Kỳ 1: Chúng ta đang sống trong thời khắc vô cùng nguy hiểm?

Kỳ 1: Chúng ta đang sống trong thời khắc vô cùng nguy hiểm?

Kỳ 1: Chúng ta đang sống trong thời khắc vô cùng nguy hiểm?

Kỳ 1: Chúng ta đang sống trong thời khắc vô cùng nguy hiểm?

Kỳ 1: Chúng ta đang sống trong thời khắc vô cùng nguy hiểm?
Kỳ 1: Chúng ta đang sống trong thời khắc vô cùng nguy hiểm?
Thứ tư, 01-01-2025 22:37, (GMT+07:00)
Kỳ 1: Chúng ta đang sống trong thời khắc vô cùng nguy hiểm?
01-03-2020 13:36

Các nhân viên cảnh sát đang dọn dẹp đống đổ nát trong khu vực bị lũ lụt ở Kumano, quận Hiroshima vào ngày 9 tháng 7 năm 2018. (Ảnh: Getty)

Chúng ta đã trải qua thế kỷ 20 đầy khốc liệt và bước vào thế kỷ 21 trong tâm thế “run rẩy” vì đã từng lo sợ hiệu ứng 2K. Chưa khi nào và chưa bao giờ nhân loại đang phải đối mặt với hiểm họa khôn lường như chính thời điểm hiện nay với dịch bệnh, cháy rừng, động đất, chiến tranh, khủng bố liên miên… Viện Quan sát Thế giới (World Watch Instituse) đã gọi thế kỷ 20 là Thế kỷ của Chết chóc, trong khi các nhà khoa học gọi thế kỷ 21 là thế kỷ của Đe dọa và Hiểm nguy.

Những con số hãi hùng

Viện Quan sát Thế giới đã thống kê những con số chết chóc xảy ra chỉ trong vòng 100 năm trở lại đây, và chỉ tính riêng trong thế kỷ 20, số người thiệt mạng do thiên tai dịch họa lớn hơn rất nhiều các thế kỷ trước gộp lại: 

  • Ước tính số người chết trong thế kỷ 20 gồm nhiều nguyên nhân là 4,13 tỉ người. 
  • Số người tử vong do bệnh đậu mùa là 300 triệu người, bệnh cúm khoảng 100 triệu người, bệnh AIDS là 11,7 triệu người.
  • Số người chết do chiến tranh, diệt chủng, bạo lực và nạn đói là 188 triệu người.
  • Số người chết do hút thuốc lá là 90 triệu người.
  • Số người chết do thiên tai là 3,5 triệu người.
  • Số người chết do các vụ án mạng là 8,5 triệu người.

….. và còn nhiều nữa.

Giáo sư Martin Rees tại ĐH Cambridge là nhà Thiên văn học nổi tiếng người Anh, đồng thời cũng là một trong số những nhà vũ trụ học hàng đầu thế giới đã phỏng đoán nền văn minh của chúng ta chỉ có 50% “cơ may sống sót” qua thế kỷ 21 trong cuốn sách của ông xuất bản vào năm 2003, có tựa đề “Our Final Hour” (Thời khắc cuối cùng của chúng ta)

15 năm sau, giáo sư Martin Rees vẫn tái khẳng định các mối đe dọa hiện sinh trong cuốn “On the Future: Prospects for Humanity” (Về tương lai: Triển vọng cho nhân loại) xuất bản năm 2018. Ông viết rằng: “Những lựa chọn của chúng ta đưa ra ngày hôm nay, và trong vài thập kỷ tới, có thể định đoạt sự sống trên Trái Đất”.  

Giáo sư Rees đã lo sợ về một tương lai gần mà sự phát triển công nghệ cao khiến cho một vài người cũng có thể gây ra những hậu quả khủng khiếp trên quy mô toàn cầu. Đó có thể là công nghệ gene với khả năng biến đổi hệ gene của bất kỳ cá thể sống nào, là những mã độc bị “quăng” vào mạng máy tính khắp thế giới, hay các nhà nghiên cứu sinh học có thể “giải phóng” một loại virus chết người gây ra đại dịch toàn cầu, và cũng có thể một vài nhà vật lý học sẽ tạo ra một lỗ đen bằng cách ép các electron vào proton và vật chất bị nén tới mức tạo ra một vụ sụp đổ.  

Đó có thể là công nghệ gene với khả năng biến đổi hệ gene của bất kỳ cá thể sống nào, hay các nhà nghiên cứu sinh học có thể “giải phóng” một loại virus chết người gây ra đại dịch toàn cầu...
Công nghệ gene với khả năng biến đổi hệ gene của bất kỳ cá thể sống nào, các nhà nghiên cứu sinh học có thể giải phóng” một loại virus chết người gây ra đại dịch toàn cầu. (Ảnh: Getty)

Trong cuộc trả lời phỏng vấn của Vox.com vào tháng 10/2018, khi phóng viên hỏi: “Điều gì làm ngài lo lắng nhất lúc này?”, Giáo sư Rees trả lời: “Trong ngắn hạn, tôi lo lắng về tác động của các cuộc tấn công mạng hay một số hình thức khủng bố sinh học, như việc một nhóm nhỏ hoặc thậm chí là một cá nhân cố tình phát tán một loại virus chết người. Chúng ta rất khó để tránh khỏi mối đe dọa này”. 

Các Kinh thánh và Tàng thư đều báo trước hiểm họa

Trong các truyền thuyết của các dân tộc trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, người xưa đều tin rằng các vị thần sáng tạo nên Vũ trụ và Con người. Người Việt sinh ra từ bọc trăm trứng trong truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ. Cổ thư Trung Hoa ghi chép về truyền thuyết Bàn Cổ - vị thần đầu tiên khai thiên lập địa, tạo dựng nên vũ trụ. Kinh Thánh của người  phương Tây có ghi chép rằng, Thượng đế sinh ra con người từ hình ảnh bất diệt của Ngài. 

Người xưa đều biết tới ánh sáng là do Mặt Trời chiếu rọi, thấy nhật, nguyệt, tinh tú và muôn loài vạn vật trên thế gian mà biết có một Chúa Tể càn khôn. Phật gia giảng “Trên đầu ba thước có Thần linh” nên người xưa  có một niềm tin mạnh mẽ vào Thần, làm bất cứ chuyện gì đều biết tự kiềm chế cái tâm của mình, không làm điều gian ác, dối trá, thị phi, biết giữ gìn lối sống thanh khiết và bảo trì phẩm đức. Bởi người xưa tin Thần, nên họ tôn kính Thần, tôn trọng vạn sự vạn vật. Trong nội tâm của người xưa đều có cùng nhận thức được việc kính Thiên hành Đạo.

Vạn sự vạn vật đều có chu kỳ sinh thành và hủy diệt. Đời sống con người cũng có chu kỳ Sinh - Lão - Bệnh - Tử, và vũ trụ cũng có chu kỳ Thành - Trụ - Hoại - Diệt. Khi mọi thứ trở nên hư nát chính là bước vào chu kỳ hủy diệt. Chúng ta đang sống trong thời kỳ mà nhân loại đặt niềm tin trọn vẹn vào khoa học, vào đời sống vật chất do con người sáng tạo và làm ra. Từ đó con người sống theo lối sống thực dụng, tham lam vô độ, muốn chi phối, cải tạo cả thiên nhiên, và thực trạng ngày nay cho thấy sự tha hóa đang bao trùm khắp nơi trên thế giới, cho thấy nhân loại mất niềm tin vào Thần.

Chúng ta đã đi tới giáp ranh của sự nguy hiểm mà khá nhiều kinh thư và các nhà tiên tri nổi tiếng từng tiên đoán, thậm chí các nhà khoa học hiện nay cũng dự đoán về thảm kịch kết thúc sự sống của nhân loại trên Trái đất. Các nhà khoa học Mỹ đã đưa ra lời cảnh báo về cuộc Đại Tuyệt chủng lần thứ 6 của Trái Đất đã thực sự bắt đầu, và phỏng đoán lần này còn khủng khiếp hơn 5 cuộc Đại Tuyệt chủng trong lịch sử Trái Đất trước đó. 

Daniel Rothman, Giáo sư Địa Vật lý thuộc Bộ Khoa học Trái Đất, Khí quyển và Hành tinh, đồng Giám đốc Trung tâm Lorenz của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), đã phân tích những thay đổi đáng kể về chu kỳ carbon trong 540 triệu năm qua, bao gồm 5 sự kiện tuyệt chủng hàng loạt gần nhất. Ông đã xác định "ngưỡng của thảm họa" trong chu kỳ carbon nếu vượt quá mức sẽ dẫn đến môi trường Trái Đất rối loạn và tiến tới sự hủy diệt hàng loạt. 

Giáo sư Daniel Rothman đã tiên đoán rằng sự kiện tuyệt chủng hàng loạt của Trái Đất có thể bắt đầu vào năm 2100, dựa trên một phân tích về 5 sự kiện tuyệt chủng hàng loạt cuối cùng. Ông phát hiện ra rằng, “mỗi sự kiện Đại Hủy diệt đều có lượng carbon toàn cầu tăng cao. Điều đó dẫn đến một hệ sinh thái không ổn định”.

Trong Mathew 24, Thiên Chúa đã để lại những lời sấm truyền vào một thời điểm khi nhân loại phải chứng kiến “hoạn nạn lớn” thật đáng sợ. Đó sẽ không phải là một biến cố khí hậu đơn lẻ, hay thảm họa động đất riêng thôi, mà là một chuỗi các sự kiện kinh hoàng, tất cả đều là hệ quả không thể tránh khỏi đối với nhân loại đang sống trong thời đại này.

Đó sẽ không phải là một biến cố khí hậu đơn lẻ, hay thảm họa động đất riêng thôi, mà là một chuỗi các sự kiện kinh hoàng. Ảnh chụp một chiếc ô tô mắc kẹt trên con đường bị hư hại do trận động đất ở quận Sapporo, Hokkaido vào ngày 06/09/2018
Đó sẽ không phải là một biến cố khí hậu đơn lẻ, hay thảm họa động đất riêng thôi, mà là một chuỗi các sự kiện kinh hoàng. Ảnh chụp một chiếc ô tô mắc kẹt trên con đường bị hư hại do trận động đất ở quận Sapporo, Hokkaido vào ngày 06/09/2018. (Ảnh: Getty)

Matthew 24 chép rằng: “Bấy giờ khi Ngài ngồi trên Núi Ô-liu, các môn đệ đến hỏi Ngài rằng: “Hãy cho chúng con biết, khi nào những điều này xảy ra? Và những dấu hiệu gì báo trước Ngài đến, và kỳ tận thế?”

Chúa Giêsu đáp rằng: “...Quốc gia này sẽ nổi dậy chống lại quốc gia kia, vương quốc nọ chống lại vương quốc kia và sẽ có NẠN ĐÓI, DỊCH BỆNH và ĐỘNG ĐẤT xảy ra tại nhiều nơi. Tất cả những điều này chỉ là khởi đầu của sự đau khổ”...”

2.500 năm trước, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từng dự ngôn sau khi Ngài ly thế trong “Phật thuyết pháp diệt tận kinh” : 

“.... Khi chánh pháp sắp suy tàn, chư Thiên sẽ bắt đầu khóc lóc, sông sẽ khô cạn và năm thứ cốc loại không chín (mất mùa, đói kém). Bệnh dịch thường xuyên xảy ra, cướp đi vô số mạng người. Dân chúng phải làm việc cực khổ, quan chức địa phương mưu tính lợi riêng, không thuận theo đạo lý, đều ưa thích rối loạn. Người ác gia tăng nhiều như cát dưới biển, người thiện rất ít, hầu như chỉ được được một hoặc hai người.”

“...Những dòng sông lớn sẽ dâng cao bất thường không đúng với chu kỳ tự nhiên nhưng con người không để ý hoặc không quan tâm. Khí hậu khắc nghiệt được xem là điều bình thường. Người các chủng tộc lai tạp lẫn nhau không phân quý tiện, chìm đắm, trôi nổi như cá rùa kiếm ăn”. 

Sự hủy diệt phải chăng được báo trước?

Có khi nào bạn tự hỏi: Một ngày nào đó chúng ta sẽ gặp hiểm nguy và chúng ta bất lực trong vô vọng không thể làm gì để trốn thoát. Chưa bao giờ nhân loại lại phải chứng kiến thế giới của chúng ta lại mong manh “dễ vỡ” đến vậy. Có quá nhiều thảm họa như chiến tranh, động đất, lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, dịch bệnh và bạo lực xảy ra trong thời đại này của chúng ta. 

Từ thuở hồng hoang, con người đã sinh tồn và trải qua nhiều cuộc chiến tranh sơ khai với vũ khí là đá hộc, gậy gộc, cung tên… Cho đến thế kỷ 19, với sự xuất hiện của khí giới tự động như súng trường và đại bác, nhưng chưa bao giờ nhân loại phải đối mặt với sự hủy diệt sự sống khủng khiếp đến như vậy trong thế kỷ 20, khi bom nguyên tử cùng hàng ngàn tấn vũ khí hóa học và sinh học xuất hiện. 

Báo cáo của Viện Quan sát Thế giới cho biết kể từ năm 1914, có hơn 100 triệu người mất mạng do chiến tranh. Trong vòng 100 năm, từ năm 1900 đến năm 2000, số nạn nhân chết vì chiến tranh gấp ba lần số nạn nhân chết trong 1.900 năm trước đó. 

Trong vòng 100 năm, từ năm 1900 đến năm 2000, số nạn nhân chết vì chiến tranh gấp ba lần số nạn nhân chết trong 1.900 năm trước đó.
Trong vòng 100 năm, từ năm 1900 đến năm 2000, số nạn nhân chết vì chiến tranh gấp ba lần số nạn nhân chết trong 1.900 năm trước đó. (Ảnh: Getty)

Chiến tranh hạt nhân: Đáng buồn thay, một trong những cách “hữu hiệu” nhất khiến loài người có thể bị xóa sổ lại do chính chúng ta gây ra. Nếu thế giới bùng nổ một cuộc chiến tranh hạt nhân khổng lồ, không chỉ rất nhiều người tử vong vì sức nổ và bức xạ tạo ra, mà vũ khí hủy diệt này có thể kích hoạt một "mùa đông” hạt nhân lạnh giá, kết liễu nốt những người còn sống sót. Bụi, mảnh vụn và khói từ vụ nổ hạt nhân sẽ “chiếm hữu” bầu khí quyển Trái Đất, “phong tỏa” ánh sáng Mặt Trời trong nhiều tháng thậm chí nhiều năm. Và khi ấy, Trái Đất trở nên lạnh lẽo với mùa đông băng giá kéo dài, thảm thực vật bị đóng băng và cuộc sống con người dần bị hủy diệt. 

Động đất: Dù con người tự hào về sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ với các công cụ cảnh báo sớm động đất, nhưng chúng ta hoàn toàn bất lực trong việc khống chế các thảm họa đến từ thiên nhiên. Không những thế, tốc độ và mức độ thiên tai trong những năm gần đây càng có chiều hướng gia tăng. Tiến sĩ Harley Benz (Cục Đo đạc Địa chất Hoa Kỳ) cho biết bão tố, núi lửa hay những thiên tai thời tiết khác có thể đôi khi được phát hiện sớm trước vài ngày bởi các thiết bị định vị, vệ tinh…, nhưng việc dự đoán động đất lại vô cùng khó khăn. Tính từ đầu thế kỷ 20 tới nay, đã có khoảng hơn 2 triệu người bỏ mạng vì động đất. 

Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, Động đất là thủ phạm chính của hơn 60% số người chết do thiên tai gây ra, kế tiếp là Bão (22%) và Khí hậu khắc nghiệt (11%). Vào cuối thế kỷ 20, Trung Quốc được xem là một trong những nơi xảy ra động đất khiến nhiều người chết nhất thế giới, trong đó trận động đất tại Đường Sơn (1976) gây thương vong lớn nhất thế kỷ 20 với 665.000 người thiệt mạng, xếp trên cả trận động đất ở Sumatra dẫn đến hiện tượng sóng thần dọc theo bờ biển Ấn Độ Dương (2004) làm 226.408 người thiệt mạng. 

Kể từ đó, có khá nhiều vụ động đất lớn liên tiếp xảy ra như động đất tại Kashmir (Pakistan, 2005), tại Tứ Xuyên (Trung Quốc, 2008), Haiti năm 2010, động đất kèm sóng thần tại Nhật Bản năm 2011... và gần đây nhất là trận động đất mạnh nhất thế giới trong năm 2019 với cường độ 7,5 độ richte ở Peru. 

Tàn phá thiên nhiên: Chỉ trong vòng 25 năm trở lại đây, con người đã tàn phá 1/10 vùng đất hoang vu còn lại của Trái Đất và xu hướng này vẫn tiếp tục gia tăng, đặc biệt tại hai vùng thiên nhiên lớn nhất thế giới là Alaska và Amazon. 

Tại Alaska, một diện tích rộng lớn đã bị bào mòn bởi các hoạt động của con người kể từ đầu thế kỷ 20. Việc con người khai thác quá mức các mỏ vàng và mỏ đồng tại những vùng hoang sơ của Alaska đã tàn phá môi trường nơi này ghê gớm, gây ra những hậu quả tiềm tàng tới đời sống của người Alaska bản địa và của các loài động vật hoang dã. Ước tính 55 con suối cùng hơn 5.300 mẫu đầm lầy, hồ, ao tại Alaska bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Những cánh rừng hoang sơ, nơi lọc bụi bặm hút khí CO2 và sản xuất khí O2 đang ngày càng bị thu hẹp. Rừng nguyên sinh Amazon - lá phổi của Trái Đất và là “tấm đệm” chống lại sự khắc nghiệt của thời tiết như lốc xoáy và bão - trong vòng 20 năm qua đã bị mất 763.000 km2 rừng (một diện tích gấp đôi diện tích nước Đức). Ngoài ra, ước tính 1,2 triệu km2 rừng bị suy thoái bởi nạn chặt phá rừng và đốt rừng. Kết quả dẫn đến lượng mưa rừng giảm hẳn và mùa khô kéo dài, đây là một trong những yếu tố gây ra cháy rừng và hạn hán nghiêm trọng... 

Rừng nguyên sinh Amazon trong vòng 20 năm qua đã bị mất 763.000 km2 rừng bởi nạn chặt phá rừng và đốt rừng. Kết quả dẫn đến lượng mưa rừng giảm hẳn và mùa khô kéo dài, đây là một trong những yếu tố gây ra cháy rừng và hạn hán nghiêm trọng...
Rừng nguyên sinh Amazon trong vòng 20 năm qua đã bị mất 763.000 km2 rừng bởi nạn chặt phá rừng và đốt rừng. Kết quả dẫn đến lượng mưa rừng giảm hẳn và mùa khô kéo dài, đây là một trong những yếu tố gây ra cháy rừng và hạn hán nghiêm trọng... (Ảnh: Getty)

Chỉ tính riêng 3 năm trở lại đây, Trái Đất phải hứng chịu 3 trận cháy rừng khủng khiếp. Vụ cháy rừng tại Australia bùng phát từ tháng 11/2019 đến đầu tháng 1/2020 đã thiêu rụi hơn 8 triệu ha đất và ước tính có khoảng 500 triệu động vật đã chết. Nếu so với đợt cháy rừng khủng khiếp hồi tháng 9/2019 tàn phá "lá phổi" Amazon (Brazil), số diện tích rừng bị cháy ở Australia rộng hơn gấp 7 lần, và gấp hơn 3 lần so với diện tích rừng bị thiêu trụi trong đợt cháy rừng năm 2018 ở bang California (Mỹ).  

Nguồn nước ô nhiễm: Con người chiếm tới 1/3 diện tích đất trên toàn thế giới và 75% nguồn nước ngọt để phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất nguyên liệu và may mặc quần áo. Trong vòng 20 năm trở lại đây, tốc độ đô thị hóa cũng tăng 100% đồng nghĩa với khoảng 100 triệu ha rừng bị chặt hạ. Phân hóa học, hóa chất ngấm vào đất, khiến 312.000 km2 diện tích đất bị trọc hóa.Khoảng 400 triệu tấn kim loại nặng đang hòa tan trong nước, chưa kể các hóa chất hữu cơ khác, được tạo ra bởi con người.

Tại phía bắc bán cầu, tốc độ tan băng nhanh hơn chúng ta tưởng tượng. Từ năm 2005-2015, tổng lượng băng mất đi tại Bắc Cực là 447 tỉ tấn/năm, tương đương cứ mỗi giây lại có 14.000 tấn nước đổ ra biển. Lớp băng vĩnh cửu của Siberi hiện giờ đang là một quả bom nổ chậm. Khi nó giải phóng khí metan và carbon trong đó, thế giới sẽ bị hủy hoại. 

Tháng 2/2020, Nam Cực vừa trải qua những ngày nóng nhất lịch sử với nhiệt độ lên tới 18,3 độ C. Trong 50 năm qua, Nam Cực đã chứng kiến sự gia tăng nhiệt độ là 3,0 độ C và khoảng 87% các sông băng ở Bờ Tây đã ‘’bị thu hẹp’’. Trong vòng 30 năm trở lại đây, lượng băng bị mất hằng năm ở Nam Cực đã tăng gấp 6 lần. Theo Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (PNAS), sự tan chảy hàng loạt của khối băng ở Tây Nam Cực là nguyên nhân chủ yếu gây ra mực nước biển dâng cao trên Trái Đất, khoảng 129.000 đến 116.000 năm trước, thời kỳ này được gọi là ‘’Thời kỳ Gian băng Cuối cùng’’. Gian băng là một thời kỳ nhiệt độ trung bình của Trái Đất ấm hơn làm tan băng ở các vùng cực và xen kẽ với các thời kỳ băng hà trong một kỷ băng hà.

Nạn đói: Trái Đất đang phải gồng mình vì những hậu quả từ sự gia tăng dân số quá nhanh, kết quả dẫn tới nguồn tài nguyên thiên nhiên của Trái Đất dần cạn kiệt. Vào thời đại của Chúa Giêsu cách đây hơn 2000 năm, dân số thế giới khi ấy mới chỉ khoảng 300 triệu người, bằng dân số nước Mỹ ngày nay. Đến giữa thế kỷ 13, dân số toàn thế giới nhích lên 400 triệu người và chỉ đạt nửa tỷ người vào đầu thế kỷ 16. Đến đầu thế kỷ 19, dân số thế giới ngót nghét 1 tỷ người và đầu thế kỷ 20 (năm 1927) đạt con số 2 tỷ. Và cho tới 2019, trong vòng chưa tới 100 năm, dân số thế giới đã tăng lên tới 7,7 tỷ người và dự báo sẽ tăng thêm 2 tỷ người vào năm 2050 (theo UN).

Sự bùng nổ dân số không chỉ dẫn tới sự chênh lệch về tiêu chuẩn sống của con người, mà còn gây ra sự ô nhiễm không khí, nước và đất đai trồng trọt ở mức độ toàn cầu. Hơn 1 tỷ người sống ở mức 1 đôla Mỹ mỗi ngày. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết có hàng triệu trẻ em tử vong mỗi năm, phần lớn vì không có đủ thức ăn. Dân số gia tăng cũng kéo theo những bất ổn trong xã hội như nạn bạo lực, tội ác và Dịch bệnh xuất hiện.

Hơn 1 tỷ người sống ở mức 1 đôla Mỹ mỗi ngày. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết có hàng triệu trẻ em tử vong mỗi năm, phần lớn vì không có đủ thức ăn.
Hơn 1 tỷ người sống ở mức 1 đôla Mỹ mỗi ngày. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết có hàng triệu trẻ em tử vong mỗi năm, phần lớn vì không có đủ thức ăn. (Ảnh: Getty)

Dịch bệnh: Báo cáo của WHO cho biết có hàng triệu người chết mỗi năm vì các căn bệnh như lao, sốt rét và dịch tả. Các bệnh như dịch hạch, đậu mùa và cúm từng phát tác dịch bệnh giết chết hàng chục triệu người trong quá khứ giờ luôn chực chờ bùng phát trước tốc độ đô thị hóa quá nhanh, tốc độ thương mại hóa toàn cầu cùng ngành du lịch phát triển như vũ bão. Ngày nay, thế giới kết nối với nhau bằng đường hàng không càng làm gia tăng mối lo ngại về một đại dịch mới có thể nhanh chóng lây lan khắp hành tinh và COVID-19 là một ví dụ.

Khoa học phát triển khiến cuộc sống vật chất ngày càng được đề cao, dẫn tới những hệ lụy như hút chích ma túy, nạn mại dâm... cũng góp phần khiến nhiều bệnh dịch bùng nổ. Với virus biến thể nhanh hơn bao giờ hết và hệ vi khuẩn ngày càng kháng thuốc kháng sinh, hiện nay các chuyên gia y tế thế giới lo ngại nguy cơ đại dịch toàn cầu lớn hơn bao giờ hết.

Ngay cả khi nền y học hiện đại vô cùng phát triển, thì nhiều dịch bệnh nguy hiểm vẫn lây lan và gây tử vong cho nhiều người. Dù nền y dược đã tìm ra cách chữa trị nhiều loại bệnh nhưng vẫn còn những căn bệnh chưa có thuốc chữa. Nhiều người đã tử vong vì những đại dịch khiến toàn thế giới phải khiếp sợ như dịch Ebola, SARS, HIV/AIDS, Cúm A … và hiện nay chúng ta đang phải đối mặt với dịch COVID-19. 

Rối loạn môi trường do hậu quả của việc khí hậu nóng lên toàn cầu, cùng với nạn phá rừng, đắp đập ngăn sông, việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa chất độc hại tràn lan…, cộng với thiên tai đã tạo ra đói nghèo và bạo lực, dẫn đến khả năng tái phát của các VIRUS biến thể truyền nhiễm đã từng được kiểm soát trong quá khứ. Đây là những hệ quả do chính chúng ta tạo ra...

Xuân Trường

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP