Ký ức đầy ám ảnh của một phi công khi bị ĐCSTQ bức hại

Ký ức đầy ám ảnh của một phi công khi bị ĐCSTQ bức hại

Ký ức đầy ám ảnh của một phi công khi bị ĐCSTQ bức hại

Ký ức đầy ám ảnh của một phi công khi bị ĐCSTQ bức hại

Ký ức đầy ám ảnh của một phi công khi bị ĐCSTQ bức hại
Ký ức đầy ám ảnh của một phi công khi bị ĐCSTQ bức hại
Thứ bảy, 28-12-2024 15:17, (GMT+07:00)
Ký ức đầy ám ảnh của một phi công khi bị ĐCSTQ bức hại
05-08-2020 20:15

Cuối năm 2000, một phi công người Trung Quốc bị quan chức của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tước giấy phép lái máy bay, lý do là vì anh muốn làm người tốt.

Trương Quốc Lương, một trong hàng chục triệu người TQ tu luyện Pháp Luân Công, và cũng là nạn nhân của chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công vào tháng 7/1999. (Ảnh: Visiontimes)

Câu chuyện kể về anh Trương Quốc Lương – một phi công của hãng hàng không China Southern Airlines tại thời điểm đó.

Trong cuộc phỏng vấn với Vision Times, anh Trương kể lại những trải nghiệm kinh hoàng mà mình phải đối mặt, trong suốt những năm 2000 như phải lao động cưỡng bức và bị tra tấn. Bên cạnh đó, anh cũng kể về lần trốn sang Thái Lan, sau đó đến Mỹ – nơi mà anh nhận định là một “vùng trời của sự tự do”.

Dù đã thoát khỏi Trung Quốc, nhưng những ký ức về việc bị bức hại vẫn là một nỗi ám ảnh trong cuộc đời của anh. 

Trương cho biết: “Tôi đã mất liên lạc với toàn bộ bạn bè tại Trung Quốc”. Anh cho biết, để không bị chính quyền phát hiện, các nhóm tôn giáo, những người có đức tin bị đàn áp tại Trung Quốc buộc phải thay đổi nơi ở và số điện thoại liên tục. 

“Và giờ đây, những người quen của tôi tại Hồng Kông và những học viên Pháp Luân Công đều đang phải đối diện với những bức hại sắp tới từ phía ĐCSTQ”, anh nói.

Ngày 1/7, chính quyền Trung Quốc đã thực thi luật an ninh quốc gia hà khắc, ngăn cấm gần như toàn bộ hành vi bất đồng chính kiến tại Hồng Kông, đánh dấu sự chấm dứt quyền tự trị và tự do chính trị của đặc khu này.

Từ bay trên trời cao cho đến đứng sau song sắt

Là một trong hàng chục triệu người Trung Quốc tu luyện Pháp Luân Công, anh Trương đã trở thành nạn nhân của chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công vào tháng 7/1999. 

Vào những năm 1992 là giai đoạn môn khí công tu luyện thiền định này đang phổ biến rộng rãi khắp cả Trung Quốc. Theo chính phủ Trung Quốc thống kê, vào thời gian đó, có từ 70 đến 100 triệu người theo học Pháp Luân Công, người theo học có đủ các tầng lớp trong xã hội, trong đó có cả các quan chức cấp cao của ĐCSTQ.

Trương nhận định các giá trị phổ quát của Pháp Luân Công tập trung cốt lõi vào 3 chữ là Chân-Thiện-Nhẫn, các bài tập động tác của bộ môn giúp tâm trí anh được thư thả và cải thiện sức khỏe đáng kể. Nhưng năm 1999, ĐCSTQ lo sợ rằng Pháp Luân Công là một mối nguy cho chính trị vì người theo học quá nhiều, nhiều hơn cả số đảng viên lúc đó.

ĐCSTQ vu khống Pháp Luân Công là một “tà giáo”. Ngày 20/7/1999, Giang Trạch Dân – người đứng đầu ĐCSTQ lúc đó đã tập trung nguồn lực của nhà nước trên mọi cấp độ, nhằm xóa sổ môn tu luyện thiền định này. 

Nhiều thập kỷ trôi qua, hàng trăm nghìn học viên đã bị bắt giam, nhiều người phải chịu cảnh lao động cưỡng bức, bị tra tấn tàn bạo hoặc bị cưỡng bức thu hoạch nội tạng – một tội ác chống nhân loại.

Khi ấy Trương còn là một phi công, anh bay liên tục các chuyến nội địa từ Trung Quốc đến Hồng Kông, anh cảm nhận được sự căng thẳng gần như ngay lập tức. Là một phi công, anh Trương được xem là một cá nhân xuất sắc có ích cho xã hội, nhưng điều đó đã nhanh chóng bị thay đổi. 

Trương Quốc Lương lúc làm phi công cho hãng hàng không China Southern Airlines vào những năm 1990. (Ảnh: Visiontimes)

Anh chia sẻ: “Tại Trung Quốc, các phi công bị chỉnh đốn rất nghiêm khắc. Sau tháng 8/2000, tôi không bao giờ được phép bay nữa [lúc đó anh còn chưa rời khỏi Trung Quốc]”.

Anh nhớ lại, sau lần hạ cánh cuối cùng, China Southern điều phối anh làm một công việc giặt ủi, cắt giảm hơn 60% thu nhập và ép anh phải ký các giấy tờ cam kết với nội dung: Sẽ không bao giờ tập Pháp Luân Công thêm lần nào nữa.

Và kiên định như nhiều học viên Pháp Luân Công khác, chàng phi công đã phản kháng lại bộ máy chính quyền. Vì muốn “cố làm sáng tỏ sự thật” về đức tin của mình, Trương đã bị bắt giữ nhiều lần và từng bị điều vào một trong những trại tẩy não khét tiếng của chính quyền Trung Quốc. Tại đây, để khiến các học viên thay đổi nhận thức về đức tin của mình, các cảnh sát đã thường xuyên tra tấn, đánh đập thậm chí bị giết hại.

Trương nhớ lại giai đoạn cuối cùng đứng sau song sắt: “Có 3 lính canh theo dõi tôi cả ngày lẫn đêm. Chúng tôi lúc nào cũng phải làm mọi thứ cùng các tù nhân khác, họ làm vậy để đảm bảo rằng không ai có thể tập các bài tập của Pháp Luân Công”.

Tài liệu tống giam từ Trung tâm giam giữ ở Quảng Châu, thành phố quê hương của anh Trương ở miền nam Trung Quốc. (Ảnh: Visiontimes)

Tìm kiếm tự do

Năm 2008, sau khi được thả tự do, Trương bắt đầu tìm cách thoát khỏi Trung Quốc. Anh đã liên hệ với một kẻ buôn người, giúp đưa anh đến Myanmar vào nửa đêm. Nhưng các quan chức an ninh Trung Quốc nhanh chóng phát hiện ra vụ việc.

“Tôi nhận được tin Bộ An ninh Quốc gia đã điều người [tới Myanmar]. Họ túc trực tại ranh giới giữa Myanmar và Thái Lan để chờ tôi đến đó”, Trương kể lại. 

“Gã buôn lậu tỏ ra vô cùng lo lắng và hỏi tôi: Tại sao anh lại trốn chạy vậy?. Sau khi kể với anh ta rằng, tôi đã cố thoát khỏi sự đàn áp như thế nào, anh ấy nói: Đêm nay hãy ở lại đây, anh ta sẽ nghĩ cách’. Cuối cùng, phía Bộ An ninh Quốc gia chờ đợi quá lâu mà không thấy động tĩnh gì nên họ đã quay về Trung Quốc”.  

Sau nhiều gian nan, cuối cùng Trương cũng đến được Thái Lan. Anh ở lại đây một thời gian khá lâu, để nói rõ chân tướng cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ, để nhiều người hơn sáng tỏ sự tàn ác, và lừa dối của chính quyền Trung Quốc.

Theo anh Trương, chính sức ép ngoại giao mà ĐCSTQ đang phải đối diện đã giúp giảm nhẹ những cực hình tàn bạo mà các học viên Pháp Luân Công và tù nhân lương tâm khác phải đối diện. “Trong giai đoạn đầu đàn áp, lực lượng cảnh sát Trung Quốc vô cùng tàn bạo. Sau đó, chính sức ép từ dư luận quốc tế đã buộc họ phải nương tay hơn”. 

Trong giai đoạn Trương trốn thoát, chính quyền Trung Quốc đã đe dọa vợ của anh, cô ấy theo học Pháp Luân Công tại thời điểm đó. Họ gây sức ép để buộc cô thuyết phục chồng mình quay về Trung Quốc. Và thay vì nghe theo chính quyền, cô đã cùng con mình theo chồng sang Thái Lan.  

Năm 2013, anh Trương cùng gia đình chuyển sang định cư tại Mỹ sau khi được cho phép tị nạn chính trị. Do đã từng có bằng lái phi công Mỹ trong giai đoạn làm việc tại China Southern, nên Trương đã tìm được một công việc phù hợp tại hãng hàng không Trans States Airlines. Tuy hãng hàng không hiện đã ngừng hoạt động do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, nhưng Trương hiện vẫn nhận được rất nhiều đề xuất tuyển dụng khác chờ đón anh. 

Nhận xét về tình hình ở Hồng Kông, anh Trương nói rằng cộng đồng quốc tế đừng phụ lòng người dân tại đặc khu: “Chính phủ các nước cần tạo nhiều sức ép hơn với ĐCSTQ về những hành vi vi phạm nhân quyền của họ, nếu không mọi thứ sẽ còn tồi tệ hơn nữa”. 

Theo Tinh Hoa

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP