Kim cổ Đông Tây: Bàn tay bí ẩn nào điều khiển đại cục chiến tranh?

Kim cổ Đông Tây: Bàn tay bí ẩn nào điều khiển đại cục chiến tranh?

Kim cổ Đông Tây: Bàn tay bí ẩn nào điều khiển đại cục chiến tranh?

Kim cổ Đông Tây: Bàn tay bí ẩn nào điều khiển đại cục chiến tranh?

Kim cổ Đông Tây: Bàn tay bí ẩn nào điều khiển đại cục chiến tranh?
Kim cổ Đông Tây: Bàn tay bí ẩn nào điều khiển đại cục chiến tranh?
Thứ bảy, 28-12-2024 14:56, (GMT+07:00)
Kim cổ Đông Tây: Bàn tay bí ẩn nào điều khiển đại cục chiến tranh?
20-03-2022 14:42

Rất nhiều các nhân tố không xác định đều có thể ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của cuộc chiến. Cổ kim nội ngoại đã xảy ra một số cuộc chiến mà kết cục hoàn toàn nằm ngoài dự liệu của con người, như thể trong vô minh có bàn tay Thần Thánh, vào những thời khắc then chốt mà xoay chuyển cục diện…

Những cuộc chiến ngoài dự liệu! (Ảnh cung cấp bởi Bí ẩn chưa được giải đáp)

 

Những cuộc chiến nằm ngoài dự liệu! Trong trận Côn Dương, đại quân 42 vạn của Vương Mãng dù xua cả hổ, báo, tê giác và voi để trợ trận, nhưng tại sao lại bị đánh bại bởi 18 vạn quân lục lâm của Lưu Tú? Trong chiến dịch Tĩnh Nan, Minh Thành Tổ đã dựa vào điều gì để xoay chuyển tình thế?

Liên quan đến chiến tranh, cổ nhân Trung Quốc đã có sự hiểu biết thâm sâu, một trong mười cuốn thập đại binh thư của Trung Quốc là “Binh pháp Tôn Tử” đã từng nói: “Thượng binh phạt mưu, kỳ thứ phạt giao, kỳ thứ phạt binh, kỳ hạ công thành”, chính là nói, kế tối cao minh của chiến tranh là dùng mưu lược thủ thắng, không lãng phí một binh một tốt, mưu không xong thì sử dụng thủ đoạn ngoại giao, thủ đoạn ngoại giao không xong mới dùng đến vũ lực đánh bại quân địch, và bước cuối cùng mới là công phá thành.

Một khi chiến tranh vũ trang khởi phát, rất nhiều các nhân tố không xác định đều có thể ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của cuộc chiến. Cổ kim trong ngoài Trung Quốc đã xảy ra một số cuộc chiến mà kết cục hoàn toàn bất ngờ nằm ngoài dự liệu của con người, như thể trong vô minh có bàn tay Thần Thánh, vào những thời khắc then chốt mà xoay chuyển cục diện.

Trận chiến Côn Dương, mưa bão hiệp trợ

Diễn ra cách đây 2.000 năm, sau khi Vương Mãng soán ngôi nhà Hán, trận “Côn Dương” là một trong nhiều trận chiến nổi tiếng nhất trong lịch sử chiến tranh Trung Quốc cổ đại, và nó cũng là một trong những cuộc chiến mà binh lực đôi bên bị tàn sát tàn khốc nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Một bên là đại quân chủ lực của tân triều do Vương Mãng thiết lập, chủ soái là Vương Ấp, dẫn theo 42 vạn binh, trong đó còn có một người khổng lồ tên là Cự Vô Bá. Chúng tôi đã từng giới thiệu qua, trong sách sử ghi lại rằng hắn ta là một người khổng lồ, thân cao khoảng 2,3m, còn có khả năng chỉ huy hổ, báo, tê giác, voi và các loài mãnh thú tác chiến. Cuốn sách “Hậu Hán Thư, Quang Vũ Đế Kỉ Thượng” ghi lại rằng, một đại quân như vậy “từ thời Tần, Hán thịnh trị là chưa từng trải”.

Phe kia là đội lục lâm quân do Lưu Tú và những người khác chỉ huy, binh lực chỉ có 18 vạn quân. Trên thực tế, khi cuộc chiến mới bắt đầu, chỉ có 10 vạn quân, và 8 ngàn quân còn lại là quân tiếp viện đến sau.

Lúc đầu, Vương Ấp dẫn theo đại quân hùng hổ tiến đến quận Nam Dương để bình định, trên đường qua Côn Dương, thấy nơi này thành nhỏ, binh ít nên quyết định hạ thủ trước.

Lúc đó, lục lâm quân trú thủ thành Côn Dương nhìn thấy trận thế, hầu hết đều hoảng sợ, chuẩn bị sẵn sàng khăn gói tự thoát thân. Lúc này, Thái thường tướng quân là Lưu Tú đĩnh đạc bước tới, thuyết phục mọi người: “Mọi người tề tâm hiệp lực cộng đồng kháng địch thì mới có khả năng giành thắng lợi, còn nếu phân tán thoái lui thì địch nhân sẽ theo sau mà giết chúng ta, mọi người đều khó toàn mạng.” Cuối cùng, mọi người quyết định kiên thủ Côn Dương, còn Lưu Tú và một chục người khác đột vây xuất thành, tìm kiếm cứu binh.

Thành Côn Dương tuy nhỏ, nhưng lại dễ thủ khó công, đại quân của Vương Ấp dùng rất nhiều biện pháp công thành, nhưng cuối cùng vẫn không cách nào công phá được. Mấy ngày sau, Lưu Tú dẫn viện binh đến, cũng chỉ có mấy ngàn người, nhưng đoàn về trước chỉ có 1000 người. Để nâng cao sĩ khí, Lưu Tú dẫn 1000 quân binh này xung kích vào doanh trại của quân địch. Vương Ấp thấy đối phương chỉ có bấy nhiêu người, khinh địch nên chỉ cử vài ngàn binh ứng chiến, kết quả bị Lưu Tú đánh bại. Lưu Tú thừa thắng truy kích, binh sĩ trong thành Côn Dương thấy viện binh đã đến, cũng xung xuất ra ngoài thành để giáp kích địch nhân.

Trong lúc hai bên đang giao tranh kịch liệt, một cơn mưa lớn ập đến bất ngờ. Được một lúc thì sấm vang chớp giật, mưa xối xả. Những con mãnh thú do Cự Vô Bá nuôi như hổ, báo, tê giác, voi… chưa bao giờ thấy cảnh tượng kinh thiên động địa như thế này, không còn nghe theo chỉ huy mà bắt đầu lồng lên. Kết quả, do trận mưa xối xả này, quân sĩ do Vương Ấp chỉ huy, kẻ bị rớt xuống nước chết đuối, kẻ bị mãnh thú cắn chết, tự tàn sát, giẫm đạp lên nhau mà chết vô số không đếm xuể.

Cuối cùng, khi Vương Bá đào thoát về đến đô thành Lạc Dương, đại quân 42 vạn chỉ còn lại vài ngàn. Và Lưu Tú cũng nhờ trận chiến này mà tạo dựng được uy danh, đặt nền móng cho việc sau này trở thành hoàng đế khai quốc triều Đông Hán. Không thể không nói rằng, nếu không có trận mưa bão đúng lúc này, thì quỹ đạo của lịch sử đã không như vậy.

Chiến dịch Tĩnh Nan – đại phong định càn khôn

Một trận chiến khác khiến hậu cảm thấy “Thiên ý nan vi” là “Chiến dịch Tĩnh Nan”. Trong những trận đánh lớn, đều có “gió lớn” trợ trận.

Đầu tiên, hãy nói về trận chiến trên sông Bạch Câu. Vào tháng 4 năm 1400, Minh triều Kiến Văn Đế đã cử đại tướng Lý Cảnh Long xuất lĩnh đại quân 60 vạn người, được gọi là đại quân bách vạn, đến sông Bạch Câu công phá Bắc Bình, nơi cung điện của Yên Vương Chu Lệ sở tại. Chu Lệ đã dẫn 10 vạn mã bộ quân ứng chiến.

Trong trận giao chiến đầu tiên, quân đội của Yên Vương tại Tô Gia Kiều đã bị phục kích bởi quân tiên phong Bình An của Kiến Văn Đế, quân Yên Vương bị tử thương nặng nề, phải rút lui. Ngày hôm sau, Chu Lệ thân chinh lĩnh quân vượt sông cầu chiến. Lúc giao chiến, quân tiên phong Bình An tái độ phát lực, phá vỡ cánh hậu của Yên quân do Phùng Khoan thống suất. Về phía Chu Lệ, quân tiên phong nhiều lần xung phong đều không thành công, nên đích thân Chu Lệ thống suất hơn một ngàn quân tinh nhuệ đột nhập vào trận chiến dưới làn mưa tên, sát thương không ít binh sĩ quân đội Kiến Văn Đế. Tuy nhiên, Lý Cảnh Long, đại tướng của Kiến Văn Đế bất ngờ chỉ huy quân nhiễu đáo Yên quân từ phía sau, thực thi tiền hậu cùng giáp kích. 

Lúc này chiến cục phi thường bất lợi cho Chu Lệ. Vì để thoát khỏi thế bị giáp kích, ông đã liên tục đổi ba con tuấn mã, các mũi tên trong nang tên đã bắn hết, chỉ có thể phẫn lực huy động kiếm phong, dùng bảo kiếm che khuyết mà tác chiến; trận Tĩnh Nan coi như đã tuyệt đường. Đột nhiên, một sự tình mà không ai ngờ tới đã phát sinh.

Theo “Minh Sử” ghi chép: “Một cơn lốc xoáy nổi lên, bẻ gãy cờ của Cảnh Long, Yên vương thừa phong phóng hỏa phấn kích, chặt đầu hàng vạn, và đánh chìm hơn chục vạn quân địch.” Đây chính là nói lúc đó một trận lốc xoáy từ bình địa đã khởi lên khiến cờ của tướng Lý Cảnh Long bị quật gẫy, có thể là điềm báo đại hung, khiến binh sĩ của Lý Cảnh Long tức thời quân tâm hoán tán. Lúc đó Chu Lệ và quân của ông đã thừa cơ phóng hỏa, phát khởi mãnh công. Quân đội Kiến Văn Đế tan rã, tử thương vô số. Chu Lệ lấy ít địch nhiều, thừa cơ xoay chuyển thế cục từ tử thủ sang tấn công.

Nếu những sự tình như vậy chỉ phát sinh một lần, thì có thể nói là trùng hợp, nhưng Thượng Thiên dường như muốn chứng minh rằng Chu Lệ được phù hộ. Vì vậy, vào tháng Ba năm sau, lại phát sinh hai lần thị uy.

Khi đó, quân Yên do Chu Lệ suất lĩnh đang chiến đấu chống lại tướng Thịnh Dung của Kiến Văn Đế tại Giáp Hà. Thế cục ngày thứ nhất bất lợi cho quân Yên, tướng quân Đàm Uyên của quân Yên tử trận. Ngày hôm sau, Chu Lệ lại chiến đấu với toàn quân đội của mình, hai bên đánh nhau từ sáng đến trưa bất phân thắng bại. Đúng lúc này, một trận gió đông bắc đột ngột thổi qua, gió lớn đến mức hai đội quân ở gần trong gang tấc mà không thể nhìn thấy đối phương, quân Yên lại thừa phong hô lớn tiến kích. Thịnh Dung quân đại bại, phải rút lui bảo toàn.

Qua mấy ngày, lưỡng quân lại tương ngộ trong trận Cảo Thành, đại quân của Thịnh Dung hình thành một hình vuông ở Tây Nam, Yên quân từ tứ diện công kích. Chu Lệ dẫn quân tinh nhuệ công phá góc Đông Bắc, lúc này gió Thần lại đến giúp. Sách sử ghi rằng: “Đại phong lại khởi lên, phát ốc bạt thụ, Yên quân thừa cơ”, đại quân của Thịnh Dung bị đánh bại như núi đổ, Chu Lệ thừa thắng truy kích, trảm thủ hơn 6 vạn. Yên quân của Chu Lệ trong cả ba trận đại chiến Bạch Câu Hà, Giáp Hà và Cảo Thành đều được đại phong trợ giúp, ngay cả bản thân Chu Lệ cũng thâm cảm phúc lành, ông nhìn nhận: “Thử Thiên thụ, phi nhân lực dã”, ý nói chiến thắng này là từ Thiên Thượng, không phải do nhân lực.

Đại thắng Ứng Châu, sương mù cứu giá

Thời Minh triều có phát sinh một trận chiến khiến người ta dở khóc dở cười. Minh Vũ Tông Chu Hậu Chiếu len lén xuất binh rời cung đến biên cương, trong tình huống không chuẩn bị mà đấu một trận với quân Mông Cổ. Minh Vũ Tông Chu Hậu Chiếu đối với quân sự hoàn toàn mù mờ, một lỗ cũng không thông, vậy mà cuối cùng thắng trận. Là chuyện gì đã xảy ra vậy?

Theo ghi chép của “Minh Vũ Tông thực lục”, vào tháng 8 năm Chính Đức thứ 12 (1517 SCN), “Thượng phục dạ xuất đức thắng môn, xúc cư dung”, nghĩa là, một vị hoàng đế đường đường chính chính đã lẻn ra khỏi cung điện trong đêm tối và phi đến Tuyên Phủ, một thị trấn biên phòng quan trọng. Đại đồng tổng binh Vương Huân đột nhiên nhận được một phong thư, đại ý yêu cầu ông phải trung thành với chức vị của mình, huấn luyện tốt quân đội, không cô phụ sự tín nhiệm của Hoàng đế đối với ông, ký thư là “Tổng đốc Quân vụ uy vũ Đại tướng quân Tổng binh quan”.

Phong thư này khiến Vương Huân cảm thấy rất bối rối, bản thân đã làm quan bao nhiêu năm, mà không biết Bộ Binh lại có chức quan như vậy, đây là thư của ai? Mãi đến khi Chu Hậu Chiếu xuất thân phận, ông mới biết đó chính là Hoàng thượng.

Tuy nhiên, vào thời điểm này, có tin tình báo rằng tiểu vương tử Bá Nhan Mãnh của bộ lạc Tatar Mông Cổ có thể dẫn đầu một đội quân sang xâm lược, binh lực hùng hậu ước khoảng 5 vạn người. Vương Huân rất nóng ruột, tại sao đây?

Mọi người nghĩ xem, không hề báo trước, đột nhiên Hoàng đế liền tới. Vừa khớp, tiểu vương tử Bá Nhan Mãnh của Mông Cổ chẳng chiêu hô mà đến, dẫn theo 5 vạn binh lực, trong khi thủ quân ở đây chỉ có 2 vạn người. Còn chưa kể, chỉ cần Hoàng đế nhanh chóng hồi kinh tị hiểm, bản thân ông lưu lại nơi đây tử thủ, thì thân phận dù bọc trong da ngựa cũng là đã tận nghĩa một bầy tôi. Thế nhưng, Hoàng đế không chịu rời đi. Không rời đi cũng không sao, nhưng nhất định ở nơi quan ải mà tử thủ. Hoàng đế lại nói: “Thái Tổ, Thành Tổ đã anh dũng biết bao, dòng máu của họ đang chảy trong bản thân trẫm, nên chắc trẫm cũng rất có tài năng quân sự. Phòng thủ gì chứ? Hãy để trẫm tiến công”.

Quân mệnh nan vi, Vương Huân chỉ có thể dẫn quân xuất kích. Chiến thuật của quân Minh đã làm choáng váng vị tiểu vương tử sa trường của Mông Cổ, ông ta cảm thấy binh lực của quân Minh nhiều hơn mình, muốn có viện binh ở phụ cận, nếu không đòn này sẽ khó giữ mạng. Nghĩ đến đây, tiểu vương tử có chút khiếp đảm, vừa đánh vừa run.

Đến ngày thứ hai, trận thế vừa bày ra, trời đột nhiên sương mù siêu cấp, dày đến mức không thể nhìn thấy ai từ cách xa năm thước. Ngày thứ ba trời vẫn sương mù dày đặc.

Cuối cùng, khi mây và sương tan đi, tiểu vương tử của Mông Cổ phát hiện ra rằng quân Minh sớm đã thừa cơ lẻn về thành. Tiểu vương tử mất kiên nhẫn và hạ lệnh công thành, nhưng khi quân Mông còn chưa đến thành, quân Minh đột nhiên mở cổng thành, đột xuất ra, khiến quân Mông ứng phó không kịp. Thì ra quân Minh ở phụ cận đã nhận lệnh của Hoàng đế, tương kế tiến đến tăng viện.

Cuối cùng thì Hoàng đế Chu Hậu Chiếu cũng xông pha trận mạc, chiến đấu hết mình, một mình một đao. Toàn quân thượng hạ tề tâm, cuối cùng đã thành công đẩy lùi tiểu vương tử Mông Cổ.

Vậy mới nói, nếu không có sự trợ giúp của sương mù câu giờ cho quân Minh, thì kết quả cuối cùng như thế nào thực là bất định.

Lời cầu nguyện thần kỳ của Tướng Patton

Trên thực tế, không chỉ ở Trung Quốc cổ đại, mà trong các chiến dịch hiện đại phương Tây cũng đã từng xảy ra những kỳ tích như vậy, mà nổi tiếng nhất trong đó là trận đột phá vòng vây mà tướng Patton từng trải trong Thế chiến thứ hai.

Mùa đông năm 1944 là thời điểm khó khăn nhất đối với quân đội Mỹ trong Thế chiến thứ hai. Phát xít Đức tuy đã dần tiến tới thủ vong, nhưng lúc này quân đội Mỹ đang phải đối mặt với mùa đông gian khổ nhất lục địa châu Âu trong nhiều thập kỷ, tiến lên một bước đều rất khó khăn.

Vào tháng 12, Hitler tập hợp 30 sư đoàn và phát động chiến dịch đột xuất để thực hiện một nỗ lực cuối cùng. Sư đoàn Dù 101 của quân đội Mỹ đóng tại một điểm giao thông trọng yếu đã bị quân Đức bao vây ở Basten, Pháp và đang gặp nguy hiểm.

Chính vì vậy, tướng Patton đã dẫn đầu Quân đoàn 3 tức tốc đến Basten để giải cứu Sư đoàn dù 101. Khu vực Basten bị bao phủ bởi sương mù và tuyết, và quân Đồng minh không thể hỗ trợ hỏa lực trên không.

Thấy tình hình quân sự cấp bách, Tướng Patton đã cầu Chúa trợ giúp. Ông yêu cầu tùy quân mục sư O’Neill viết lời cầu nguyện, rồi hạ lệnh đóng thành thẻ bài và phân phát cho toàn thể 25 vạn quan binh.

Mỗi người được trao một tấm thẻ có ghi “Lời cầu nguyện Patton” nổi tiếng: “Lạy Đức Chúa Cha toàn năng và nhân từ, chúng con khiêm ti khẩn cầu Ngài tiết chế thời tiết khắc nghiệt này, và ân tứ cho chúng con thời tiết tốt mà chúng con cần để chiến đấu. Thỉnh Ngài khai ân lắng nghe lời cầu nguyện của những quân nhân chúng con, và dùng Thần lực của Ngài để giúp chúng con không ngừng chiến thắng, đập tan sự áp chế của địch nhân tà ác, giương cao chính nghĩa của Ngài tại nhân gian và chư quốc.”

Tướng Patton yêu cầu tất cả quan binh chuyên tâm cầu nguyện vào thời khắc then chốt, ông nói: “Chúng ta hãy cùng nhau ngưỡng vọng Thần, toàn lực tầm cầu sự giúp đỡ của Thần.”

Tuy nhiên, vào đêm trước khi Tập đoàn quân số 3 khởi hành, trời vẫn tuyết rơi dày đặc. Tướng quân Patton khiêm hạ quỳ gối trên đường phố, một mình hướng tới Thượng đế mà cầu nguyện. Cuối cùng ông nói: “Lạy Chúa! Con không phải là một người không hiểu đạo lý, con cũng không hướng Ngài uổng cầu, con thậm chí cũng không đòi hỏi thần tích, tất cả những gì con cầu chỉ là bốn ngày trời trong xanh.”

Vào lúc bình minh, thần tích đã phát sinh! Tuyết ngừng rơi, sáu ngày sau trời nắng đẹp. Vì vậy, Tập đoàn quân số 3 đã thuận lợi bắc tiến và giải cứu Sư đoàn Dù 101 bị mắc kẹt trong khu vực Basten. “Lời cầu nguyện của Patton” cũng đã trở thành một thần tích nổi tiếng thiên hạ.

Sau chiến tranh, các phương tiện truyền thông không ngừng đưa tin ca ngợi sự anh dũng của tướng Patton, nhưng tướng Patton không tham Thiên công, ông nói: “Đây là Chúa đã giúp tôi hoàn thành sứ mệnh, còn cá nhân tôi thì không đáng kể.”

Nguồn Epoch Times
Hương Thảo biên dịch

Đăng theo ĐKN

Các bài khác
Bài Xem Nhiều Nhất
BÍ ẨN
SỰ THẬT
CỬU TỰ CHÂN NGÔN
VIDEO
ẢNH ĐẸP