Lăng kính thời dịch: “Nuôi ong tay áo” - Tại sao dịch bệnh ở Hoa Kỳ lại nghiêm trọng đến như vậy?

Lăng kính thời dịch: “Nuôi ong tay áo” - Tại sao dịch bệnh ở Hoa Kỳ lại nghiêm trọng đến như vậy?

Lăng kính thời dịch: “Nuôi ong tay áo” - Tại sao dịch bệnh ở Hoa Kỳ lại nghiêm trọng đến như vậy?

Lăng kính thời dịch: “Nuôi ong tay áo” - Tại sao dịch bệnh ở Hoa Kỳ lại nghiêm trọng đến như vậy?

Lăng kính thời dịch: “Nuôi ong tay áo” - Tại sao dịch bệnh ở Hoa Kỳ lại nghiêm trọng đến như vậy?
Lăng kính thời dịch: “Nuôi ong tay áo” - Tại sao dịch bệnh ở Hoa Kỳ lại nghiêm trọng đến như vậy?
Thứ bảy, 11-01-2025 04:51, (GMT+07:00)
Lăng kính thời dịch: “Nuôi ong tay áo” - Tại sao dịch bệnh ở Hoa Kỳ lại nghiêm trọng đến như vậy?
06-04-2020 19:31

Mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh ở Hoa Kỳ đã phản ánh những hậu quả từ sự nâng đỡ lâu dài của giới chính trị và thương mại Hoa Kỳ đối với ĐCSTQ. (Ảnh: Getty)

Vào tối ngày 5/4, giờ Mỹ, số người được chẩn đoán nhiễm virus ĐCSTQ (viêm phổi Vũ Hán) tại Hoa Kỳ đã vượt quá 337.000 và hơn 9.000 người chết, trong đó gần 123.000 người được chẩn đoán nhiễm bệnh ở bang New York.

[NTD Việt Nam gọi virus corona mới là virus ĐCSTQ (virus Đảng Cộng sản Trung Quốc), do sự che đậy và quản lý sai lầm của ĐCSTQ khiến virus này lây lan khắp thế giới và gây ra đại dịch toàn cầu.]

Gần đây, Thời báo Epoch Times đã đăng một bài báo đặc biệt "Virus nhắm đến ĐCSTQ mà tới", cho thấy "virus lây lan dọc theo các quốc gia, thành phố, tổ chức và cá nhân có quan hệ chặt chẽ với ĐCSTQ". 

Mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh ở Hoa Kỳ đã phản ánh những hậu quả từ sự nâng đỡ lâu dài của giới chính trị và thương mại Hoa Kỳ đối với ĐCSTQ.

Trong nhiều thập kỷ, Hoa Kỳ đã hỗ trợ rất nhiều cho ĐCSTQ, nhưng ĐCSTQ đã không tiến tới tự do và cởi mở trong chính trị và kinh tế, như phía Mỹ mong đợi. Trái lại, trong chính sách của ĐCSTQ đã mắc nhiều sai lầm nghiêm trọng: ví như trong chính sách đối nội thì tăng cường đàn áp nhân quyền, trong đối ngoại thì bành trướng, thâm nhập và hung hăng. Thiện chí của Hoa Kỳ đã không tạo nên được ảnh hưởng tích cực nào đối với ĐCSTQ, ngược lại còn bị ĐCSTQ cáo buộc là "thế lực chống Trung Quốc" lớn nhất. ĐCSTQ thậm chí còn lan truyền tin đồn rằng quân đội Hoa Kỳ đã mang virus đến Vũ Hán, có thể nói là lấy oán trả ơn.

Hoa Kỳ đã hỗ trợ rất lớn cho ĐCSTQ trong suốt nhiều năm, nhưng ĐCSTQ vẫn lấy oán báo ơn, tăng cường đàn áp nhân quyền, tuyên truyền chống Mỹ trong nước.
Hoa Kỳ đã hỗ trợ rất lớn cho ĐCSTQ trong suốt nhiều năm, nhưng ĐCSTQ vẫn lấy oán báo ơn, tăng cường đàn áp nhân quyền, tuyên truyền chống Mỹ trong nước. (Ảnh: Getty)

Kể từ chuyến thăm Trung Quốc năm 1972 của Tổng thống Nixon, Hoa Kỳ đã cung cấp nhiều hình thức hỗ trợ quan trọng cho ĐCSTQ trong các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, tài chính, giáo dục và khoa học... bao gồm việc thừa nhận chế độ chính trị độc tài toàn trị, đầu tư tài chính khổng lồ, chuyển giao công nghệ tiên tiến, cũng như trao đổi và hợp tác các lĩnh vực khác. Thực tế đã chỉ ra rằng nếu Hoa Kỳ không ủng hộ và mở cửa thị trường cho ĐCSTQ, thì ĐCSTQ không thể có được vị thế như ngày hôm nay. Tuy nhiên, ĐCSTQ vốn được nuôi dưỡng và phát triển bằng phương thức "truyền máu" từ Hoa Kỳ, đã không mảy may thay đổi bản chất lưu manh tà ác của nó. ĐCSTQ lấy dối trá và bạo lực để thống trị Trung Quốc, lấy hủ bại và giả dối để đục ruỗng thế giới, thậm chí còn công khai “thách thức” Hoa Kỳ, mưu toan lãnh đạo toàn cầu. 

Bài báo đặc biệt của Epoch Times đề cập rằng “Thần muốn loại bỏ ĐCSTQ khỏi nhân gian”. Như vậy các nhân tố làm nơi “tạm trú” và “truyền máu” cho ĐCSTQ phải chăng cũng sẽ bị loại bỏ? 

Hoa Kỳ vốn là lấy tôn giáo lập quốc, và tín ngưỡng vào Thiên Chúa là nền tảng của xã hội Hoa Kỳ. ĐCSTQ không cho phép mọi người dân tín Thần, nó là thứ tà linh phản Thiên, phản Địa, phản nhân tính. Thần làm sao có thể bảo vệ các cá nhân, tổ chức và chính phủ liên quan đến thứ tà linh xấu xa này đây? Năm 2020, một đại ôn dịch từ Vũ Hán, Trung Quốc, càn quét khắp thế giới, và các quốc gia "nuôi nấng", “dung dưỡng” ĐCSTQ đã phải chịu thiệt hại nặng nề. 

Các quốc gia từng
Các quốc gia từng "nuôi nấng", "dung dưỡng" cho ĐCSTQ đều phải chịu thiệt hại nặng nề trước sức càn quét của virus Vũ Hán, kể cả Hoa Kỳ. Đó dường như là một lời cảnh báo nghiêm túc cho bất cứ ai muốn giúp đỡ ĐCSTQ. (Ảnh: Getty)

Những biến hóa lớn trên thế giới cho chúng ta thấy một trang mới trong lịch sử, và cũng mang đến những cảnh báo nghiêm túc.

Hoa Kỳ "nuôi dưỡng" ĐCSTQ như thế nào?

1. Quan hệ kinh tế - thương mại giữa Trung Quốc - Hoa Kỳ và việc Trung Quốc gia nhập WTO

Vào cuối những năm 1960, sau khi nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ, Nixon bắt đầu điều chỉnh chính sách của Hoa Kỳ đối với châu Á, hy vọng phát triển quan hệ với Trung Quốc để cân bằng Liên Xô. Vào ngày 21/2/1972, Nixon đến thăm Trung Quốc và ông gọi chuyến đi này là "một tuần làm thay đổi thế giới". Tuy nhiên, lần “phá băng” này đã gieo hạt giống cho những cơn ác mộng trong tương lai.

Năm 1979, Trung Quốc và Hoa Kỳ chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Với sự cải thiện liên tục của quan hệ Trung - Mỹ, vị thế quốc tế của ĐCSTQ cũng dần được cải thiện nhờ sự giúp đỡ của Hoa Kỳ.

Năm 1979, Hoa Kỳ và Trung Quốc chính thức lập quan hệ ngoại giao. Dưới sự giúp đỡ của Hoa Kỳ, vị thế quốc tế của Trung Quốc được cải thiện.
Năm 1979, Hoa Kỳ và Trung Quốc chính thức lập quan hệ ngoại giao. Dưới sự giúp đỡ của Hoa Kỳ, vị thế quốc tế của Trung Quốc được cải thiện. (Ảnh: Getty)

Vào ngày 7/7/1979, khi Tổng thống Carter còn đương chức, Trung Quốc và Hoa Kỳ đã ký một thỏa thuận ba năm về quan hệ thương mại Trung - Mỹ, quy định song phương được hưởng đãi ngộ “Tối huệ quốc”. Thỏa thuận này có hiệu lực vào tháng 2 năm sau. (Tối huệ quốc là một trong những quy chế pháp lý quan trọng trong thương mại quốc tế hiện đại. Quy chế này được coi là một trong những nguyên tắc nền tảng của hệ thống thương mại đa phương của Tổ chức Thương mại Thế giới)

Năm 1980, Tổng thống Carter đã lợi dụng vị thế của Hoa Kỳ trong Ngân hàng Thế giới, để giúp Trung Quốc khôi phục vị thế là một thành viên của Ngân hàng Thế giới. Năm 1981, ĐCSTQ chấp nhận khoản vay đầu tiên của Ngân hàng Thế giới.

Năm 1986, Hoa Kỳ và Nhật Bản hợp tác giới thiệu Bắc Kinh với Ngân hàng Phát triển Châu Á. Đến nay, ngân hàng này đã cung cấp cho Trung Quốc 40 tỷ USD các khoản vay, dùng cho các lĩnh vực giao thông, năng lượng, nước, nông nghiệp, tài chính và các dự án khác.

Mỹ và Nhật Bản đưa Trung Quốc vào Ngân hàng Phát triển Châu Á. Tổ chức này đã cho Trung Quốc vay hơn 40 tỷ USD phục vụ cho tăng trưởng kinh tế và phát triển các lĩnh vực.
Mỹ và Nhật Bản đưa Trung Quốc vào Ngân hàng Phát triển Châu Á. Tổ chức này đã cho Trung Quốc vay hơn 40 tỷ USD phục vụ cho tăng trưởng kinh tế và phát triển các lĩnh vực. (Ảnh: Getty)

Vì cuộc đàn áp sinh viên tại Thiên An Môn vào năm 1989 của ĐCSTQ, năm 1990, một số thành viên của Quốc hội Hoa Kỳ đã đề xuất một dự luật dựa trên các vấn đề nhân quyền, yêu cầu bãi bỏ ưu đãi “Tối huệ quốc” đối với Trung Quốc, hoặc gia hạn các điều kiện.

Năm 1993, Tổng thống Clinton tuyên bố rằng, Trung Quốc phải đáp ứng một số điều kiện nhân quyền quan trọng để có thể tiếp tục hưởng đãi ngộ “Tối huệ quốc”. Tuy nhiên, dưới áp lực của giới thương mại Hoa Kỳ, yêu sách này đã không được thực hiện.

Vào ngày 26/5/1994, Tổng thống Clinton tuyên bố gia hạn đãi ngộ “Tối huệ quốc” đối với Trung Quốc từ năm 1994 đến năm 1995, cũng quyết định xóa bỏ mối liên hệ giữa “Tối huệ quốc” và vấn đề nhân quyền.

Từ ngày 6 đến ngày 14/4/1999, Thủ tướng ĐCSTQ lúc bấy giờ đã đến thăm Hoa Kỳ, đồng thời ban hành một tuyên bố chung với Tổng thống Clinton về việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Vào ngày 15/11/1999, Trung Quốc và Hoa Kỳ đã ký một thỏa thuận song phương về việc Trung Quốc gia nhập WTO tại Bắc Kinh. Thỏa thuận này được cho là đã giải tỏa trở ngại lớn nhất cho việc Trung Quốc gia nhập WTO.

Tổng thống Mỹ Bill Clinton và Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ tại Nhà Trắng ngày 08/04/1999. Hai nhà lãnh đạo có cuộc hội đàm về việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
Tổng thống Mỹ Bill Clinton và Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ tại Nhà Trắng ngày 08/04/1999. Hai nhà lãnh đạo có cuộc hội đàm về việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. (Ảnh: Getty)

Vào ngày 10/10/2000, Tổng thống Clinton đã ký Dự luật về Quan hệ Thương mại Bình thường Vĩnh viễn với Trung Quốc. Theo dự luật này, sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, Hoa Kỳ sẽ chấm dứt điều khoản trong “Đạo luật thương mại năm 1974” quy định rằng việc thực hiện chế độ đãi ngộ “Tối huệ quốc” với Trung Quốc phải được đánh giá hàng năm trước khi trao quy chế “Quan hệ thương mại bình thường", và thiết lập quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn với Trung Quốc.

Vào ngày 11/12/2001, Trung Quốc chính thức gia nhập WTO với chìa khóa là sự chấp thuận của Hoa Kỳ. Sau khi gia nhập WTO, GDP của Trung Quốc đã tăng 9 lần, từng bước phát triển sản xuất và xuất khẩu, trở thành một quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Vào ngày 27/12/2001, Tổng thống Hoa Kỳ - Bush đã ký một sắc lệnh chính thức tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ được cấp tình trạng quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn. Lệnh này có hiệu lực vào ngày 1/1 năm sau.

Khi quan hệ Trung Quốc-Hoa Kỳ vừa được khôi phục vào năm 1972, kim ngạch mậu dịch song phương chỉ là 12,88 triệu USD. Năm 2018, theo thống kê chính thức của Hoa Kỳ, tổng kim ngạch mậu dịch của hai bên là khoảng 660 tỷ USD. Năm nay, Hoa Kỳ đã xuất khẩu 120,1 tỷ USD hàng hóa sang Trung Quốc và nhập khẩu 539,6 tỷ USD hàng hóa. Hiện tại, Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn thứ hai, thị trường xuất khẩu lớn nhất và là nguồn nhập khẩu lớn thứ năm của Trung Quốc.

Kể từ khi gia nhập WTO, được sự hậu thuẫn rất lớn của Hoa Kỳ, Trung Quốc nhanh chóng vươn lên thành cường quốc kinh thế số 2 thế giới, trong đó Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất.
Kể từ khi gia nhập WTO, được sự hậu thuẫn rất lớn của Hoa Kỳ, Trung Quốc nhanh chóng vươn lên thành cường quốc kinh thế số 2 thế giới, trong đó Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất. (Ảnh: Getty)

2. Cựu quan chức chính phủ Hoa Kỳ tiết lộ thông tin nội bộ

Đầu năm 2015, Michael Pillsbury, một chuyên gia nổi tiếng của Hoa Kỳ về Trung Quốc và là cựu quan chức chính phủ liên bang, đã xuất bản một cuốn sách phân tích mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có tên gọi: “The Hundred Year Marathon – China’s Secret Strategy to Replace America as the Global Superpower” (Tạm dịch: "Cuộc đua Marathon 100 năm, Chiến lược bí mật của Trung Quốc để thay thế Mỹ trở thành siêu cường toàn cầu”). 

Trong cuốn sách, ông tiết lộ chi tiết về một số dự án được cựu tổng thống Mỹ phê chuẩn để hỗ trợ Trung Quốc, và liệt kê 5 sai lầm lớn của Hoa Kỳ về Trung Quốc (ĐCSTQ): Kết giao với Trung Quốc sẽ mang lại sự hợp tác toàn diện giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc; Kết giao với Trung Quốc sẽ khiến Trung Quốc tiến lên con đường đi tới dân chủ, v.v.

Ông cho rằng những lầm lẫn này tồn tại trong giới tri thức, tổ chức tài chính và chính phủ ở Hoa Kỳ và phương Tây, và điều này khiến họ đã rơi vào sai lầm.

Vào ngày 4/2/2015, VOA đã xuất bản một bài viết của Michael Pillsbury, trong đó ông đã giải thích lý do ông viết cuốn sách "Cuộc đua Marathon 100 năm”. Ông nói rằng Hoa Kỳ đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Trung Quốc, khiến "Trung Quốc (ĐCSTQ) đã thành công trong việc “xoa dịu” mối đe dọa từ Liên Xô năm đó, tiến vào Liên Hợp Quốc, thoát khỏi sự cô lập và có nền kinh tế phát triển nhanh chóng".

Michael Pillsbury đã đề cập rằng từ những năm 1980 đến nay, hàng trăm ngàn sinh viên Trung Quốc đã đến các trường đại học ở Hoa Kỳ, quân đội Hoa Kỳ đã tiến hành trao đổi toàn diện với Trung Quốc về Lục quân, Không quân, Thủy quân lục chiến và Cảnh sát biển. Ông cũng tiết lộ một "sự can thiệp": "Theo Washington Post, vào đầu những năm 1980, chúng ta đã chi 2 tỷ đô la Mỹ mua nhiều vũ khí thông thường như súng tiểu liên từ Trung Quốc để viện trợ đội quân du kích Afghanistan. Vào thời điểm ấy, 2 tỷ đô la Mỹ là thùng vàng đầu tiên mà Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) có được khi bán vũ khí cho nước ngoài".

Không chỉ viện trợ về kinh tế, Mỹ và Trung Quốc cũng đã có những trao đổi về quốc phòng. Hoa Kỳ tin rằng hỗ trợ Trung Quốc phát triển kinh tế sẽ giúp quốc gia này xóa bỏ độc tài.
Không chỉ viện trợ về kinh tế, Mỹ và Trung Quốc cũng đã có những trao đổi về quốc phòng. Hoa Kỳ tin rằng hỗ trợ Trung Quốc phát triển kinh tế và quân sự sẽ giúp quốc gia này xóa bỏ độc tài. (Ảnh: Getty)

3. Viện trợ của Hoa Kỳ đã không được ĐCSTQ báo đáp

Vào ngày 12/12/2019, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Châu Á & Thái Bình Dương, David Stilwell, đã có bài phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), nói về tình hình cụ thể của Hoa Kỳ trợ giúp Trung Quốc trong hơn 40 năm.

Ông David Stilwell nói rằng Hoa Kỳ đã cung cấp cho Trung Quốc quân sự, hỗ trợ tình báo, hào phóng chuyển giao công nghệ, nhượng bộ thương mại và đầu tư, tài trợ và sắp xếp các trao đổi giáo dục rộng rãi khắp nơi cũng như nhiều hỗ trợ khác, và việc này hiện vẫn đang diễn ra.

Ông cũng nhìn lại hỗ trợ của chính phủ Reagan cho Trung Quốc trong các lĩnh vực quân sự và kỹ thuật. Ví dụ, vào năm 1981, Tổng thống Reagan đã ban hành lệnh ra quyết định an ninh quốc gia, "từ đó mở ra con đường bán công nghệ hàng không, lục quân, hàng hải và tên lửa cho Trung Quốc". "Năm 1983, chính phủ Reagan đã nới lỏng kiểm soát xuất khẩu công nghệ của mình sang Trung Quốc”. "Năm 1986, chính phủ Reagan thậm chí đã giúp Trung Quốc thiết lập nhiều chương trình nghiên cứu như tự động hóa kỹ thuật di truyền, công nghệ sinh học, laser, công nghệ vũ trụ, tàu vũ trụ có người lái và siêu máy tính".

Ông David Stilwell nói rằng sau vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989, Tổng thống Bush tiếp tục thực hiện nhiều kế hoạch hợp tác quân sự với Trung Quốc, đồng thời gửi một cố vấn an ninh quốc gia đến Bắc Kinh để thực hiện các nhiệm vụ bí mật.

Ông Stilwell chỉ ra rằng sự giúp đỡ của Hoa Kỳ đã không được ĐCSTQ báo đáp, và hành vi thù địch của Bắc Kinh là không hợp tình hợp lý. Ông nói: "Đây không phải là điều mà các quan chức Mỹ mong đợi khi Hoa Kỳ đã đưa ra nhiều chính sách đa diện trong 40 năm qua để dốc sức hỗ trợ Bắc Kinh thực hiện hiện đại hóa và tự do hóa".

Ông Stilwell nói:
Ông Stilwell nói: "Đây không phải là điều mà quan chức Mỹ mong đợi khi Hoa Kỳ đã đưa ra nhiều chính sách đa diện trong 40 năm qua để hỗ trợ Bắc Kinh thực hiện hiện đại hóa và tự do hóa". (Ảnh: Getty)

4. Tập đoàn tài chính Phố Wall "truyền máu" cho ĐCSTQ

Phố Wall đã vì lợi ích mà làm bạn tốt với ĐCSTQ, luôn là một "chim bồ câu" đối với Trung Quốc. Trong bài phát biểu vào tháng 12/2019, ông David Stilwell đã đề cập rằng vào năm 1994, khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Alan Greenspan đến thăm Bắc Kinh, đã nói với Thủ tướng Trung Quốc khi đó rằng ông sẵn sàng giúp đỡ nhiều nhất có thể cho Ngân hàng Trung ương Trung Quốc.

Trong hơn hai thập kỷ, những ông trùm Phố Wall đã cung cấp số tiền khổng lồ cho ĐCSTQ bằng cách bán cổ phiếu của công ty Trung Quốc cho người Mỹ. Đồng thời, Phố Wall cũng cung cấp dịch vụ tư vấn cho các công ty Trung Quốc, giúp họ mua lại các công ty và bất động sản của Hoa Kỳ và tạo ra khối lợi nhuận khổng lồ.

Trong chuyến thăm New York năm 1999, Thủ tướng Trung Quốc khi đó đã gặp một số giám đốc điều hành Phố Wall để thảo luận về việc Trung Quốc gia nhập WTO. Vào thời điểm đó, Tổng thống Mỹ Clinton đã nghe du thuyết của Phố Wall và quyết định hỗ trợ Trung Quốc gia nhập WTO. Sau đó, Tổng thống George W. Bush và Tổng thống Obama cũng vì nghe theo sự khuyên ngăn của Phố Wall mà không liệt Trung Quốc vào danh sách “kẻ thao túng tiền tệ”.

Phố Wall đã cung cấp số tiền khổng lồ cho ĐCSTQ, đồng thời khuyên ngăn ông Obama và George Bush không liệt Trung Quốc vào danh sách
Phố Wall đã cung cấp số tiền khổng lồ cho ĐCSTQ, đồng thời khuyên ngăn ông Obama và George Bush không liệt Trung Quốc vào danh sách "quốc gia thao túng tiền tệ". (Ảnh: Getty)

Vào tháng 4/2010, Tập đoàn Goldman Sachs đã bị Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) đệ đơn kiện dân sự vì cáo buộc lừa đảo các nhà đầu tư trong các giao dịch phái sinh tài chính. Sau đó, một số phương tiện truyền thông ở Trung Quốc đại lục đã tiết lộ Goldman Sachs chiếm được lòng tin của ĐCSTQ và chiếm một vị trí không thể thay thế ở thị trường Trung Quốc như thế nào. Một trong những thủ đoạn của Goldman là giúp ĐCSTQ xử lý hàng chục tỷ tài sản xấu. Năm 2004, Goldman Sachs đã quyên góp 62 triệu USD để giúp p - vốn không liên quan đến công ty này - đang gặp rắc rối về tài chính.

Vào ngày 1/6/2018, khi cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ bắt đầu, MSCI Inc, công ty về chỉ số chứng khoán đã chính thức đưa “cổ phiếu hạng A” của Trung Quốc đại lục vào "Chỉ số thị trường mới nổi của MSCI" với tỷ lệ đưa vào là 2,5%. Vào ngày 27/9/2018, FTSE Russell, công ty có chỉ số lớn thứ hai thế giới, tuyên bố rằng họ sẽ đưa cổ phiếu hạng A vào trong hệ thống chỉ số chứng khoán toàn cầu và phân loại chúng là thị trường mới nổi thứ cấp. Theo thống kê từ các công ty chứng khoán, về mặt lý thuyết, dự kiến ​​sẽ mang lại số vốn tăng thêm hơn 500 tỷ USD cho cổ phiếu hạng A. Vào ngày 1/4/2019, Bloomberg đã công bố việc đưa trái phiếu chính thức của Trung Quốc vào Chỉ số tổng hợp toàn cầu của Bloomberg Barclays.

Ông Qinglian, một nhà kinh tế tại Hoa Kỳ cho biết, sự công nhận của ba tổ chức lớn (MSCI, GEIS và Bloomberg) tương đương với việc xác nhận cổ phiếu hạng A và trái phiếu chính phủ Trung Quốc vốn khá rủi ro, mang lại dòng vốn đầu tư nước ngoài khổng lồ cho Trung Quốc và làm giảm bớt khốn cảnh của thị trường tư bản Trung Quốc, có thể nói họ là “quý nhân” của ĐCSTQ. 

Vào ngày 3/9/2018, MSCI đã tăng tỷ lệ cổ phiếu hạng A của Trung Quốc lên 5%. Vào ngày 28/2/2019, MSCI cũng tuyên bố sẽ tăng hệ số bao gồm các cổ phiếu vốn hóa lớn của Trung Quốc trong chỉ số của mình lên 20%. Reuters đưa tin rằng động thái này có thể thu hút hơn 80 tỷ USD đầu tư nước ngoài mới vào Trung Quốc. Tin này cũng chỉ ra rằng trong những năm gần đây, các công ty Trung Quốc đã huy động được hàng chục tỷ đô la thông qua thị trường tài chính Hoa Kỳ.

Sự công nhận của ba tổ chức lớn (MSCI, GEIS và Bloomberg) mang lại dòng vốn đầu tư nước ngoài khổng lồ cho Trung Quốc và làm giảm bớt khốn cảnh của thị trường tư bản Trung Quốc.
Sự công nhận của ba tổ chức lớn (MSCI, GEIS và Bloomberg) mang lại dòng vốn đầu tư nước ngoài khổng lồ cho Trung Quốc và làm giảm bớt khốn cảnh của thị trường tư bản Trung Quốc. (Ảnh: Getty)

Vào ngày 30/11/2018, Financial Times (Thời báo Tài chính) của Anh đã đăng một bình luận của James Politi, với tựa đề "Phố Wall là người giật dây Mỹ - Trung". Bài báo đề cập rằng Henry Paulson, cựu thư ký Bộ Tài chính Hoa Kỳ, cựu Giám đốc điều hành của Goldman Sachs, và Michael Bloomberg, cựu thị trưởng New York, đều là những sứ giả mới của quan hệ Mỹ - Trung.

Bài báo dẫn lời cố vấn Nhà Trắng Peter Navarro vào tháng 11/2018 rằng: "Khi các đại lý nước ngoài không được trả lương này tham gia vào cái gọi là hoạt động ngoại giao này, tất cả những gì họ thực hiện là làm suy yếu vị thế các cuộc đàm phán giữa tổng thống và họ (ĐCSTQ)"; "Đây không phải là một điều tốt".

Kết luận

Vào ngày 4/10/2018, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Pence đã nói trong bài phát biểu về chính sách đối với Trung Quốc: "Sau khi Liên Xô sụp đổ, chúng tôi đã cho rằng Trung Quốc chắc chắn sẽ trở thành một quốc gia tự do. Với sự lạc quan này, Hoa Kỳ đã mở cách cửa lớn cho Trung Quốc bước vào thế kỷ 21, đưa Trung Quốc vào Tổ chức Thương mại Thế giới”. Tuy nhiên, "hy vọng này đã thất bại".

Vào tối ngày 30/10/2019, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đã phát biểu tại buổi lễ trao giải ở Viện Hudson, nói rằng Hoa Kỳ từ lâu đã trân trọng tình hữu nghị với người dân Trung Quốc. Vì thế “hơn 10 năm qua Mỹ và phương Tây đã không tiếc hy sinh cả những giá trị cơ bản của nền dân chủ và an ninh... để chấp nhận và khuyến khích sự trỗi dậy của Trung Quốc (ĐCSTQ)”. "Tuy nhiên, ĐCSTQ đang tìm cách khiêu chiến với Hoa Kỳ và thế giới. Hoa Kỳ đã nhận ra rằng ĐCSTQ có thái độ thù địch với Hoa Kỳ và các giá trị tốt đẹp của Mỹ".

“Mỹ đã không tiếc hy sinh để chấp nhận và khuyến khích sự trỗi dậy của Trung Quốc”.
Mỹ đã không tiếc hy sinh để chấp nhận và khuyến khích sự trỗi dậy của Trung Quốc. "Nhưng Hoa Kỳ nhận ra rằng ĐCSTQ có thái độ thù địch với Hoa Kỳ và các giá trị tốt đẹp của Mỹ". (Ảnh: Getty)

Trên thực tế, ĐCSTQ đã lợi dụng sự tin tưởng và hỗ trợ của Hoa Kỳ, từ đó mượn cơ hội phát triển quyền lực mềm và cứng; dụ dỗ, ép buộc các chính phủ nước ngoài và các doanh nghiệp thương mại từ bỏ lương tâm của họ, và giữ im lặng trước tội ác vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ. Đồng thời, ĐCSTQ đã triển khai xuất khẩu mô hình “hình thái ý thức và kiểm soát kiểu ĐCSTQ” sang nhiều khu vực hơn nữa trong nỗ lực “nhuộm đỏ thế giới”. Do đó, kinh doanh với ĐCSTQ chắc chắn không phải là một hướng đi đôi bên cùng có lợi.

Sau khi Tổng thống Trump vào Nhà Trắng, ông kiên quyết điều chỉnh chính sách đối ngoại, phá vỡ khuôn khổ xoa dịu ĐCSTQ trong hơn 40 năm qua và thực hiện một loạt các biện pháp chống lại ĐCSTQ, mang lại bầu không khí mới cho vũ đài quốc tế. Tuy nhiên, tại Hoa Kỳ, nhiều chức sắc, trùm kinh doanh, học giả và giới truyền thông vẫn đang phóng túng cho sự thâm nhập của ĐCSTQ, và thậm chí họ còn thay nó lan truyền những tuyên truyền lừa dối.

Giờ đây, trước dịch bệnh nghiêm trọng bắt nguồn từ ĐCSTQ này, Hoa Kỳ và chính phủ của tất cả các quốc gia trên thế giới nên thấy rõ rằng: Bản chất dối trá, bạo lực, phản Thiên, phản Địa và phản nhân tính của ĐCSTQ chính là loại virus nguy hiểm nhất, nó đang từng bước xâm chiếm các giá trị quan của Hoa Kỳ và các quốc gia phương Tây. Những tổ chức hay cá nhân thân cận với ĐCSTQ và "truyền máu" cho nó sẽ bị virus xâm nhập. Chỉ khi từ bỏ ĐCSTQ, chúng ta mới có thể bình an. 

XEM VIDEO: DỊCH BỆNH NHẮM VÀO AI?

Mai Nguyễn
Theo Epoch Times

Đăng theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP