Làm “túc phản”, ĐCSTQ tàn sát 10 vạn mạng người

Làm “túc phản”, ĐCSTQ tàn sát 10 vạn mạng người

Làm “túc phản”, ĐCSTQ tàn sát 10 vạn mạng người

Làm “túc phản”, ĐCSTQ tàn sát 10 vạn mạng người

Làm “túc phản”, ĐCSTQ tàn sát 10 vạn mạng người
Làm “túc phản”, ĐCSTQ tàn sát 10 vạn mạng người
Thứ ba, 14-01-2025 04:19, (GMT+07:00)
Làm “túc phản”, ĐCSTQ tàn sát 10 vạn mạng người
30-12-2022 20:35

Vào những năm 1930, khi Liên Xô đại thanh trừng, ĐCSTQ cũng bắt đầu tiến hành dẹp phản "Đoàn AB" trong hồng quân, dẫn đến cái chết của mười vạn người. (Do “Trăm Năm Chân Tướng” cung cấp)

 

Vụ giết người quy mô lớn đầu tiên trong lịch sử của ĐCSTQ là một thực tiễn cụ thể của việc “không có địch, cũng phải tạo ra địch để đấu”. Kể từ đó, những sự tình như vậy đã được diễn đi diễn lại bởi ĐCSTQ.

ĐCSTQ là một chi bộ hải ngoại được thành lập vào năm 1921 dưới sự thao khống của Quốc tế Cộng sản. Việc bổ nhiệm lãnh đạo ĐCSTQ, đường lối, phương châm, chính sách v.v. của ĐCSTQ, đều do Quốc tế Cộng sản quyết định.

Trụ sở của Quốc tế Cộng sản ở đâu? Ở Moscow. Quốc tế Cộng sản được thành lập dưới sự kiểm soát của đảng Cộng sản Nga (Bolshevik), và tuân theo mệnh lệnh của đảng Cộng sản Nga. Sau đó, đảng Cộng sản Nga đổi tên thành đảng Cộng sản Liên Xô (ĐCSLX).

Vì vậy, mối quan hệ này rất rõ ràng: ĐCSTQ tuân theo Quốc tế Cộng sản, Quốc tế Cộng sản tuân theo ĐCSLX, vì vậy ĐCSTQ tất phải nghe lệnh của ĐCSLX.

Từ ngày 25/6 đến ngày 13/7/1930, ĐCSLX đã tổ chức Đại hội 16. Đại hội cho rằng một nhóm phần tử phản cách mạng đã nổi lên trong đảng, cấu kết với các thế lực thù địch nước ngoài nhằm khôi phục chủ nghĩa tư bản ở Liên Xô. Hội nghị quyết định triển khai một vận động dẹp phản trong toàn đảng.

Dạo đầu bởi cuộc đại thanh trừng ở Liên Xô những năm 1930 

Ngay sau đó, Quốc tế Cộng sản đã truyền đạt tinh thần của Đại hội 16 của ĐCSLX tới Ủy ban Trung ương ĐCSTQ. Tháng 9 năm 1930, Ủy ban Trung ương ĐCSTQ ra chỉ thị triển khai chiến dịch dẹp phản cách mạng, phản đối “Đoàn AB” trong Phương diện hồng quân I. AB là từ viết tắt của “Tổ chức phản Bolshevik” ” (Anti-Bolshevik).

Như vậy, vận động giết người quy mô lớn đầu tiên trong lịch sử của ĐCSTQ đã bắt đầu. Trong tập này, chúng tôi sẽ cùng quý vị ôn lại đoạn quá khứ hắc ám này.

Mao Trạch Đông chỉ đạo giết người

Đương thời, Phương diện hồng quân I do Mao Trạch Đông, một trong những người sáng khởi ĐCSTQ, lãnh đạo.

Theo bài viết của nhà sử học Cao Hoa “Khảo sát lịch sử của Mao Trạch Đông về Đoàn AB tại Khu Xô viết Giang Tây”, vào tháng 10/1930, Mao Trạch Đông, tổng chính ủy kiêm bí thư ủy của Phương diện hồng quân I, để trấn áp mọi thế lực công khai và tiềm tại phản đối ông ta, liền lấy danh nghĩa “đánh Đoàn AB” để thực hiện một cuộc thanh trừng lớn trong Phương diện hồng quân I, sau đó mở rộng cuộc vận động.

“Trong vòng chưa đầy một tháng, trong hơn 40.000 hồng quân, đã có hơn 4.400 phần tử ‘Đoàn AB’ bị tiêu diệt, trong đó có ‘hàng chục tướng lĩnh’ (ám chỉ tổng chỉ huy của ‘Đoàn AB’), những người này đều bị hành quyết.”

Thượng tướng Tiêu Khắc của ĐCSTQ năm đó đã đích thân trải qua vận động dẹp phản do Mao Trạch Đông phát động. Sau này ông nhớ lại: “Bộ Chính trị Quân đội cho chúng tôi biết, có một ‘đoàn AB’ ở địa bàn của các anh, đồng thời chỉ điểm cụ thể một số người. Căn cứ vào câu nói này, họ đã bị bắt, khi thẩm tra họ đều không thừa nhận, đánh cho một trận, họ đều thừa nhận, khai ra hàng chục cái tên. Lại bắt lại mấy chục người đó, vừa đánh vừa tra, lại khai thêm hàng chục người nữa.”

Vào ngày 3/12/1930, Mao Trạch Đông cử Lý Thiều Cửu, chủ nhiệm Ủy ban phản cách mạng của Phương diện hồng quân I, đến Tomita, trụ sở của Chính quyền Xô viết Giang Tây của ĐCSTQ, để thực hiện các hành động dẹp phản cách mạng tại Ủy ban hành động tỉnh Giang Tây và Hồng quân 20. Trong vòng năm ngày, hơn 120 người thuộc cái gọi là “đoàn AB” đã bị bắt, và hơn 20 người đã liên tiếp bị hành quyết.

Theo ghi chép vào thời điểm đó, những người bị bắt “không ngừng la khóc vang trời, và bị tra tấn dã man đến cùng cực”.

Việc lạm bắt lạm sát của Lý Thiều Cửu đã gây ra một cuộc binh biến trong Hồng quân 20, một số sĩ quan và binh lính bị buộc phải tạo phản thậm chí còn hô vang khẩu hiệu “Đả đảo Mao Trạch Đông”.

Sau đó, Mao Trạch Đông đã tiến hành đàn áp khốc liệt Hồng quân 20, và toàn bộ Hồng quân 20 bị tước vũ khí, tất cả các sĩ quan trên trung đội phó, bao gồm quân trưởng Tiêu Đại Bằng và chính ủy Tằng Bỉnh Xuân, toàn bộ đều bị hành quyết.

Vụ giết người do Hạ Hi chủ đạo

Tháng 1/1931, ĐCSTQ tổ chức Hội nghị toàn thể lần thứ tư của Ban Chấp hành Trung ương khóa VI, ra chỉ thị cho các Chi bộ Trung ương, Khu Xô viết và Hồng quân “đấu tranh tiêu diệt đoàn AB và hết thảy các lực lượng phản cách mạng”, lần lược phái Bác Cổ đến Khu Xô viết Trung ương, và Hạ Hi đến Khu Xô viết Tây Hồ Nam và Hồ Bắc, Trương Quốc Đảo đến Khu Xô viết Hồ Bắc, Hà Nam và An Huy, để chủ trì việc tiêu diệt phản cách mạng.

Sau khi Hạ Hi giữ chức Bí thư Chi bộ Trung ương Tây Hồ Nam và Hồ Bắc của ĐCSTQ, ông ta đến Hồng Hồ vào mùa xuân năm 1931 và chủ trì việc loại bỏ tất cả các tổ chức phản cách mạng ẩn náu trong đảng Tây Hồ Nam và Hồ Bắc, trong hồng quân, được gọi là ‘đoàn AB’ hay phe ‘cải tổ’.

Theo bài báo “Hồi tưởng của Hạ Long về việc tiêu diệt phản cách mạng ở Tây Hồ Nam và Hồ Bắc” được đưa vào lịch sử ĐCSTQ, Hạ Hi đã “túc phản sát nhân, đến mức điên cuồng”.

Hạ Long, Nguyên soái của ĐCSTQ, hồi ức: “Các cán bộ khu quận ở Hồng Hồ đều bị giết trong cuộc ‘dẹp phản’. Trong Hồng quân 3, liên đội trước sau bị giết hơn chục liên trưởng. Hạ Hi tại Hồng Hồ giết người liền mấy tháng, đã giết cả vạn người chỉ trong một lần dẹp phản… Sau thất bại của Hồng Hồ, Hạ Hi và Hồng quân 3 hội hợp tại núi Đại Hồng, trong khi vòng vo ở đó, ông ta vẫn y nhiên ban ngày bắt người, ban đêm giết người. Bắt người, giết người đều không có căn cứ tài liệu nào, đều chỉ là chỉ tên hỏi cung.

Theo cách này, chủ lực của Hồng quân đã tiêu tán từ hơn 20.000 xuống chỉ còn 3.000, và hầu hết các trung đoàn độc lập ban đầu và hồng vệ binh ở khu vực Xô viết cũng bị diệt đến kiệt quệ.

Chuyện này vẫn chưa kết thúc, Hạ Hi dẹp phản dẹp đến trình độ nào? Dẹp đến mức ông ta cho rằng toàn bộ tổ chức đảng và liên đoàn ở phía tây Hồ Nam và Hồ Bắc của ĐCSTQ là không được, vì vậy ông ta đề xuất giải tán các tổ chức đảng, đoàn, thành lập một hồng quân mới.

Đương thời, Đoàn Đức Xương, một thành viên của Ủy ban tỉnh Tây Hồ Nam và Hồ Bắc của ĐCSTQ, người sáng lập chính của Khu Xô viết Hồng Hồ, và là chỉ huy của Sư đoàn 9 Đỏ, đã trực tiếp buộc tội Hạ Hi, nói rằng: “Ông đã san bằng Hồng quân, san bằng Khu Xô viết, còn muốn san bằng đảng… Ông, Bí thư Cục Trung ương Tây Hồ Nam và Hồ Bắc là thứ gì?”

Những lời này chọc giận Hạ Hi. Ông ta tin rằng Đoàn Đức Xương đã trở thành trở ngại cho chiến dịch dẹp phản của ông ta, quyết định loại trừ Đoàn Đức Xương. Hạ Long kiên quyết phản đối, nhưng Hạ Hi vẫn dùng “quyền quyết định cuối cùng” của mình để giết Đoàn Đức Xương.

Trước khi bị giết, Đoàn Đức Xương nói vài lời với Hạ Hi: thứ nhất, bản thân anh ta không phải là cái gọi là “phái cải tổ”, thứ hai, hồng quân không còn đạn dược, giết anh ta có thể dùng dao chặt đầu. Cuối cùng, anh ta thực sự bị băm đến chết.

Hạ Long cũng nhớ lại tình cảnh trước khi Vương Bỉnh Nam, chỉ huy của Sư đoàn Độc lập và tham mưu trưởng của Sư đoàn 9 Đỏ, bị giết. Ông ấy kể: 

“Sau bữa tối ngày hôm đó, tôi và Hạ Hi, Tiểu Quan (chỉ Quan Hướng Ứng) đi ngang qua ngôi làng, nhìn thấy Vương Bỉnh Nam đang bị trói và áp giải ra ngoài, lúc đó trời còn lạnh, Vương Bỉnh Nam bị lột trần thân trên, toàn thân không còn chỗ nào lành lặn, có chỗ còn có giòi bò, đó là một ngày tháng Ba! Ông ấy nhìn thấy Hạ Hi, liền hét lớn: ‘Hạ Hi, mẹ mày, mày là phái cải tổ nào? Rút lui từ Hồng Hồ, tại Giang Lăng, mày rơi xuống hồ, là chính lão đã cứu mày lên bờ, cứu mày một mạng, còn có phái cải tổ như vậy ư? Mày bị mù rồi…’ Hạ Hi chỉ đi qua, không nói một lời.”

Đương thời, Hạ Long là đảng viên Chi bộ Tây Hồ Nam và Hồ Bắc của ĐCSTQ, phó chủ tịch Quân ủy tỉnh, kiêm chỉ huy hồng quân. Ông nói rằng Hạ Hi đã cố gắng hạ độc thủ ông hai lần, nhưng không thành công.

Dương Quang Hoa, Bí thư Tỉnh ủy Tây Hồ Nam và Hồ Bắc, người đã tham gia “dẹp phản”, đã viết một báo cáo cho Ủy ban Trung ương ĐCSTQ ngày 19/12/1932, trong đó nói:

“Ngoại trừ một số lãnh đạo cấp cao và thiểu số nhân viên công vụ, tất cả các cơ quan lãnh đạo của đảng và các nhóm chính quyền cấp tỉnh (Tây Hồ Nam và Hồ Bắc) đều là phản cách mạng hoặc bị tình nghi là phần tử phản cách mạng; Ủy ban đặc biệt Nghi Xương và Miện Dương, Giang Lăng, Xuyên Dương, Thiên Hán, Thiên Tiềm huyện ủy các huyện tất cả đều là phản cách mạng; Huyện ủy huyện Giang Nam, Tiềm Giang, Giám Lợi và Ủy ban đặc biệt Tương Bắc, trừ một số ít, đều là phản cách mạng hoặc tình nghi phản cách mạng; bí thư các khu ủy Kinh Môn, Vân Hiếu và đại bộ phận bí thư phân khu cho đến nhân viên bảo vệ cục các huyện đều là phản cách mạng.”

“Bảy tham mưu trưởng Bộ tham mưu Quân ủy tỉnh, tham mưu trưởng Hồng quân 3, sư trưởng Hồng quân 8, các chính ủy, tham mưu trưởng, chủ nhiệm ban chính trị của ba sư đoàn, toàn thể nhân viên tổ chức, tuyên truyền của ban chính trị ba sư đoàn, đa số là Trung đoàn trưởng, Chính ủy trung đoàn, Tham mưu trưởng trung đoàn, đại bộ phận quân trưởng và một số liên trưởng, đại bộ phận các trưởng phòng quân sự hậu phương, các bộ trưởng quân sự, đội trưởng du kích của hầu hết các huyện đều là phản cách mạng…”

Từ tháng 5 năm 1932 đến mùa hè năm 1934, Hạ Hi đã tiến hành  bốn lần “dẹp phản”. Cuối cùng, Hồng quân 3 không còn chỗ đứng, chỉ biết lang thang, bên bờ vực diệt vong.

10 vạn người đã bị giết

Vậy, ĐCSTQ đã giết bao nhiêu người trong những năm 1930 khi nó phát động chiến dịch dẹp phản?

Thượng tướng ĐCSTQ Tiêu Khắc cho biết trong hồi ký của mình, rằng tổng cộng 10 vạn người đã bị giết hại ở khu vực Xô Viết.

Năm 1991, tập đầu tiên của “Lịch sử ĐCSTQ” do Văn phòng Nghiên cứu Lịch sử đảng của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ biên soạn và xuất bản đã ghi lại: Trong cuộc đấu tranh loại bỏ đoàn AB và đảng Dân chủ Xã hội, hơn 7 vạn thành viên đoàn AB, 6.352 thành viên đảng Dân chủ Xã hội, và 2 vạn người phái cải tổ, đã thiệt mạng.

Đây là tất cả các dữ liệu do chính ĐCSTQ đưa ra.

Chúng ta hãy quay trở lại một vấn đề quan trọng: Có thực sự có một “đoàn AB” trong nội bộ ĐCSTQ vào thời điểm đó không?

Đái Hướng Thanh, chủ nhiệm Văn phòng Nghiên cứu Lịch sử đảng Trường đảng ủy Giang Tây, đã thực hiện rất nhiều cuộc điều tra và nghiên cứu về lịch sử chống “đoàn AB” của ĐCSTQ. Trong bài báo “Dẹp ‘đoàn AB’ không phải là khuếch đại, mà là một sai lầm cơ bản”, ông đã chứng minh với đầy đủ bằng chứng, rằng không có đoàn AB nào trong ĐCSTQ vào thời điểm đó. Đánh ‘đoàn AB’ không phải là ‘khuếch đại hóa’, mà là một sai lầm cơ bản.

Nếu “đoàn AB” không tồn tại, tại sao lại có nhiều người bị giết dưới danh nghĩa “chống đoàn AB” đến vậy?

Truy về cội nguồn, chúng ta phải quay trở lại lý luận đấu tranh giai cấp do lão tổ tông của ĐCSTQ là Mác (Kark Marx) chủ trương. Mác đơn giản hóa lịch sử của toàn xã hội nhân loại thành lịch sử đấu tranh giai cấp. Kết quả là, “triết học đấu tranh” đã trở thành hệ tư tưởng chỉ đạo quan trọng nhất của đảng Cộng sản.

Trên thực tế, từ ĐCSLX đến ĐCSTQ, đấu tranh không ngừng nghỉ. Có địch thì phải đấu, không có địch thì phải tạo ra địch để đấu.

Vụ giết người quy mô lớn đầu tiên trong lịch sử của ĐCSTQ là một thực tiễn cụ thể của việc “không có địch, cũng phải tạo ra địch để đấu”. Kể từ đó, những sự tình như vậy đã được diễn đi diễn lại bởi ĐCSTQ.

Mời quý vị xem video gốc tại đây.

Theo Epoch Times
Bản dịch ĐKN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP