Cuộc chiến tiền tệ Mỹ-Nga đang diễn ra. Trong khi Nga nỗ lực đưa hàng loạt những chính sách tiền tệ nhằm bảo vệ đồng Rúp, Mỹ đã thực hiện hàng loạt những động thái táo bạo. Giới chuyên gia cho rằng, những quyết sách của chính phủ Mỹ là sai lầm nghiêm trọng. Điều này dẫn tới việc sụt giảm niềm tin của người dân Mỹ với chính quyền Tổng thống Biden.
Cựu TT Mỹ Donald Trump đã nói rằng Tổng thống Nga Putin là một nhà lãnh đạo thực sự thông minh. Trên thực tế, ngay trước khi TT Nga Putin thực hiện chiến lược quân sự đặc biệt của mình, ông ấy đã chuẩn bị kế hoạch chi tiết để đối phó trong mọi tình huống. TT Mỹ Joe Biden đã áp đặt, cái mà ông gọi là các biện pháp trừng phạt nhằm mục đích “làm tê liệt” Moscow. Sau đó ông ấy ngồi đó hào hứng và chờ đợi nền kinh tế Nga sụp đổ. Tuy nhiên, thực tế lại làm cho các nhà lãnh đạo phương Tây thất vọng. Ảo tưởng biến nước Nga chìm trong bóng đêm và không bao giờ có thể nhìn thấy được ánh sáng của ngày mai đã đổ vỡ.
Reuters ngày 5/5 đưa tin rằng, đồng rúp của Nga đạt mức cao nhất trong 2 năm qua so với đồng USD và euro, trong lúc EU đang tính tung gói trừng phạt lần 6 với Nga.
Ngày 4/5, đồng rúp đã tăng giá 0,7% so với USD, giao dịch với tỷ giá 1 USD đổi 70,49 rúp, mức cao nhất kể từ tháng 6-2020.
So với euro, giá đồng rúp tăng 1,2%, giao dịch ở mức 1 euro đổi 73,84 rúp, mức cao nhất kể từ tháng 2 năm 2020.
Cổ phiếu tại Ngân hàng Sberbank đã tăng 0,3% sau khi Ủy ban châu Âu đề xuất đưa ngân hàng lớn nhất của Nga và 2 ngân hàng khác ra khỏi Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT).
Những nỗ lực của ông Putin để giúp đồng Rúp tăng trở lại
Khi ngân hàng trung ương Nga thông báo rằng họ sẽ đưa đồng rúp gắn với bản vị vàng. Ngân hàng đã chốt 1 gam vàng với 5.000 rúp. Khi đó 32 gram vàng có giá khoảng 1.600 USD ở Nga. Nhưng nếu mua lượng vàng đó ở Mỹ bạn phải mất 1.928 đô la. Điều đó có nghĩa là Nga đã tăng giá trị đồng tiền của mình so với đồng đô la một cách hiệu quả bằng cách gắn nó với vàng. Nếu 1 gam vàng có giá trị tương đương 5000 rúp, thì theo tiêu chuẩn phương Tây, đồng rúp phải có giá trị bằng 70-75 rúp đổi 1 đô la. Điều này lý giải cho thông tin mà Reuters đã đưa vào ngày 4/5 khi giao dịch với tỷ giá 1 USD đổi 70,49 rúp, mức cao nhất kể từ tháng 6 năm 2020 mà chúng ta vừa nhắc ở trên.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Trung ương được kích hoạt trong chế độ thời chiến: Vào ngày xảy ra cuộc chiến, Ngân hàng Trung ương Nga đã bơm 1 tỷ USD để tăng cường sức mạnh cho đồng Rúp. Ngân hàng cũng đã mua hàng triệu Rúp để giữ cho thị trường chứng khoán Moscow không bị sụp đổ và hỗ trợ tiền tệ. Ngoài ra, lãi suất chuẩn đã được tăng lên 20%. Ngân hàng cũng thực thi các biện pháp kiểm soát vốn và cấm người nước ngoài bán chứng khoán. Tất cả cư dân Nga đều bị cấm chuyển ngoại tệ ra nước ngoài.
Tiếp theo đó, Tổng thống Nga Putin liệt kê “các quốc gia không thân thiện” và tuyên bố rằng các quốc gia này phải sử dụng đồng Rúp để mua dầu và khí đốt của Nga, nhằm giữ nguyên giá trị của đồng Rúp.
Nga cũng tích cực hợp tác với các nước khác để thiết lập hệ thống trao đổi đồng Rúp thay thế cho đồng Đô la trong thương mại với Nga.
Khi một số doanh nghiệp phương Tây đã ngừng chuỗi kinh doanh và cửa hàng của họ.
Người Nga bắt đầu thành lập các chuỗi kinh doanh thay thế của riêng họ. Ví dụ: sau khi McDonald’s quyết định ngừng hoạt động ở Nga, người Nga đã mở cửa hàng tương tự, gọi là Uncle Vanya’s.
Tất cả điều này đảm bảo cho nền kinh tế Nga không sụp đổ như các nhà lãnh đạo phương Tây tưởng tượng. Thậm chí nó còn phục hồi trở lại mức trước chiến tranh và là nền kinh tế hoạt động tốt nhất trong số các nền kinh tế trên thế giới vào tháng 3. Như vậy có thể nói rằng, kế hoạch của Biden nhằm phá hủy nền kinh tế Nga đang bị trật bánh.
Sự sụp đổ của vị thế đồng USD đang xảy ra
Trong cuốn sách ‘Cuộc chiến tiền tệ’ xuất bản năm 2011 của James Rickards, người ta đã cảnh báo trước về sự sụp đổ của đồng Đô la, vốn là một ngoại tệ có tư cách như đồng tiền dự trữ toàn cầu trong nhiều năm. Ví dụ, sự suy giảm của đồng bảng Anh với tư cách là đồng tiền dự trữ toàn cầu hàng đầu diễn ra trong hơn 30 năm từ năm 1914 (đầu Thế chiến thứ nhất) đến năm 1944. Thường người ta nghĩ rằng việc sụp đổ của đồng USD phải mất nhiều năm mới có thể xảy ra.
Tuy nhiên, ngày nay, trước những sự kiện diễn ra quá nhanh đến mức các chuyên gia kinh tế nhận định rằng, sự sụp đổ đang diễn ra ngay trước mắt chúng ta.
Nga thì liên kết đồng rúp với vàng với tỷ giá 5.000 rúp cho một gam vàng. Trung Quốc đang thảo luận với Saudi Arabia về triển vọng thanh toán dầu bằng đồng nhân dân tệ.
Israel cũng đang cân nhắc lấy nhân dân tệ để đổi lấy hàng xuất khẩu công nghệ cao của mình. Trung Quốc và Nga đang tạo ra các hệ thống thanh toán mới để tránh các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Khi Mỹ áp đặt đóng băng tài khoản đồng USD của Nga và giới tài phiệt Nga, các ngân hàng TW của các quốc gia cũng lo ngại rằng, không biết chừng, một ngày đẹp trời nào đó, chính mình cũng có thể được nằm trong danh sách trừng phạt vì làm mất lòng Mỹ. Khi đó thì tài sản của mình cũng sẽ bốc hơi. Do đó họ đã tính toán tới việc, mua vàng vật chất và hạn chế tích trữ đồng USD, thậm chí còn bán tháo đồng USD nếu như đồng USD chiếm tỷ lệ lớn trong dự trữ ngoại hối của nước đó.
Việc mất giá đồng USD khiến cơn bão lạm phát mạnh hơn ở Mỹ. Và để chống đỡ nó, Mỹ đã đã thực hiện 1 động thái để nâng giá trị đồng tiền của mình. CNN đưa tin hôm 5/5, FED đã tăng lãi suất lên 50 điểm cơ bản. Đây là mức tăng lớn nhất trong vòng 22 năm qua.
Ngay sau khi thực hiện quyết định tăng lãi suất của FED, thì trớ trêu thay ngày 6/5 giá trị đồng Rúp đã tăng lên so với đồng USD. 1 USD đổi lấy 66,5 Rúp, thay vì 1 USD đổi lấy 70,49 rúp vào ngày 4/ 5. Tức là, việc cố gắng tăng giá trị đồng USD khi tăng lãi suất đã không đạt hiệu quả như các nhà hoạch định chính sách mong muốn.
Thậm chí nó còn tạo ra phản ứng ngược, cho nên việc Mỹ mạnh tay nâng lãi suất liệu có thể chống đỡ được nền kinh tế đang trên đà suy thoái hay không lại là một vấn đề.
Mạnh tay tăng lãi suất, Cục dự trữ liên bang mắc phải một sai lầm đáng sợ
Cuối tháng 4, The economic collapse đăng tải thông tin rằng, GDP của Hoa Kỳ đã giảm trong quý đầu tiên của năm 2022 và nếu nó tiếp tục lặp lại vào quý thứ hai của năm 2022, điều đó sẽ chính thức xác nhận rằng kinh tế Mỹ đang ở trong tình trạng suy thoái. Thực tế, việc đẩy mức tăng 50 điểm cơ bản không giải quyết được vấn đề lạm phát ở Mỹ. Mặc dù nó sẽ có tác động đáng kể trong ngắn hạn đến hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, nó dự kiến sẽ gây ra hiệu ứng domino tác động lên nền kinh tế như đẩy lãi suất của các khoản vay bằng thẻ tín dụng lên cao, hoặc tăng lãi suất thế chấp tín dụng sở hữu nhà hay tăng lãi đối với các khoản vay khác. Điều này đồng nghĩa với việc người Mỹ sẽ không còn được hưởng mức lãi suất thấp kỷ lục khi vay mua nhà hay ôtô. Đặc biệt, động thái này sẽ có tác động vô cùng lớn đối với thị trường nhà đất.
Lãi suất vay thế chấp cao hơn khiến việc mua nhà trở nên khó khăn hơn, nhất là khi giá nhà tăng vọt trong thời kỳ đại dịch.
Theo Hiệp hội Môi giới Quốc gia, vào tháng 3, giá trung bình của một căn nhà cũ đã tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái lên 375.300 USD.
Mục tiêu của FED là nâng lãi suất để kiểm soát lạm phát, nhưng phải làm sao mà vẫn giữ nguyên đà phục hồi của thị trường việc làm. Tuy nhiên, giới quan sát cảnh báo tình hình lạm phát có thể trở nên tồi tệ hơn bởi ảnh hưởng từ xung đột giữa Nga và Ukraine. Giá của mọi mặt hàng từ lương thực, năng lượng đến kim loại đã trở nên đắt đỏ. Chi phí sinh hoạt tăng cao đang đè nặng lên ví tiền của người tiêu dùng Mỹ, khiến tâm lý tiêu dùng rơi xuống mức thấp trong vòng một thập kỷ qua.
Ngày càng nhiều người Mỹ bắt đầu nhận ra rằng mọi thứ đang đi sai hướng. Kênh truyền thông cánh tả CNN cũng phải đăng tải báo cáo với tựa đề: Hôm nay là một ngày thảm hại cho bầu cử giữa kỳ 2022 của Đảng Dân chủ.
CNN trích dẫn kết quả cuộc khảo sát hồi tháng 4 của Gallup, chỉ 18% người Mỹ đánh giá điều kiện kinh tế là “tốt” và chỉ 2% đánh giá là “xuất sắc”.
Đó là những con số khủng khiếp, và chúng có tác động rất nghiêm trọng đến cuộc bầu cử giữa kỳ của đảng Dân chủ vào mùa thu năm nay.
Nhưng thay vì tập trung vào việc cứu chữa nền kinh tế, TT Mỹ Joe Biden lại muốn Quốc hội cấp thêm 33 tỷ đô la cho cuộc chiến ở Ukraine để giúp Ukraine chống lại Nga và cung cấp viện trợ nhân đạo cho người dân Ukraine.
Đề xuất mà Nhà Trắng được gửi tới các nhà lập pháp, bao gồm 20 tỷ USD hỗ trợ quân sự và an ninh bổ sung cho Ukraine, 8 tỷ USD hỗ trợ kinh tế và 3 tỷ USD viện trợ nhân đạo.
Điều này là một quyết sách sai lầm một lần nữa. Nói một cách dễ hiểu, ngân sách quân sự cho Ukraine thường chỉ khoảng 6 tỷ đô la cho cả năm. Tuy nhiên, nó đã tăng vọt vượt quá ngưỡng cho phép. Đáng nói là phần lớn trang thiết bị mà Mỹ gửi tới Ukraine đang bị Nga cho nổ tung trước khi có thể đến tay quân đội Ukraine. Tức là viện trợ và chi tiêu ngân sách của Mỹ cho cuộc chiến ở Ukraine là muối bỏ biển. Mỗi ngày trôi qua, người dân Hoa Kỳ càng thấy rõ rằng cuộc xung đột này thực sự là một cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa Hoa Kỳ và Nga. Và Hoa Kỳ đang lún sâu vào đầm lầy của cuộc chiến chứ không phải Nga.
Theo MucNews