái tạo với mức độ thay đổi hàng nghìn MW trong vài giây và thay đổi của phụ tải tiêu thụ điện.

Bộ Công Thương phân tích, trường hợp dư thừa điện là “tình huống nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới an toàn, an ninh hệ thống”, có thể khiến tần số hệ thống điện tăng cao, gây sự cố lan tràn trên toàn hệ thống điện quốc gia nếu không có các mệnh lệnh điều độ chuẩn xác, được thực hiện kịp thời và các giải pháp khẩn cấp khác.

Tuy nhiên, để đảm bảo hài hòa lợi ích của các nhà đầu tư, đại diện A0 cho biết đã đề xuất giải pháp dịch chuyển giờ cao điểm các nguồn thuỷ điện nhỏ lên sớm hơn, 6 – 8 giờ, đồng thời  lập lịch vận hành tối ưu biểu đồ phát các nguồn điện truyền thống, huy động nguồn điện chạy dầu vào cao điểm chiều nhằm đáp ứng nhu cầu phụ tải. Thay đổi linh hoạt kết dây trên hệ thống, tăng tối đa khả năng hấp thụ năng lượng tái tạo khi vận hành hệ thống điện.

Yên Yên

Theo Tinh Hoa

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP