Lạm phát tháng Hai cao nhất trong 8 năm qua

Lạm phát tháng Hai cao nhất trong 8 năm qua

Lạm phát tháng Hai cao nhất trong 8 năm qua

Lạm phát tháng Hai cao nhất trong 8 năm qua

Lạm phát tháng Hai cao nhất trong 8 năm qua
Lạm phát tháng Hai cao nhất trong 8 năm qua
Chủ nhật, 29-12-2024 22:34, (GMT+07:00)
Lạm phát tháng Hai cao nhất trong 8 năm qua
01-03-2021 21:12

Lạm phát có dấu hiệu quay trở lại, không hoàn toàn bởi yếu tố mùa vụ mà còn do giá dầu, nguyên liệu thế giới tăng mạnh. Cùng với lạm phát, tỷ giá cũng tăng vọt trên thị trường tự do. Điểm sáng là hoạt động xuất khẩu cũng tăng mạnh trong hai tháng đầu năm nhưng chủ yếu nhờ sự đóng góp của khu vực đầu tư nước ngoài.

Chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 2/2021 (so với tháng trước đó) tăng cao nhất trong 8 năm trở lại đây. Theo công bố của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 2/2021 tăng tới 1,52% so với tháng trước. Đây là mức tăng cao nhất kể từ năm 2014. 

CPI tháng 2/2021 (so với tháng trước), tăng cao nhất so với cùng kỳ kể từ năm 2014 (Nguồn: TCTK) 
CPI tháng 2/2021 (so với tháng trước), tăng cao nhất so với cùng kỳ kể từ năm 2014 (Nguồn: TCTK)

Lạm phát tăng chủ yếu do giá dầu

Giải thích nguyên nhân CPI tháng 2/2021 tăng cao, TCTK cho rằng yếu tố thời vụ là Tết Nguyên đán đã tác động đáng kể tới nhu cầu tiêu dùng. Bên cạnh đó, việc Tập đoàn Điện lực Việt Nam kết thúc chương trình hỗ trợ giảm giá điện, tiền điện cho khách hàng; giá lương thực, thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình và giá dịch vụ giao thông công cộng tăng trong dịp Tết Nguyên đán là những nguyên nhân chính làm CPI tháng 2/2021 tăng cao so với tháng trước và so với tháng 12 năm trước (+1,58%).

Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 2 chỉ tăng 0,70%. Đây là mức thấp nhất kể từ năm 2016 đến nay nếu so sánh cùng kỳ. Mặc dù CPI tháng 2 năm nay tăng cao so với tháng trước, song bình quân 2 tháng đầu năm 2021, CPI giảm 0,14% so với cùng kỳ năm trước. Áp lực giá cả trong hai tháng đầu năm ngoái là lớn hơn so với hai tháng đầu năm nay. 

Nhìn vào các đóng góp tăng giá trong rổ hàng hóa tính CPI, giá dầu tăng đã góp phần tăng đáng kể CPI trong tháng 2/2020. Trong khi đó, giá dầu, giá hàng hóa nguyên vật liệu cho sản xuất thế giới đang có xu hướng tăng cao, điều này có thể tác động đáng kể tới lạm phát trong nước trong thời gian tới.

Giá dầu tăng đã góp phần tăng đáng kể CPI trong tháng 2/2020. (Nguồn ảnh: GettyImages)

Mười nhóm hàng hóa tăng giá trong rổ tính CPI, Nhóm giao thông đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng lạm phát do giá dầu thế giới tăng trở lại.

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng có mức tăng cao nhất với 4% (làm CPI chung tăng 0,75 đpt). Trong đó, chỉ riêng việc giá điện sinh hoạt tháng 2 tăng 20,06% cũng đã tác động làm CPI chung tăng 0,66 điểm phần trăm. Tiếp đó, Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,61%, nguyên nhân chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh trong dịp Tết Nguyên đán. Trong đó, lương thực tăng 1,77%; thực phẩm tăng 1,82%, làm CPI chung tăng 0,39 điểm phần trăm; còn ăn uống ngoài gia đình tăng 1,01%. Do đợt điều chỉnh giá xăng dầu vào cuối tháng 1/2021, cộng thêm nhu cầu đi lại trong dịp Tết tăng cao, nên trong tháng 2/2021, Nhóm giao thông tăng 1,55%. 

Tỷ giá tăng mạnh trên thị trường tự do, phù hợp với biến động của lạm phát và chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới tăng cao

Trong hai ngày cuối tuần vừa qua, tỷ giá trên thị trường tự do áp sát mức 24,000VND/USD, nới rộng khoảng cách so với tỷ giá bán trong NHTM, được quản lý theo tỷ giá trung tâm của Ngân hàng nhà nước. 

Tỷ giá ngày 01/03/2021 (theo báo Laodong.vn)

  • Tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ở mức 23.145 VND/USD.
  • Tỷ giá USD chợ đen sáng nay ở mức 23.870 - 23.950 đồng (mua – bán).
  • Tỷ giá Vietcombank hôm nay niêm yết ở mức: 22.900 đồng - 23.110 đồng (mua - bán). Tỷ giá USD/VND tăng 10 đồng ở cả hai chiều so với phiên trước.
Tỷ giá áp sát mức 24,000VND/USD trên thị trường tự do, cao hơn nhiều so với tỷ giá chính thức trong hệ thống các NHTM (Nguồn: MSB)
Tỷ giá áp sát mức 24,000VND/USD trên thị trường tự do, cao hơn nhiều so với tỷ giá chính thức trong hệ thống các NHTM (Nguồn: MSB)

Nếu xét về cung - cầu ngoại tệ, các yếu tố của cầu ngoại tệ chưa có biến động mạnh như cầu ngoại tệ xuất khẩu, rút vốn của nhà đầu tư nước ngoài...  Bên cạnh đó cung ngoại tệ vẫn đang dồi dào do xuất siêu hai tháng đầu năm 1,29 tỷ USD, dự trữ ngoại hối cao.. Tóm lại, chưa có dấu hiệu về cầu ngoại tệ tăng mạnh hay cung ngoại tệ bị hạn chế khiến tỷ giá phải tăng mạnh trên thị trường tự do. 

Tuy nhiên, tỷ giá đồng VND/USD tăng mạnh trên thị trường tự do phần nào phù hợp với biến động lạm phát và dự báo lạm phát trong ngắn hạn. Ngoài ra, cầu ngoại tệ phi chính thức có thể tăng mạnh khi giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch quá cao. Buôn lậu vàng tìm kiếm lợi nhuận chênh lệch giữa hai thị trường trong và ngoài nước thường là vấn đề nhức nhối của nền kinh tế Việt trong nhiều thập kỷ qua. Biểu hiện của tình trạng này luôn là tài khoản Lỗi và Sai sót trong bảng cân đối tài khoản BOP của quốc gia tăng vọt. Tuy nhiên, đây chỉ là dự đoán dựa vào kinh nghiệm quá khứ, chưa có bằng chứng cho thấy tỷ giá cao do cầu ngoại tệ cao vì buôn bán vàng trên thị trường “phi chính thức”. 

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh trong hai tháng đầu năm, chủ yếu tăng nhờ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 2 tháng đầu năm nay ước tính đạt 95,81 tỷ USD, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 48,55 tỷ USD, tăng 23,2%; nhập khẩu đạt 47,26 tỷ USD, tăng 25,9%. Cán cân thương mại hàng hóa 2 tháng đầu năm ước tính xuất siêu 1,29 tỷ USD. 

Về xuất khẩu, khu vực kinh tế trong nước đạt kim ngạch 11,48 tỷ USD, tăng 4,4%, chiếm 23,6% tổng kim ngạch XK; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 37,07 tỷ USD, tăng 30,5%, chiếm 76,4%. 

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 47,26 tỷ USD, tăng 25,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 15,62 tỷ USD, tăng 16%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 31,64 tỷ USD, tăng 31,4%.

Trà Nguyễn

Theo NTDVN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP