Kỳ quan cổ đại: Thiên không tách mở, Thiên nhãn đại khai

Kỳ quan cổ đại: Thiên không tách mở, Thiên nhãn đại khai

Kỳ quan cổ đại: Thiên không tách mở, Thiên nhãn đại khai

Kỳ quan cổ đại: Thiên không tách mở, Thiên nhãn đại khai

Kỳ quan cổ đại: Thiên không tách mở, Thiên nhãn đại khai
Kỳ quan cổ đại: Thiên không tách mở, Thiên nhãn đại khai
Thứ bảy, 28-12-2024 14:54, (GMT+07:00)
Kỳ quan cổ đại: Thiên không tách mở, Thiên nhãn đại khai
08-03-2022 15:27

Nhân sinh tại thế, cho rằng mọi sự trên đời đều là kết quả sự liều lĩnh tranh đấu của bản thân, kỳ thực trong vô minh, phú quý sinh tử đều có định số, con người chỉ cần thuận Thiên mà hành là được. (Ảnh: Fotolia)

Trong vô ý, ông vô tình ngẩng đầu nhìn lên và thấy cổng trời rộng mở, nhìn thấy Thiên Đế đội vương miện, choàng áo bào, ngồi ngay ngắn trên cao ở chính điện, hai bên có rất nhiều vệ sĩ mang cờ xí lọng quạt và vũ khí; cung điện Thiên Cung tán phát ánh quang huyễn lệ ngoạn mục…

Trong truyền thuyết dân gian, mỗi năm cứ đến ngày Hoàng lịch 6/6, Ngọc Đế sẽ hạ chiếu mở cổng Thiên Cung, để bất cứ ai cũng có thể tận mắt chiêm ngưỡng ​chân dung của Ngọc Đế. Thế nhân cũng có thể hướng đến Ngọc Đế lễ bái cầu phúc, hoặc sám hối lỗi lầm. Trong các triều đại thời xưa, có rất nhiều tài liệu ghi chép lại cảnh tượng Thiên môn đại khai, mắt trời mở ra, đồng thời kèm theo đó là nhiều kỳ quan, khiến nhân gian đại khai nhãn giới.

Hình ảnh cho thấy “Thiên khai thọ vực nam cực đồ. Tử vi thiên cung”. (Ảnh: phạm vi công cộng)

Kỳ quan Thiên liệt (bầu trời tách mở), chúng nhân tận mục sở thị

Nguyên Hảo Văn, một bậc đại Nho thời nhà Kim và nhà Nguyên, trong tập 4 của cuốn “Tục di kiên chí” đã ghi chép rằng, vào ngày 24 tháng 6 năm Nguyên Quang Nhâm Ngọ (năm 1222), Thôi Trấn Chi, huyện lệnh Hàm Ninh đương nhiệm, lúc đó đang triệu tập cư dân ở thôn Khoát Khẩu để thẩm kê thuế khóa. Giữa thanh thiên, bầu trời đột nhiên nứt ra vài thước, từ hướng đông nam sang hướng tây bắc. Chúng nhân nhìn thấy từ miệng vết nứt, những luồng sáng rực rỡ thấu qua, xoắn xuýt như tia chớp, khiến chúng nhân chấn động. Mọi người không dám ngưỡng thị quá lâu. Đương thời, quan lại và bách tính hàng trăm người đều tận mục sở thị kỳ quan này.

Chúc Chi San, một tài tử thời nhà Minh, đã mô tả trong cuốn “Chí quái lục”, căn cứ theo lời kể của cha ông là Chúc Sở, vào những năm Minh Tuyên Tông Tuyên Đức (1426-1435), có một ngày, đột nhiên bầu trời đột ngột tách mở ra ở phía tây nam, miệng mở ra rộng khoảng hơn chục trượng. Lúc đó giữa thanh thiên, bầu trời trong vắt màu lam không gợn chút mây, từ mặt đất có thể nhìn rõ biên duyên bên trong và ngoài của miệng trời. Bên trong miệng trời mở ra một không gian quảng khoát mênh mang thâm thúy, căn bản không có cách nào đoán ước tận cùng sâu độ. Qua một lúc lâu, miệng trời mới đóng lại. Đứng phía trước và phía sau dinh quan, hàng trăm người đã tận mắt chứng kiến.

Ghi chép về cảnh tượng cổng trời mở qua các triều đại

“Cổ kim kỳ văn loại ký” quyển một “Thiên văn ký” ghi chép lại rằng, thời Minh triều có phát sinh một số lần cảnh tượng Thiên Môn (cổng trời) đại khai. Trong những năm Minh Anh Tông Thiên Thuận (1457-1464), ở huyện Lan, phủ Lâm Thao, tỉnh Thiểm Tây, có một hương dân tên là Trần Loan, thức dậy một mình vào lúc nửa đêm. Trong vô ý, ông vô tình ngẩng đầu nhìn lên và thấy cổng trời rộng mở, nhìn thấy Thiên Đế đội vương miện, choàng áo bào, ngồi ngay ngắn trên cao ở chính điện, hai bên có rất nhiều vệ sĩ mang cờ xí lọng quạt và vũ khí; cung điện của Thiên Cung tán phát ánh quang huyễn lệ ngoạn mục. Trần Loan vội gọi người nhà đến xem, nhưng người nhà không có duyên với kỳ quan này, nên khi họ trở dậy, một đám mây bất ngờ đã đóng lại cổng Thiên Đình.

Năm Minh Hiếu Tông Hoằng Trị Mậu Thân (năm 1488) vào ngày 26 tháng 2, lại lần nữa xuất hiện cảnh tượng Thiên Môn đại khai, nhưng chứng kiến hàng trăm vạn người cưỡi thiên mã từ dưới tiến nhập Thiên Môn, đương thời quân dân Thiểm Tây toàn bộ đều tận mục sở thị sự kiện này. Sự kiện này cũng được tìm thấy ghi chép trong cuốn “Minh sử ty Thiên chí” như sau: “Hoằng Trị Nguyên niên Nhị nguyệt, Thiểm Tây Thiên khai, kiến nhân mã cập dị vật bách vạn tự hạ nhi thượng”, ý tứ là tháng 2 năm Hoằng Trị Nguyên, cổng trời mở ra ở Thiểm Tây, nhìn thấy trăm vạn người ngựa và dị vật thăng thượng.”

Thời kỳ Minh Vũ Tông Chính Đức (năm 1506-1521), ở huyện Giang Đô, tỉnh Dương Châu, có một người câm họ Trịnh, mọi người đều gọi anh là “Trịnh Câm”. Một đêm nọ, khi Trịnh Câm đi đến cổng nam, anh đột nhiên nhìn thấy một hồng quang màu đỏ chói xuất hiện trên thiên không. Anh ngẩng đầu nhìn hướng lên thì thấy Thiên khai nhãn, vội vàng quỳ xuống kính bái, quên cả bản thân mình đang bị câm, chỉ nguyện cho mọi người cùng xem mà hét lên. Lúc đó, anh không cảm giác âm thanh từ trong miệng mình phát ra, nhưng cũng từ lúc đó, anh không còn bị câm nữa.

Lang Anh, một học giả Minh triều, đã ghi lại sự kiện này trong “Thất tu loại cảo”, căn cứ theo Tào Thủ Chân, tiến sĩ Dương Châu, tự xưng là người quen cũ của cha của Trịnh Câm. Lang Anh cho rằng chuyện này tương đối đáng tin. Trịnh Câm thấy cổng trời mở, liền quỳ xuống kính bái, từ đó liền có thể mở miệng nói được, quả là một kỳ tích. Có lẽ đó là phúc báo mà anh nhận được vì sự kiền thành kính Thiên.

Thời kỳ Thanh triều, cũng xuất hiện nhiều lần cảnh tượng Thiên khai. Vào năm Thuận Trị thứ mười (năm 1653), những người ở Tương Dương, Hồ Bắc thấy Thiên môn đại khai, cổng trời rộng mở, chỗ nào thiên khai là một màn ánh sáng quang minh tươi sáng, lại nhìn thấy hai hoàng kỳ (lá cờ vàng) cự đại, mỗi hoàng kỳ dài vài thước, bay phấp phới trong thiên không, còn có thể mơ hồ nhìn thấy dòng chữ trên lá cờ. Cảnh tượng tiếp tục duy trì cho đến tối mới tiêu mất.

Theo mô tả của “Lưu Thanh Thiên” Lưu Kiện, một viên quan triều Thanh, vào năm Khang Hy thứ mười một (1672), ba ngày sau ngày đông chí, trời giáng sấm sét, mưa đá cùng với gió và tuyết. Nhưng từ hướng Tây Bắc nhìn thấy Thiên môn đại khai, xuất hiện cảnh tượng thiên nhân kị mã giao chiến bên trong cổng trời.

Theo ghi chép trong tập 98 của “Giang Tây Thông Chí”, vào tháng 8 năm Càn Long thứ năm mươi mốt (1786), bầu trời ở phía tây nam Cửu Giang bị xẻ ra rộng hơn một trượng, bên trong nhìn thấy quang diễm hừng hực cuộn như trong hỏa lò, sau đó biến thành sắc vàng, rồi tiếp tục biến thành sắc trắng, qua một thời gian dần dần khép lại.

Từ năm Hàm Phong thứ ba đến thứ tư, liên tục xuất hiện cảnh tượng Thiên liệt (trời nứt), Thiên nhãn khai. Vào ngày 22 tháng 1 năm Hàm Phong thứ 3 (1853), mọi người đột nhiên nghe thấy một âm thanh như tiếng xé lụa, bầu trời đột nhiên nứt ra rộng vài trượng, sau khoảng một khắc chung (15 phút), phương đông tây chầm chậm tương hợp, còn phương dọc bắc nam thì giống như một đường kim tuyến, chiếu ánh quang màu đỏ xuống mặt đất. Tháng 3 năm Hàm Phong thứ tư (năm 1854), tại vành đai Áp Khê của Thiên Vượng Lý, ở phía Tây, thiên không mở ra hàng trăm con mắt nhỏ, ánh vàng nhấp nháy khiến người ta kinh ngạc.

Đạo giáo gọi vị Thần chủ tể tối cao của thiên giới là “Ngọc Hoàng Đại Đế”. (Ảnh: Phạm vi công cộng)

Kỳ quan Thiên nhãn

Trong các ghi chép của triều Minh và Thanh, cảnh quan “Thiên nhãn khai” đặc biệt mỹ diệu. Trương Giáo, người huyện Bình Hồ, tỉnh Chiết Giang, một ngày nọ tại sân đình, đột nhiên nghe thấy một âm thanh như tiếng nổ, ngẩng đầu nhìn lên, thì thấy bầu trời nứt ra, ở giữa thì rộng và hai đầu thì hẹp, trông như một chiếc thuyền. Lúc đó bầu trời trong xanh, không một gợn mây. Ánh sáng trong veo lấp lánh trong khe nứt, tròn như bánh xe, ánh quang mỹ diệu chiếu khắp sân đình, qua một lúc lâu sau mới khép lại. Những người quen biết gọi đó là “Thiên nhãn khai”.

Phùng Mộng Long cũng có một ghi chép tương tự trong “Khối tuyết đường mạn ký”. Theo Cửu Ích Thái mô tả, vào giữa tháng Hai năm Kỷ Dậu (năm 1609), anh họ đang đọc sách trong phòng Bích Phong ở Đại Ninh. Sau khi ăn xong bữa tối, bèn thắp nến đọc sách bên cửa sổ phía bắc. Đột nhiên, anh họ nghe thấy tiếng lao xao của các tăng nhân trong thiền viện nên vội vàng chạy ra khỏi nhà. Anh nhìn thấy tứ phía một luồng ánh sáng rực rỡ. Đám đông nói: “Mắt trời đã mở.” Anh nhìn lên, thấy phía nam thiên không xuất hiện một khe hở, đầu và đuôi dài hẹp, ở giữa rộng, giống như một con tàu lớn, cũng giống như con mắt người, ánh quang minh phát ra từ Thiên nhãn vô cùng mỹ diệu và xán lạn.

“Đãng đãng Thiên môn vạn cổ khai, kỉ nhân quy khứ kỉ nhân lai”, đây là hai câu thơ đầu trong bài thơ “Mai Hoa Thi” của Thiệu Ung thời Tống triều. Ý tứ thơ cú cao viễn, khí thể hoằng khoát, đọc lên thì giản đơn nhưng ý vị sâu xa. Đằng sau hiện tượng thiên văn này đã bao hàm sự hiểu biết đối với sinh mệnh từ hàng trăm ngàn năm. Những ghi chép trong các văn tự của các triều đại xưa đối với hiện tượng Thiên liệt Thiên nhãn khai cũng có thể là ước vọng xa xưa của nhân loại được quy hồi trở lại Thiên Đình đã ấp ủ từ lâu trong sâu thẳm tâm linh.

Tài liệu tham khảo:

  • “Tục Di Kiên Chí” Tập bốn
  • “Chí Quái Lục”
  • “Kim cổ kỳ văn loại kí” quyển 1
  • “Hà Bắc Thông Chí” Tập 26
  • “Côn Minh huyện chí· Tường Dị”
  • “Giang Tây Thông Chí” tập 98
  • “Liêu Châu Chí . Tường Dị”
  • “Tục Tuân Nghĩa Phủ Chí · Tường Dị”
  • “Tử bất ngữ” Tập 24
  • “Khối tuyết đường mạn kí”
  • “Thất Tu Loại Cảo”

Tác giả: Tống Bảo Lam – Epoch Times
Hương Thảo biên dịch

Đăng theo ĐKN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP