Kit test Việt Á ra đời và ‘gây họa’ như thế nào?

Kit test Việt Á ra đời và ‘gây họa’ như thế nào?

Kit test Việt Á ra đời và ‘gây họa’ như thế nào?

Kit test Việt Á ra đời và ‘gây họa’ như thế nào?

Kit test Việt Á ra đời và ‘gây họa’ như thế nào?
Kit test Việt Á ra đời và ‘gây họa’ như thế nào?
Thứ bảy, 28-12-2024 14:34, (GMT+07:00)
Kit test Việt Á ra đời và ‘gây họa’ như thế nào?
10-06-2022 14:39

Dantri – Sau khi kit test COVID-19 được cấp phép lưu hành hồi tháng 3/2020, Việt Á đã “bắt tay” với các đối tác bán sản phẩm này cho 62 tỉnh, thành phố. Cũng từ que test này, đã có tới gần 60 người bị khởi tố.

Dùng gần 19 tỷ đồng ngân sách để nghiên cứu kit test Covid-19

Ngày 5/3/2020, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH-CN) họp báo công bố kết quả nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm Real-time RT-PCR one step phát hiện virus corona chủng mới (COVID-19) do Học viện Quân y chủ trì, phối hợp với Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á) thực hiện. 

Tại buổi họp, Thứ trưởng Bộ KH-CN Phạm Công Tạc cho hay, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, chiều mùng 6 tết (năm 2020), Bộ KH-CN đã họp khẩn với các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu bàn về các định hướng nghiên cứu góp phần phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Chỉ sau buổi họp vài ngày, Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh đã ký quyết định phê duyệt đặt 4 nhiệm vụ KH-CN cấp quốc gia đột xuất góp phần phòng, chống dịch bệnh, trong đó có đề tài “Nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm real-time RT-PCR và RT PCR phát hiện virus corona chủng mới (nCoV)” do Học viện Quân y chủ trì, phối hợp với Công ty Việt Á thực hiện.

Đến ngày 3/3/2020, Hội đồng KH-CN cấp Quốc gia do Bộ trưởng Bộ KH-CN Chu Ngọc Anh thành lập đã họp đánh giá kết quả nghiên cứu chế tạo bộ kit real-time RT-PCR one step với tỷ lệ 08/08 (100%) thành viên đồng ý thông qua và nhất trí kiến nghị Bộ Y tế cấp phép sử dụng bộ kit real-time RT-PCR do Học viện Quân y và Công ty Việt Á phối hợp nghiên cứu, sản xuất.

Ngày 4/3/2020, Bộ Y tế đã có Quyết định số 774/QĐ-BTY vc baề viện hành danh mục 2 sinh phẩm chẩn đoán in vitro xét nghiệm virrus corona (SARS-CoV-2) được cấp số đăng ký do Học viện Quân y và Công ty Việt Á sản xuất để phục vụ kịp thời công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Ông Phan Quốc Việt, Tổng Giám đốc Công ty Việt Á cho biết, thời gian cho kết quả của bộ kit này là 2 tiếng, tương đương với các bộ kit khác của WHO và CDC; nhưng tiền thì chỉ từ 400-600 nghìn đồng, bằng 1/3 giá tiền của WHO.

Tiếp đó, vào tháng 12/2021, Cổng thông tin Bộ KH-CN đã đăng tải báo cáo chi tiết liên quan đến bộ kit xét nghiệm COVID-19 nói trên. Trong đó có thông tin, tổng kinh phí chi từ ngân sách cho nhiệm vụ này là 18,98 tỷ đồng.

Gần 60 người bị khởi tố

Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á) được thành lập năm 2007, có trụ sở chính tại TP.HCM, với vốn đăng ký thành lập doanh nghiệp chỉ 80 triệu đồng.

Tuy nhiên, sau 6 lần đăng ký thay đổi thông tin doanh nghiệp, Công ty Việt Á có vốn điều lệ lên tới 1.000 tỷ đồng vào tháng 10/2017, mặc dù trước năm 2017, công ty này chỉ thu nhập vài chục tỉ đồng và thường báo lỗ.

Ông Phan Quốc Việt, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc, người đại diện pháp luật Công ty Việt Á, giữ 10,2% cổ phần công ty.

Tháng 4/2020, Công ty Việt Á được Bộ Y tế cấp phép đăng ký lưu hành cho sản phẩm kit xét nghiệm COVID-19. Đến cuối năm 2021, Công ty Việt Á đã cung ứng kit xét nghiệm COVID-19 cho trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) và các cơ sở y tế của 62 tỉnh, thành phố trên cả nước với doanh thu gần 4.000 tỷ đồng.

Tại cuộc họp báo cuối năm 2021 của Bộ Công an, trước câu hỏi vì sao một công trình nghiên cứu kit test COVID-19 cấp quốc gia với kinh phí từ ngân sách lên đến gần 19 tỷ đồng, lại rơi vào tay công ty tư nhân Việt Á đã không nhận được câu trả lời rõ ràng.

Ngày 18/12/2021, Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty Việt Á.

Đến nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố 58 bị can về 5 tội danh, gồm: “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”; “Đưa hối lộ”; “Nhận hối lộ”; “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”; “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ ngày 3/3/2022, Trung tướng Tô Ân Xô – Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, Cơ quan điều tra đã tiến hành phong tỏa, kê biên, thu hồi tài sản trị giá 1.600 tỷ đồng liên quan vụ Việt Á.

Theo ĐKN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP